Bài 3, Tiết 10: Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát "Hành quân xa" - Vũ Thị Hoàng Xuân

I/ Mục tiêu:

 - Học sinh hát thuộc bài hát: Chúng em cần hoà bình, hát đúng bè hoà thanh ở đoạn điệp khúc và biết biểu diễn tốt một số động tác phụ hoạ.

 - Học sinh đọc đúng nhạc bài TĐN số 4 "Mùa xuân về", biết kết hợp đánh phách và gõ nhịp bài hát.

 - Học sinh biết sơ lược tiểu sử và một số sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và tính chất hành khúc mạnh mẽ của bài "Hành quân xa", từ đó hiểu thêm về tinh thần chiến đấu lạc quan của các chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.

II/ Chuẩn bị:

- Đàn có ghi sẵn nhạc bài hát Chúng em cần hoà bình

- Hát đúng và chuẩn bè bài hát

- Giáo án điện tử

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 3, Tiết 10: Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát "Hành quân xa" - Vũ Thị Hoàng Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 Tiết 10:
Ôn tập bài hát: Chúng em cần hoà bình
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát 
"Hành quân xa"
I/ Mục tiêu:
	- Học sinh hát thuộc bài hát: Chúng em cần hoà bình, hát đúng bè hoà thanh ở đoạn điệp khúc và biết biểu diễn tốt một số động tác phụ hoạ.
	- Học sinh đọc đúng nhạc bài TĐN số 4 "Mùa xuân về", biết kết hợp đánh phách và gõ nhịp bài hát.
	- Học sinh biết sơ lược tiểu sử và một số sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và tính chất hành khúc mạnh mẽ của bài "Hành quân xa", từ đó hiểu thêm về tinh thần chiến đấu lạc quan của các chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
II/ Chuẩn bị: 
- Đàn có ghi sẵn nhạc bài hát Chúng em cần hoà bình
- Hát đúng và chuẩn bè bài hát 
- Giáo án điện tử
III/ Tiến trình bài giảng:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của học sinh
2 phút
10 phút
10 
phút
20 phút
GV giới thiệu đại biểu 
GV đặt câu hỏi
GV ghi bảng
GV đàn và hướng dẫn 
GV yêu cầu và bật nhạc đệm 
GV sửa sai
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV đánh giá, cho điểm.
GV bật nhạc đệm 
GV ghi bảng
GV hỏi
GV hỏi
GV hỏi
GV trình chiếu trên máy
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV hỏi
GV trình chiếu trên máy
GV nhắc nhở
GV yêu cầu
GV đàn và yêu cầu
GV kiểm tra
GV thực hiện
GV ghi bảng
GV hỏi
GV sử dụng máy thuyết trình 
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV sử dụng máy chiếu đưa thêm thông tin
GV sử dụng máy chiếu cho HS nghe một số trích đoạn
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV kể tóm tắt kết hợp với hát thị phạm
GV sử dụng máy chiếu cho HS nghe và yêu cầu
GV tóm tắt kiến thức
GV hướng dẫn
H
c
ị
k
c
ạ
h
n
O
á
s
O
ả
đ
n
ô
c
x
a
n
â
u
q
h
n
a
h
a
r
e
p
o
GV sử dụng máychiếu nêu câu hỏi và đáp án
GV hỏi
GV hỏi
GV thực hiện
A/ ổn định lớp
- Giới thiệu các thầy cô giáo vào dự giờ
- Hỏi nội dung bài học trước
B/ Bài mới
1/ Ôn bài hát: Chúng em cần hoà bình
- Luyện thanh
- Cả lớp hát lại bài hát theo yêu cầu sau:
+ Lời 1: Hát không chia bè
+ Lời 2: Nửa lớp hát bè hoà thanh đoạn điệp khúc.
- GV sửa sai (nếu có)
- Từng nhóm học sinh biểu diễn bài hát, có chia nhóm hát bè.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- Đánh giá, cho điểm.
* Củng cố: Ôn lại bài hát, có hát bè
2/ Ôn tập Tập đọc nhạc số 4: "Mùa xuân về"
- Nhắc lại những lưu ý chính về cao độ, trường độ, nhịp trong bài TĐN số 4.
- Nhắc lại định nghĩa nhịp C, định nghĩa nhịp lấy đà
