Bài 28, Tiết 34: Các oxit của cacbon - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

* HS biết:

- CO2 có những tính chất của oxit axit.

 * HS hiểu:

- CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của CO, CO2 .

- Nhận biết khí CO2.

- Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO, CO2 trong hỗn hợp

- HS thực hiện thành thạo: Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các PTHH.

1.3. Thái độ:

- Thói quen: Cẩn thận khi làm thí nghiệm. Giáo dục học sinh khí CO2 dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm.

- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 28, Tiết 34: Các oxit của cacbon - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC OXIT CỦA CACBON
Bài 28 – Tiết 34 
Tuần 19 
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: 
- CO2 có những tính chất của oxit axit.
 * HS hiểu: 
- CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của CO, CO2 .
- Nhận biết khí CO2.
- Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO, CO2 trong hỗn hợp
- HS thực hiện thành thạo: Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các PTHH.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Cẩn thận khi làm thí nghiệm. Giáo dục học sinh khí CO2 dùng để chữa cháy, bảo quản thực phẩmï.
- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Tính chất hóa học của CO, CO2
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Tranh 3. 11 / 85 – 3.13 / 86 SGK
 - Cốc đèn cồn, ống nghiệm, giá sắt.
 - Nước, CO2 , quỳ tím, CaO, Ca(OH)2
3.2. Học sinh: Kiến thức.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Cacbon có những tính chất hóa học nào? Viết PTHH minh họa? (6đ) 
a. Tác dụng với oxi: 
 C + O2 CO2 + Q
b. Tác dụng với oxit kim loại:
C + 2CuO CO2 + 2Cu
Câu 2: Viết PTHH của CO khử CuO và Fe3O4 (4đ)
CO + CuO Cu + CO2
4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Cacbon oxit. (Thời gian: 15’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
- Kỹ năng: 
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Cacbon oxit
GV: Yêu cầu HS tham khảo kiến thức SGK, cho biết tính chất vật lý của CO.
HS : Tính chất vật lý: CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc.
HS: Lớp nhận xét rút ra kết luận.
GV: CO là oxit gì?
HS: CO là oxit trung tính
GV: Ở điều kiện thường CO không phản ứng với những chất nào?
HS: CO không phản ứng với: nước, kiềm, axit.
HS: Lớp nhận xét
GV: Sử dụng tranh 3.11 / 85 SGK cho HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm
HS: Mô tả thí nghiệm: dẫn khí CO qua CuO, đốt nóng khí sinh ra dẫn qua ống khí vào cốc nước vôi trong 
GV: Qua thí nghiệm yêu cầu HS nêu hiện tượng.
HS: Hiện tượng: Chất rắn màu đỏ xuất hiện, nước vôi trong bị vẩn đục.
GV: Từ các vấn đề trên gọi HS rút ra kết luận
HS: Ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit kim loại
GV: Yêu cầu 1 HS viết PTHH
HS: Viết PTHH
HS: Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV: Nhớ lại những phản ứng khử oxit sắt trong lò cao, viết PTHH.
HS viết PTHH.
GV: Giới thiệu CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa màu xanh và tỏa nhiều nhiệt
HS: Viết PTHH 
GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK nêu một số ứng dụng của CO
HS: Ứng dụng: CO dùng làm nhiên liệu, chất nổ, nguyên liệu trong công nghiệp hóa học
I. Cacbon oxit:
Công thức phân tử: CO
Phân tử khối :28
1. Tính chất vật lý:
- CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước
- Nhẹ hơn không khí, rất độc.
2. Tính chất hóa học: 
a. CO là oxit trung tính: 
 Ở điều kiện thường CO không phản ứng với: nước, kiềm, axit.
b. CO là chất khử:
- Thí nghiệm Hình 3.11/ 85 SGK
- Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại
PTHH:
CO + CuO Cu + CO2
 Đen Đỏ
- CO ứng khử oxit sắt trong lò cao:
PTHH:
 4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe
- Khí CO cháy trong khí oxi:
2CO + O2 2CO2
c. Ứng dụng: 
SGK / 85
HOẠT ĐỘNG 2: Cacbon dioxit (Thời gian: 20’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
* HS hiểu: CO2 có những tính chất của oxit axit 
- Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của CO, CO2 .
- Nhận biết khí CO2.
- Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO, CO2 trong hỗn hợp
