Bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa - Phạm Thị Ngát

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức.

 -Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí một lọ hoa theo ý thích.

 - Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp các đồ vật trong cuộc sống.

 - Học sinh hiểu thêm về vai trò của Mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày.

 2. Kĩ năng.

 - Học sinh biết cách tạo các hoạ tiết khác nhau trên lọ hoa.

 - Biết phối màu hợp lí giữa các hoạ tiết.

 - Trang trí được một lọ hoa theo ý thích.

 3. Thái độ.

 - Yêu cuộc sống, yêu cái đẹp quanh mình.

 - Biết làm đẹp những vật dụng trong gia đình.

 II.CHUẨN BỊ.

 GV: Phóng to hình minh hoạ cách tạo dáng lọ hoa trong SGK.

 ảnh chụp hình dáng và các kiểu trang trí một số loại lọ hoa khác nhau.

 Hai hoặc ba lọ hoa có hình dáng khác nhau và trang trí đẹp.

 Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

 HS: SGK, Đồ dùng học tập.

 Một số bài trang trí lọ hoa sưu tầm được.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa - Phạm Thị Ngát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Mĩ thuật
*******&*******
Họ và tên: Phạm Thị Ngát.
Phân môn: Vẽ trang trí.
Tên bài dạy:Bài 5 Tạo dáng và trang trí lọ hoa.
 Lớp 7.
Bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa.
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
 -Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí một lọ hoa theo ý thích.
 - Có thói quen quan sát, nhận xét vẻ đẹp các đồ vật trong cuộc sống.
 - Học sinh hiểu thêm về vai trò của Mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày.
 2. Kĩ năng. 
 - Học sinh biết cách tạo các hoạ tiết khác nhau trên lọ hoa.
 - Biết phối màu hợp lí giữa các hoạ tiết.
 - Trang trí được một lọ hoa theo ý thích.
 3. Thái độ. 
 - Yêu cuộc sống, yêu cái đẹp quanh mình.
 - Biết làm đẹp những vật dụng trong gia đình.
 II.Chuẩn bị.
 GV: Phóng to hình minh hoạ cách tạo dáng lọ hoa trong SGK.
 ảnh chụp hình dáng và các kiểu trang trí một số loại lọ hoa khác nhau.
 Hai hoặc ba lọ hoa có hình dáng khác nhau và trang trí đẹp.
 Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 HS: SGK, Đồ dùng học tập.
 Một số bài trang trí lọ hoa sưu tầm được.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 * ổn định tổ chức. 
 + ổn định lớp.
 + Kiểm tra sĩ số.
 * Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 * Tổ chức dạy- học.
 - Giới thiệu bài-
 Các đồ vật trong cuộc sống, bên cạnh chức năng sử dụng còn có chức năng thẩm mĩ. Cuộc sống càng phát triển nhu cầu cái đẹp càng cao. Những yếu tố chính như hình dáng, bố cục, hoạ tiết đã tạo lên những vẻ đẹp đó.
 - Bài mới-
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động 1.
 Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu hình minh hoạ, để học sinh thấy đây là bài trang trí ứng dụng.
GV giới thiệu mẫu thật một số lọ hoa có hình dáng, màu sắc, cách trang trí khác nhau.
 + Về hình dáng.
 ? Em có nhận xét hình dáng các lọ hoa?
 ? Cấu tạo, kích thước, các bộ phận của lọ? 
 + Về sắp đặt họa tiết.
 ? ở cổ, vai, đáy lọ có hay không trang trí đường diềm?
 ? Hoạ tiết trải đều khắp thân lọ hay ở phần trọng tâm?
 + Về hoạ tiết.
 ? Hoạ tiết được vẽ theo lối tả thực hay trang trí?
 + Mầu sắc.
 ? Nhận xét mầu sắc của các lọ hoa?
 ? Nhận xét về cách phối mầu?
GV: Kết luận.
 Vậy qua đây, chúng ta biết đựoc có nhiều kiểu lọ và nhiều cách trang trí khác nhau. Vậy chúng ta muốn trang trí một lọ hoa, chúng ta chuyển sang phần hai.
2. Hoạt động 2.
 Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí.
 GV minh họa trên bảng cách vẽ để tạo dáng lọ hoa( Theo SGK ).
 - Cách thể hiện:
 Vẽ khung hình chữ nhật, phác trục giữa, xác định tỉ lệ: cổ, vai, thân, đáy lọ. Vẽ nét tạo thành dáng.
 - Giáo viên giới thiệu hình ảnh minh hoạ một số cách sắp xếp.
 + Vẽ hoạ tiết lớn ở trọng tâm thân lọ, trên cổ, đáy đặt hoạ tiết nhỏ.
 + Có thể trang trí một phong cảnh, một cảnh sinh hoạt,
 + Khi chọn mầu liên tưởng mầu các loại men, chất liệu: Gốm, sứ, thuỷ tinh, đất sét, đất nung,
 + Khi phối mầu phải phù hợp với các hoạ tiết.
- GV cho học sinh xem một số bài vẽ của HS năm trước.
3. Hoạt động 3.
 Hướng dẫn học sinh làm bài.
 GV nhắc học sinh bố cục, hình vẽ cho phù hợp với khuôn khổ giấy.
 Gợi ý động viên học sinh suy nghĩ và mạnh dạn thể hiện bài
 4. Hoạt động 4.
 Đánh giá kết quả học tập.
 GV đánh giá bài của học sinh căn cứ sự hiểu biết về kiến thức, mức độ vận dụng vào bài tập và tinh thần thái độ học tập của học sinh.
 GV Nhận xét chung về cái được và chưa được ở một số bài vẽ.
=>HS quan sát hình minh hoạ.
=> HS quan sát mẫu trả lời.
=> Có lọ cổ cong, lọ cổ thấp
=> Có lọ có, lọ không.
=> Trải đều khắp thân lọ.
=> Theo lối trang trí
=> Đa dạng, nhiều mầu sắc.
=> Đẹp, hài hoà
=>Học sinh theo dõi.
=> Học sinh nghe, ghi vào vở.
=> HS quan sát và nhận xét
=> HS vẽ bài theo cách nghĩ, nhìn nhận, cảm thụ của mình, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, 
=> HS nhận xét về tạo dáng, trang trí ( Đẹp hay chưa đẹp)
 * Củng cố.
 Gv khái quát kiến thức trọng tâm của bài học, biểu dương tinh thần học của lớp.
 * Dặn dò.
 - Các em có thể vẽ thêm bài khác.
 - Chuẩn bị bài sau .
Giáo án Mĩ thuật
 *******&*******
Bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa.
Lớp 7 
Phân môn: Vẽ trang trí
Giáo viên: Phạm Thị ngát
Trường thcs quang vinh- ân thi- hưng yên
Năm học 2009 - 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Vẽ trang trí. Tạo dáng và trang trí lọ hoa - Phạm Thị Ngát.doc