- Nhắc lại âm hình tiết tấu chính của bài.
Vỗ tay : x x x (nghỉ) x x x (nghỉ) x (dôi) x x x x x x (nghỉ) 
Đọc : Đen đen trắng đen đen trắng đen (dôi) đơn đen đen đen đen trắng
 C
- Đọc và vỗ tay âm hình tiết tấu 
- Đọc bài TĐN kết hợp vỗ tay theo âm hình tiết tấu toàn bài (2 lần) thông qua trò chơi: Đánh trống
Luật chơi: Tay phải giáo viên là dùi, tay trái là mặt trống, khi giáo viên đánh trống thì học sinh vỗ tay, không đánh thì không vỗ. Học sinh vừa đánh trống vừa đọc tập đọc nhạc 
- Nhắc lại cách đánh nhịp C.
2
1
4
3
- Lưu ý: Cách đánh nhịp ô nhịp lấy đà đầu tiên
3
4
- Tập đọc nhạc và hát lời kết hợp đánh nhịp
- Nhận biết từng câu
+ Giai điệu câu 2
+ Giai điệu câu 1
- Kiểm tra từ 1 đến 2 em TĐN và hát kết hợp đánh nhịp.
- Nhận xét, cho điểm
3/ Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát "Hành quân xa"
- Ai là người sáng tác bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam ? (Hoàng Việt)
- Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về một nhạc sĩ đã có đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, đó là người đầu tiên đã đưa thể loại nhạc kịch vào nền âm nhạc Việt Nam - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận 
a/ Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
- Trình bày những hiểu biết của mình về nhạc sĩ Đỗ Nhuận thông qua bài trong sách giáo khoa
- Nêu thêm một số nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ
+ Sinh ngày 10 / 12 /1922
 + Mất ngày 18 /05 / 1991
 + Quê ở Cẩm Bình – Hải
Dương
 + Nguyên là Tổng thư Kí 
 đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam Khoá I và Khoá II 
+ Năm 14 tuổi, ông tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu
+ Sau đó ông đã tiếp xúc với tân nhạc, học đàn guitare, violon, và ghi âm
+ Năm 17 tuổi, Đỗ Nhuận sáng tác bài hát đầu tiên mang tên:Trưng Vương.
+ Năm 1943, khi bị Pháp bắt ở nhà tù SơnLa, ông đã viết“Chiều tù”, “Côn đảo”, “HậnSơn La”,“Viếng mồ tử sĩ”(Bài nhạc tang lễ)
+ Cảm hứng về chiến khu trong cao trào Cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa gợi cho ông khi ra tù viết tiếp Du kích ca, Nhớ chiến khu
+ Trong kháng chiến chống Pháp, Đỗ Nhuận đã viết “áo mùa đông”, “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”, “Du kích sông thao”. Đặc biệt là bộ sử âm thanh về trận quyết chiến Điện Biên Phủ gồm các bài hát “Hành quân xa”, ”Trên đồi Him Lam”, “Chiến thắng Điện Biên”, Tổ khúc giao hưởng Điện Biên và ca cảnh về chiến thắng Tây Bắc
+ Bên cạnh đó, Đỗ Nhuận còn có những tác phẩm khí nhạc đi vào kinh điển như “Vũ khúc Tây Nguyên”(cho Violon và dàn nhạc),“Mùa xuân”(Khúc biến tấu cho Sáo và piano), “Đimirtop” (Giao hưởng thơ). 
+ Ông còn là tác giả âm nhạc cho nhiều bộ phim truyện nhựa tài liệu: Nguyễn Văn Trỗi, Mở đường Trường Sơn
+ Năm 1996. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật .
- Nghe một số trích đoạn trong các bài hát tiêu biểu của Đỗ Nhuận giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ : "Chiến thắng Tây Bắc", "Vui mở đường", "Trên đồi Him Lam"
b/ Bài hát "Hành quân xa"
- Là một bài hát trong bộ sử âm thanh về trận quyết chiến Điện Biên Phủ
- Được sáng tác năm 1953
- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận kể chuyện sáng tác bài hát Hành quân xa như sau: “Thu - Đông năm 1953,tại Đại Từ – Thái Nguyên, tôi cùng đơn vị của mình là Đại đoàn 308 vượt Đèo Khế qua sông Hồng để chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Cán bộ phổ biến mục tiêu hành quân cho bộ đội xong thì nhiều người thắc mắc: Trên bản đồ làm gì có địa danh "Trần Đình"? (Đó là tên gọi bí mật để chỉ Điện Biên Phủ). Bàn cãi một lúc, có một giọng nói: “Thôi, dẹp đi! Tuyệt đối tin tưởng ở trên. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi”. Nghe thấy câu nói ấy, nh một tia chớp loé 
trong đầu, một ý hay để có thể làm bàihát, tôi vội chép vào sổ tay.
Đường hành quân trong màn sương đục, rừng núi điệp trùng, những âm điệu mang lời ca vang lên trong tôi:
Tôi vừa đi vừa suy nghĩ bố cục bài hát: sẽ là một đoạn nhạc, âm hưởng dân tộc và toàn bộ cấu trúc gọn gàng, chặt chẽ. 
Tiếp đó là câu hát:
Thế là đã hoàn chỉnh nhạc điệu của bài ca. Qua Nà Sản, đoàn quân đi về hướng Sơn La. Trong ánh trăng mờ, những ý nghĩ mới nảy nở trên suốt chặng đường hành quân và tôi đã viết tiếp lời thứ hai:
Bài hát kết thúc trong niềm tin cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nhất định thắng lợi.”
- Học sinh nghe bài hát mẫu, sau đó nêu cảm nhận của mình về tính chất của bài hát và tìm nội dung bài hát.
- Tính chất bài hát: Là một bài hành khúc, mang âm hưởng dân tộc và toàn bộ cấu trúc gọn gàng, chặt chẽ
- Nội dung bài: Bài hát là lời kêu gọi toàn quân vượt mọi khó khăn trong chiến đấu và niềm tin cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nhất định thắng lợi
C/ Củng cố: 
- Trò chơi: Ô chữ kiến thức
1/ Đỗ Nhuận là người đầu tiên đưa thể loại âm nhạc này vào nền âm nhạc Việt Nam
2/ Năm 1934 , khi đang bị Pháp giam cầm, Đỗ Nhuận đã sáng tác bài hát này
3/ Năm 14 tuổi, Đỗ Nhuận đã tự học và biết chơi nhạc cụ này
4/ Bài hát sáng tác năm 1953, nhờ một câu nói của đồng đội “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi”
5/ Tên gọi khác của thể loại nhạc kịch
*ý nghĩa của ô hàng dọc màu đỏ : “Cô Sao” là vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam
- Nhắc lại những nội dung đã học
D/ Dặn dò
- Vừa rồi, qua phần ôn tập, chúng ta đã được củng cố bài hát "Chúng em cần hoà bình" và bài tập đọc nhạc số 4 "Mùa xuân về" đồng thời được biết thêm một số kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, người đầu tiên mang thể loại nhạc kịch vào nền Âm nhạc Việt Nam cũng như về bài hát "Hành quân xa", một bài hát tiêu biểu của ông trong kháng chiến chống Pháp qua phần Âm nhạc thường thức. Yêu cầu về nhà ôn lại kiến thức đã học và sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
HS theo dõi, hoan nghênh.
HS trả lòi
HS ghi vở
HS luyện thanh
HS thực hiện
HS theo dõi
Từng nhóm HS lên biểu diễn
HS theo dõi, nhận xét
HS theo dõi
HS trình bày
HS ghi bảng
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS theo dõi trên máy
HS thực hiện
HS tham gia trò chơi kết hợp ôn tập tiết tấu bài
HS trả lời
HS theo dõi trên máy chiếu
HS thực hiện
HS nghe và nhận biết câu nhạc
HS lên kiểm tra
HS theo dõi
HS ghi vở
HS trả lời
HS theo dõi trên máy chiếu
HS ghi vở
HS trình bày
HS theo dõi trên máy chiếu
HS nghe và theo dõi máy chiếu
HS ghi vở
HS đọc trên máy chiếu
HS nghe và theo dõi trên máy chiếu
HS nghe và trả lời
HS theo dõi trên máy chiếu
HS theo dõi trên máy chiếu và tham gia trò chơi
HS trả lời
HS trả lời
HS nghe và ghi bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 10. Ôn tập bài hát - Chúng em cần hòa bình - Vũ Thị Hoàng Hân - THCS Tứ Liên.doc