Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp

i . mục tiêu :

 1 . kiến thức :

– trình bày được khái niệm của hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống .

– xác định được trên hình các cơ quan hô hấp của người và nêu được chức năng của chúng .

 2 . kỹ năng :

– rèn luyện kỹ năng quan sát – phân tích

3 . thái độ : giữ gìn bảo vệ cơ thể , ham thích môn học

ii . đồ dùng dạy học :

 1 . giáo viên :

đ sơ đồ sản sinh và tiêu dùng năng lượng .

đ hình phóng to 20 – 1 ; 20 – 2 ; 20 – 3 .

– bảng : đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người .

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2431Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV : HÔ HẤP 
BÀI 20 :	HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I . MỤC TIÊU :
	1 . Kiến thức : 
Trình bày được khái niệm của hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống .
Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp của người và nêu được chức năng của chúng . 
	2 . Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng quan sát – phân tích 
3 . Thái độ : Giữ gìn bảo vệ cơ thể , ham thích môn học 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	1 . Giáo viên :
Sơ đồ sản sinh và tiêu dùng năng lượng .
Hình phóng to 20 – 1 ; 20 – 2 ; 20 – 3 .
Bảng : Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người .
Các cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Đường
Dẫn
Khí
Mũi
Có nhiều lông mũi 
Có lớp niêm mạc tiết chất nhày .
Có lớp mao mạch dày đặc .
Họng
Có tuyến Amiđam và tuyến V.A chứa nhiều tế bào Lymphô.
Thanh quản
Có nắp thanh quản ( sụn thanh thiệt ) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp . 
Khí quản
Cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau .
Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục .
Phế quản
Cấu tạo bởi các vòng sụn . Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ .
Hai
Lá
Phổi
Lá phổi phải có 3 thùy
Lá phổi trái có 2 thùy
Bao ngòai 2 lá phổi có 2 lớp màng , lớp ngòai dính với lồng ngực , lớp trong dính với phổi , giữa 2 lớp có chất dính .
Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc . CoÙ tới 700 – 800 triệu phế nang .
2 . Học sinh : chuẩn bị bài trước ở nhà .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY và HỌC :
1 . Ổn định lớp :
2 . Bài mới :
GV máu vận chuyển Oxi đến môi trường trong để chuyển đến cho các tế bào , còn cacbonic thì ngược lại được thải ra ( theo sơ đồ ) . Vậy nhờ đâu mà máu lấy được Oxi để cung cấp cho Tế bào 7 thải được CO2 ra khỏi cơ thể ? Vậy Hô hấp là gì ? Có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu : 
HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP . 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
BÀI GHI
Hoạt động 1 : Khái niệm về hô hấp 
Mục tiêu : Hs hiểu được khái niệm về hô hấp và vai trò của nó đối với cơ thể sống . 
Tiến hành :
Từ trước tới giờ , chúng ta chỉ biết môi trường trong vận chuyển chất dinh dưỡng và khí Oxi đến các tế bào để sử dụng . Nhưng có phải tế bào sử dụng những thứ đó không ? 
Gv cho HS đọc thông tin . 
GV treo sơ đồ à yêu cầu HS quan sát .
Thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ được biến đổi thành chất dinh dưỡng đã được hấp thu dưới dạng gì ? ( gluxit ,lipit , prôtêin )
Mà mọi họat động sống của tế bào đều cần cái gì ? ( năng lượng )
Do đó các chất dinh dưỡng này phải trải qua một quá trình biến đổi để trở thành năng lượng cung cấp cho tế bào . 
Quá trình biến đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng , người ta gọi quá trình đó là gì ? 
Muốn có quá trình Oxi hóa xảy ra thì phải cần những yếu tố nào ?
Sau quá trình Oxi hóa sẽ tạo năng lượng , CO2 và hơi nước .
Vậy Oxi được cung cấp vào từ đâu và ngược lại CO2 từ tế bào được thải ra môi trường nhờ quá trình gì ?
Hô hấp là gì ?
Ghi bài : 
GV treo hình 20 -1 : à HS quan sát 
Qua sơ đồ này ta thấy hô hấp trải qua mấy giai đọan ?
Ghi bài :
Trong quá trình tạo năng lượng thì nó cũng tạo ra 1 lượng CO2 , CO2 này sẽ được máu vận chuyển đến Phổi và thải ra ngòai nhơ sự chênh lệch nồng độ các khí tại phổi .
Ở phổi khí gì sẽ nhiều , khí gì sẽ ít ?
Do đó các khí này sẽ khuyết tán vào nhau để cho nồng độ 2 khí của 2 môi trường này bằng nhau . Hiện tượng này người ta gọi là hiện tượng trao đổi khí ở phổi . Còn tế bào thì ngược lại .
Vậy nhờ giai đọan nào mà phổi lúc nào cũng có nhiều Oxi và ít CO2 ?
Ý nghĩa của sự thở ?
Muốn xảy ra hô hấp thì phải có sự thông khí ở phổi . Vậy nhờ các cơ quan nào trong hệ hô hấp mà không khí lúc nào cũng được cung cấp đủ , ta hãy vào phần 2 :
 Hoạt động 2 : Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng .
Mục tiêu : HS xác định được vị trí các cơ quan và biết cấu tạo của các cơ quan đó . Từ đó hiểu được chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan . 
Tiến hành :
GV treo tranh cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người ( tranh câm ) à HS quan sát 
Gv yêu cầu HS lên chú thích các cơ quan của hệ hô hấp trên hình ?
GV nhận xét 
Chúng ta thấy phổi được cấu tạo từ đâu ?
GV cho HS xem hình 20 – 3 : cấu tạo chi tiết một phế nang và mô tả : phế nang là những túi nhỏ và mỏng chỉ có một lớp tế bào . Nhưng lúc nào xung quanh nó cũng có rất nhiều mao mạch bao quanh . Để làm gì ?
GV treo bảng : đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp người à HS tìm hiểu cấu tạo của từng cơ quan trong hệ hô hấp để thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK :
Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm , làm ấm không khí đi vào phổi ?
Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác tác nhân có hại ?
Đặc điểm cấu tạo nào giúp phổi tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ?
GV nhận xét : 
Giáo dục HS nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng .
Cấu tạo của khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông để giữ lại các chất bẩn và tạo thành đàm nhớt . Nó bám vào khí quản gây ngứa khí quản à hình thành phản xạ ho và khạc để thải ra ngòai nhờ các cơ và các vòng sụn ở khí quản . à không được nuốt bàm để khỏi làm mất phản xạ tự nhiên bảo vệ cơ thể .
Có thể giới thiệu bệnh hen suyễn là do sự co thắt của các cơ và vòng sụn ở khí quản và phế quản à không có thông khí à thường chết à phải uống thuốc chống hen xuyễn .
HS nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi ?
Kết luận : bài ghi .
HS đọc thông tin 
HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi :
Gluxit , lipít và prôtêin 
Năng lượng 
Oxi hóa các chất dinh dưỡng . 
Khí Oxi 
Quá trình hô hấp 
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào và lọai khí CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể . 
HS quan sát tranh và trả lời 
Có 3 giai đọan : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào .
Nhiều khí Oxi và ít CO2 
Sự thở 
Thông khí ở phổi .
HS quan sát tranh à lên điền các bộ phận của hệ hô hấp . 
HS khác nhận xét vàbổ sung . 
Trao đổi khí dễ dàng . và nhiều .
HS quan sát đặc điểm cấu tạo từng cơ quan trong hệ hô hấp để thảo luận trả lời các câu hỏi : 
Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày có ở ( mũi , khí quản ) lót bên trong đường dẫn khí .
Làm ấm không khí là do lớp mao mạch dày đặc dưới lớp niêm mạc ở mũi và phế quản . à lỗ mũi thường ấm hơn và đỏ khi ta ở vùng lạnh 
Tham gia bảo vệ phổi : 
Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn , chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ , lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản .
Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp không cho thức ăn đi vào khi nuốt .
Các tế bào Lymphô ở các hạch Amiđam , V.A tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm .
Phổi có 2 lớp màng , ở giữa có dịch mỏng làm cho áp suất trong đó lúc nào cũng = 0 à làm phổi nở rộng và xốp . 
Có tới 700 – 800 triệu phế nang à diện tích trao đổi khí lớn ( 70 – 80 m2 ) 
I . Khái niệm hô hấp : 
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào và lọai khí CO2 do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể . 
Quá trình hô hấp gồm : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
II . Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng 
Hệ hô hấp gồm 2 phần : 
Đường dẫn khí gồm các cơ quan 
: Mũi , họng , thanh quản , khí quản , phế quản . Có chức năng : Dẫn khí vào và ra , làm ẩm , làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi 
Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài . 
IV . CỦNG CỐ :
Hô hấp là gì ? Có mấy giai đọan ? 
Chọn câu trả lời đúng nhất :
1 / Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
c Cung cấp Oxi cho tế bào họat động .
c Lọai thải CO2 ra khỏi cơ thể 
c Giúp khí lưu thông trong phổi 
c Cả 2 câu a, b đều đúng 
2 / Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không ?
c Không , vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản . 
c Có nhưng ít , vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to .
c Qua lại bình thường , vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn . 
c Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn , chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ trơn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường . 
V . DẶN DÒ :
GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự làm bài trong sách bài tập và trả lời cây hỏi trong SGK . 
Chuẩn bị bài mới : “ Hoạt động hô hấp “

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp (2).doc