Bài 22: Vẽ tranh Đề tài ngày tết và mùa xuân - Nguyễn An Giang

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu về đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân ”.

2. Kỹ năng: -Học sinh vẽ được tranh đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân”.

3. Thái độ: - Học sinh yêu quê hương, đất nước thông qua việc tìm hiểu về các hoạt động về ngày Tết và vẻ đẹp của mùa xuân.

- Học sinh hiểu biết hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày Tết và mùa xuân.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy- học:

a. Giáo viên:

- Bộ tranh về đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân ”.

- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày Tết và mùa xuân gồm: tranh dân gian, trang của họa sỹ, tranh của học sinh, tranh minh họa nội dung đề tài ngày Tết và mùa xuân.

- Tranh các bước bài vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa xuân.

b. Học sinh:

- SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.

2. Phương pháp dạy- học:

- Phương pháp trực quan: GV cho HS xem nhiều bài mẫu, phân tích qua về nội dung, bố cục, màu sắc để HS liên tưởng và tham khảo.

- Phương pháp vấn đáp: Gợi ý đặt câu hỏi để HS tìm cách thể hiện riêng cho từng loại chủ đề ngày Tết và mùa xuân.

- Quan sát, luyện tập thực hành- liên hệ thực tiễn cuộc sống.