- HS thực hiện thành thạo: Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các PTHH.
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình
- Phương tiện: Hình SGK
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 3: Cacbon dioxit.	
GV: Yêu cầu HS cho biết công thức phân tử và phân tử khối của khí cacbon dioxit
HS: CTPT: CO2 ; PTK: 44
GV: Tham khảo SGK nêu một số tính chất vật lý của CO2
HS: Khí CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí
HS: Lớp nhận xét.
GV: Chốt lại kiến thức
GV: Cho HS quan sát hình 3.12/ 86 SGK và giới thiệu có thể rót CO2 từ cốc này sang cốc kia. Vì sao?
HS: Vì khí CO2 nặng hơn không khí và ở trạng thái lỏng 
GV: Khí CO2 bị nén, làm lạnh hoá rắn (Nước đá khô). Vì sao?
HS: Vì trạng thái tuyết cacbonic
GV: Nêu ứng dụng nước đá khô? 
HS: Ứng dụng: bảo quản thực phẩm.
GV: CO2 là oxit gì ?
HS: CO2 là oxit axit.
GV: Vậy CO2 có những tính chất hóa học nào? Dự đoán xem.
GV: Yêu cầu HS thảo luận rút ra tính chất hóa học của CO2 
HS: Tiến hành thảo luận
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
HS: Tính chất hoá học của CO2 :
+ Tác dụng với nước
+ Tác dụng với dung dịch bazơ
+ Tác dụng với oxit bazơ.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Từ các tính chất hoá học dự đoán ở trên, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tính chất củahóa học của CO2
GV: Tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn: 
Cho mẫu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước, sục khí CO2 vào như hình 3.13/ 86 SGK
HS: Quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng.
HS: Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ, đun nóng chuyển màu tím.
HS: Quan sát hiện tượng rút ra nhận xét.
HS: Nhận xét: Khí CO2 tác dụng với nước tạo thành axit H2CO3
GV: Axit H2CO3 là một axit mạnh hay axit yếu ?
HS: Axit H2CO3 là một axit yếu
GV: Axit H2CO3 là một axit yếu không bền, phân hủy tạo thành hợp chất nào?
HS: Axit H2CO3 phân hủy tạo thành khí CO2 và H2O
HS: Lớp nhận xét
GV: Yêu cầu một HS lên viết PTHH
HS: Viết PTHH.
GV: Khí CO2 tác dụng dung dịch NaOH tạo thành dung dịch gì ?
HS: Khí CO2 tác dụng dung dịch NaOH tạo thành muối và nước
GV: Hãy dự đoán có mấy loại muối và xảy ra mấy PTHH ?
HS: Tạo ra 2 muối và 2 PTHH
GV: Giới thiệu tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà có thể tạo ra 2 muối là: muối trung hòa và muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối
 + Tỉ lệ 1 : 2 muối trung hòa
 + Tỉ lệ 1 : 2 muối axit
 + Tỉ lệ khác: 2 muối
GV: Khí CO2 tác dụng với oxit bazơ sản phẩm là hợp chất nào ?
HS:CO2 tác dụng với oxit bazơ sản phẩm là muối
GV: Yêu cầu HS viết PTHH
HS: Viết PTHH.
GV: Qua các tính chất trên chúng ta có nhận xét hay kết luận gì về tính chất hóa học của khí CO2
HS: Khí CO2 có tính chất hoá học của một oxit axit
HS: Tham khảo SGK kể một số ứng dụng CO2 ?
HS: Ứng dụng: Chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát có ga, sản xuất sôđa, phân đạm, Urê, 
GV: Chốt lại kiến thức.
II. Cacbon dioxit:
Công thức phân tử: CO2 
Phân tử khối: 44
1. Tính chất vật lý:
Khí CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí
2. Tính chất hoá học: 
a. Tác dụng với nước:
Thí nghiệm 3.13/ 86 SGK
Khí CO2 phản ứng với nước tạo thành axit
PTHH: 
CO2 + H2O ® H2CO3
b. Tác dụng với dung dịch bazơ:
Khí CO2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước 
CO2 + 2NaOH® Na2CO3 + H2O
1mol 2mol
CO2 + NaOH ® NaHCO3
1mol 1mol
c. Tác dụng với oxit bazơ:
PTHH
CO2 + CaO ® CaCO3
Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit.
3. Ứng dụng:
SGK / 87
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
1/ Viết PTHH của CO với : O2 , CuO
2CO + O2 2CO2 
CO + 2CuO CO2 + 2Cu
2/ Bài tập 2 / 87 SGK
a/ n : nNaOH = 1 : 1
CO2 + NaOH ® NaHCO3
b/ n : n = 2 : 1
2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
- Học bài. 
- Làm bài tập: 1, 4, 5 / 87 SGK. 
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài “Axit cacbonnic và muối cacbonnat”.
- Tìm hiểu tính chất hóa học của muối cacbonat.
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 28. Các oxit của cacbon - Trần Vũ Yên Trang - THCS Thạnh Bình.doc