- Hoạt động nhóm.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6205Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 22: Vẽ tranh Đề tài ngày tết và mùa xuân - Nguyễn An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án thực hành
 Số tiết: 1
 Tổng số tiết giảng: 1
 Ngày giảng: 29 tháng 09 năm 2010
 Lớp: 6
Bài 22: Vẽ tranh
đề tài ngày tết và mùa xuân
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu về đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân ”.
Kỹ năng: -Học sinh vẽ được tranh đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân”.
Thái độ: - Học sinh yêu quê hương, đất nước thông qua việc tìm hiểu về các hoạt động về ngày Tết và vẻ đẹp của mùa xuân.
Học sinh hiểu biết hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày Tết và mùa xuân.
Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy- học:
Giáo viên:
Bộ tranh về đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân ”.
Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày Tết và mùa xuân gồm: tranh dân gian, trang của họa sỹ, tranh của học sinh, tranh minh họa nội dung đề tài ngày Tết và mùa xuân.
Tranh các bước bài vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa xuân.
Học sinh:
SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
Phương pháp dạy- học:
Phương pháp trực quan: GV cho HS xem nhiều bài mẫu, phân tích qua về nội dung, bố cục, màu sắc để HS liên tưởng và tham khảo.
Phương pháp vấn đáp: Gợi ý đặt câu hỏi để HS tìm cách thể hiện riêng cho từng loại chủ đề ngày Tết và mùa xuân.
Quan sát, luyện tập thực hành- liên hệ thực tiễn cuộc sống.
Hoạt động nhóm.
Tiến trình dạy- học:
ổn định tổ chức: ( kiểm tra sĩ số ) (1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra bài 21: Trang trí đường diềm.
Dự kiến kiểm tra: 1 HS.
Dự kiến điểm: A.
Câu hỏi kiểm tra: Giờ trước chúng ta đã học bài trang trí đường diềm” em nào có thể cho thầy biết các bước để trang trí một bài trang trí đường diềm?
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét: có 4 bước để vẽ mọt bài trang trí đường diềm đó là:
Bước 1: Kẻ hai đường thẳng song song.
Bước 2: Chia khoảng để vẽ hoạ tiết nhắc lại hoặc xen kẽ.
Bước 3: Vẽ hoạ tiết cho đều vào các mảng hình.
Bước 4: Lựa chọn màu sắc.
Bài mới: (42’)
Đặt vấn đề:
Như các em đã biết, dân tộc ta vốn có truyền thống văn hóa lâu đời, từ lâu đã có tập quán đón Tết. Mỗi năm Tết đến xuân sang tất cả chúng ta đều háo hức đón chờ một năm mới với những niềm vui mới. Trên khắp mọi miền đất nước, khi mùa xuân đến, nhà nhà đều đón chờ cái Tết chung của dân tộc, nhưng ở mỗi địa phương khác nhau thì lại có những phong tục đón Tết riêng. Đó là những nét văn hóa mà mỗi chúng ta cần phải gìn giữ. Đồng thời, đó cũng là niềm cảm hứng vô tận cho đề tài mà thầy sẽ giới thiệu với các em ngày hôm nay, đó là đề tài “ Ngày Tết và mùa xuân ”.
Triển khai bài giảng:
Nội dung giảng dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12’
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
-Để vẽ được những bức tranh đẹp về đề tài ngày Tết và mùa xuân thì các em phải tìm được những nội dung hay, những hình ảnh đẹp để thể hiện.
-Ngày Tết và mùa xuân là một sinh hoạt văn hóa của người dân Việt Nam, hội tụ nhiều nét đẹp truyền thống của mỗi nhà, mỗi miền. Trong ngày Tết mọi người thăm hỏi chúc tụng nhau, vui chơi, tham gia các hoạt động lễ hội...
- GV vừa giảng giải, vừa minh họa bằng đồ dùng dạy học để HS có nhiều thông tin và cảm thụ được nội dung qua bố cục, hình vẽ, màu sắc một cách phong phú.
- GV cho HS xem một số tranh dân gian về đề tài ngày Tết, nói qua về nội dung để các em hiểu và có thái độ gìn giữ.
- Cùng một đề tài về ngày Tết và mùa xuân nhưng có rất nhiều nội dung để thể hiện lên tranh, và mỗi một nội dung lại có rất nhiều những hình ảnh để thể hiện.
- Hướng dẫn lớp hoạt động nhóm để tìm ra nhiều nội dung về đề tài ngày Tết và mùa xuân
- GV cho HS xem những hình ảnh của ngày Tết và mùa xuân.
- Những hình ảnh nào thường xuất hiện vào ngày Tết và mùa xuân?
- GV hướng dẫn HS quan sát những tranh vẽ trên đồ dùng dạy học.
- Các em có nhận xét gì về những hình ảnh và hoạt động trong những bức tranh trên ?
- Bố cục của những bức tranh đó ntn?
- Màu sắc ra sao?
- GV thuyết trình.
- GV chia lớp làm 3 nhóm, để các nhóm tìm nội dung cho đề tài.
- Mời các nhóm đọc nội dung mà nhóm mình tìm được.
- Quan sát tranh mẫu.
- Hoa mai, hoa đào, chợ Tết, trò chơi dân gian, lễ hội đấu vât, đua voi...
- Quan sát, lắng nghe.
- Hình vẽ sinh động, sáng tạo, chân thực, rõ nét, hoạt động phong phú và rõ ràng.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý, có đầy đủ mảng chính, mảng phụ.
- Màu sắc hài hòa, rực rỡ, tươi sáng tùy theo ý thích người vẽ.
- Lắng nghe.
- Thảo luận tìm nội dung cho bài vẽ.
- Nhóm 1:.......
- Nhóm 2:.......
- Nhóm 3:.......
6’
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Hướng dẫn HS tìm và chọn cho mình những nội dung và hình ảnh cụ thể mà mình thích để diễn đạt lên trang giấy.
- Sau khi HS đã xác định được nội dung để vẽ, GV gợi ý để HS nhớ lại các bước vẽ tranh như đã hướng dẫn ở những bài trước.
-Sau khi HS trả lời GV bổ sung và nhắc lại các bước đồng thời hướng dẫn HS quan sát hình gợi ý các bước vẽ.
- Bước 1: Tìm chọn nội dung và hình ảnh.
 HS cần tìm những nội dung và hình ảnh gần gũi với mình.
- Bước 2: Tìm bố cục.
 Cần có mảng chính, mảng phụ,bằng các hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn...sắp xếp sao cho hợp lý, cân đối nhịp nhàng.
- Bước 3: Vẽ hình.
 Vẽ đè lên các mảng chính phụ nhưng không phá vỡ những mảng đã chia. Từng bước chỉnh sửa hoàn thiện hình vẽ và cách sắp xếp vị trí cho cân đối và phù hợp với nội dung.
- Bước 4: Vẽ màu.
 Tùy ý thích của HS, nhưng phải hài hòa, màu sắc tươi sáng hợp với ngày Tết và mùa xuân.
- GV chỉ ra những bố cục đẹp và chưa đẹp cho HS vẽ đúng.
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của HS năm trước.
- GV thuyết trình.
-Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài.
-GV thuyết trình các bước vẽ.
Nội dung, hình ảnh
- GV giảng giải cho HS quan sát các tông màu trong cùng một bài.
- GV giảng giải.
- GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Tham khảo, học tập.
20’
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài: Vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa xuân.
- Nhắc các nhóm suy nghĩ khi lựa chọn nội dung.
- Hướng dẫn HS vẽ một cách thoải mái, không gò bó.
- GV quan sát lớp khi HS tiến hành vẽ, phát hiện những nhóm còn lúng túng chưa biết cách vẽ để giúp đỡ kịp thời.
- Động viên khích lệ để HS tìm cách thể hiện ý tưởng của mình và có suy nghĩ tìm tòi sáng tạo trong khi vẽ.
- Lớp chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ vẽ 2 tranh về đề tài ngày Tết và mùa xuân.
- Các nhóm sẽ chọn những nội dung gì ?
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho các bài vẽ của từng nhóm.
- GV đặt ra yêu cầu cao hơn đối với những bài tốt.
- Lắng nghe.
- Nhóm trưởng trả lời.
- Vẽ bài.
3’
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV thu bài của các nhóm, yêu cầu tổ trưởng của nhóm trình bày về nội dung bức vẽ của nhóm mình.
- Yêu cầu HS nhận xét về nội dung các bức tranh, bố cục bài vẽ, hình ảnh, màu sắc.
- GV đánh giá các bài được treo và đánh giá chung.
- GV tuyên dương những nhóm làm tốt, động viên khuyến khích những nhóm làm chưa tốt.
- Mời các nhóm trình bày nội dung mà nhóm mình thể hiện.
- Em nào có thể nhận xét về bố cục của các bài vẽ của các nhóm ?
- Những hình ảnh ntn ?
- Màu sắc ra sao?
- GV bổ sung nhận xét.
- Tổ trưởng trình bày nội dung.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
5. Dăn dò:
 - Qua bài học hôm nay các em đã hiểu hơn về bản sắc văn hoá dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày Tết và mùa xuân. Thầy mong rằng sau bài học ngày hôm nay các em sẽ thêm yêu quý các lễ hội, biết trân trọng những nét văn hoá truyền thống của cha ông.
Các em về đọc và chuẩn bị bài 23: Kẻ chữ in hoa nét đều.
HS chuẩn bị giấy, chì, màu, tẩy.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 09 năm 2010
 Người soạn
 Nguyễn An Giang

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Vẽ tranh - Đề tài Ngày tết và mùa xuân - Nguyễn An Giang.doc