Bài 5, Tiết 19: Học hát: Đi cắt lúa - Nhạc lí: Sơ lược về quãng

 1.1 Kiến thức:

- HS biết bài hát Đi cắt lúa là một bài dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung bài hát nói về niềm vui của dân bản khi đón lúa về.

- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.

- Biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hoà âm. Gọi được tên một số quãng.

 1.2 Kĩ năng:

- Hát đơn ca, song ca tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm, hát kết hợp gõ đệm phách.

 1.3 Thái độ:

 - Qua nội dung bài hát hướng các em có tình cảm yêu mến người lao động và tích cực, tự giác lao động, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, đồng thời qua đó hướng các em luôn có tinh thần lạc quan.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7104Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 5, Tiết 19: Học hát: Đi cắt lúa - Nhạc lí: Sơ lược về quãng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 5 - Tiết: 19 Học hát: Đi cắt lúa
 Tuần :20 Nhạc lí: Sơ lược về Quãng 
1. Mục tiêu:
 1.1 Kiến thức:
- HS biết bài hát Đi cắt lúa là một bài dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung bài hát nói về niềm vui của dân bản khi đón lúa về.
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát.
- Biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hoà âm. Gọi được tên một số quãng.
 1.2 Kĩ năng: 
- Hát đơn ca, song ca tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm, hát kết hợp gõ đệm phách.
 1.3 Thái độ:
 - Qua nội dung bài hát hướng các em có tình cảm yêu mến người lao động và tích cực, tự giác lao động, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, đồng thời qua đó hướng các em luôn có tinh thần lạc quan.
2. Trọng tâm:
- Học hát bài Đi cắt lúa.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên:
- Đàn Organ, Đĩa bài hát.
- Đàn và hát thuần thục bài hát.
 3.2 Học sinh:
- Thanh phách. 
- Đọc trước, tìm hiểu về xuất xứ bài hát.
4. Tiến trình:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .
- HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.
 7a1: 7a2: 7a3:
 4.2 Kiểm tra bài cũ: 
 4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Vào bài:
GV:? Tây Nguyên gồm những tỉnh nào?
HS: Trả lời.( Gia lai, Đăk lăk, Kon Tum, Lâm Đồng). 
GV: TiếpỞ Tây Nguyên gồm rất nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Bana, Eâđêâ, Hrê,và tiết học hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát Dân ca của đồng bào Hrê- bài “Đi cắt lúa”. 
GV: Ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV: Trước khi vào học hát chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bài hát.
HĐ2: Học hát : bài Đi cắt lúa.
* Tìm hiểu bài bài hát:
GV: ? 1/ Em thấy có từ nào trong bài không hiểu? ( từ ê, ề).
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Tổng hợp ý
 Giải thích từ “ê” là những từ thường dùng đệm trong các bài hát dân ca.
 ? Bài hát chia thành mấy câu?
HS: Trả lời.
GV: Tổng hợp ý, thống nhất chia câu.
HS: Ghi bài.
*Nghe hát mẫu:
GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. (1 lần)
 Đàn giai điệu (1 lần).
HS: Nghe, phát biểu cảm nhận về nội dung và giai điệu bài hát.
* Luyện thanh (khởi động giọng).
GV: Đệm đàn.
HS: Luyện theo mẫu (mima) 1-2 phút.
* Học hát:
Tập câu 1: 
GV: Hát mẫu 1-2 lần.
Đàn giai điệu 2-3 lần.
HS: Nghe, nhẩm theo.
GV: Đàn, bắt nhịp.
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần.
GV: Nhận xét, sửa sai.(Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa).
 Lưu ý HS: Hát tiết tấu ( ) và ( )cho chính xác.
 Yêu cầu từng dãy hát kết hợp với gõ phách.
HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
GV: Gọi 1 HS trình bày lại 
GV: Nhận xét, sửa sai.
Tập các câu còn lại: GV hướng dẫn HS tập tương tự câu 1 sau đó ghép câu ( tập theo lối móc xích).
* Hát cả bài:
GV: Đàn giai điệu hoàn chỉnh cả bài hát. (1 lần)
 Đàn giai điệu, bắt nhịp.
HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp gõ phách.
GV: Nhận xét, sửa sai.
 Gọi 1-2 tổ thực hiện.
HS: Chia nhóm luyện tập.
GV: Gọi 2-3 HS trình bày.
 Yêu cầu 1-2 nhóm trình bày.
 HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương. (Xếp loại khuyến khích nhóm, cá nhân hát tốt).
* Chuyển ý: Các em vừa được học bài dân ca rất hay của Tây Nguyên. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang nội dung thứ 2- Nhạc lí: Sơ lược về quãng.
HĐ3: Nhạc lí: Sơ lược về Quãng
GV: Đưa ra khái niệm về quãng.
Giới thiệu về quãng hoà âm, giai điệu.
HS: Nghe, ghi chép.
GV: Đàn trên đàn.
HS: Nghe, phát biểu cảm nhận, phân biệt quãng hoà âm, giai điệu.
GV: Hướng dẫn HS cahhh gọi tên quãng.
Đưa ra ví dụ
HS: Quan sát, nhận xét.
HS: Phát biểu tên quãng.
1. Học hát: Bài Đi cắt lúa.
 Dân ca Hrê
 Sưu tầm: Lê Toàn Hùng
 Đặt lời mới: Lê Minh Châu
- Bài chia 4 câu:
+ Câu 1: “ Đàn emê ề”
+ Câu 2: “ Đón lúa  làng ề”
+ Câu 3: “ Từng đàn  ê ề”
+ Câu 4: “ Đón lúa  ê ề”.
2. Nhạc lí: Sơ lược về Quãng
- Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc.
+ Vang lên cùng 1 lúc- quãng hoà âm:
+ Vang lên lần lượt- quãng giai điệu:
* Gọi tên quãng:
- Quãng 1: 2 nốt cùng cao độ.
Ví dụ: đô- đô, rê- rê
- Quãng 2: 2 nốt liền bậc.
VD: đô- rê, rê- mi
- Quãng 3: 2 nốt cách nhau 1 bậc.
VD: đô- mi, pha- la
 4.4 Câu hỏi, bài tập và củng cố:
- GV: Đệm đàn.
- HS: Hát hoà giọng kết hợp gõ phách (1-2 lần).
- GV: Nhận xét, sửa sai.
 ? Bài Đi cắt lúa các em vừa học do ai sáng tác? (Dân ca Hrê- Tây Nguyên).
- HS: Trả lời.
- GV: Tổng hợp ý.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học:
 - Học thuộc lời bài hát Đi cắt lúa. 
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: + Đọc tên nốt bài TĐN số 6, nhận xét bài TĐN.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐD, thiết bị dạy học :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 19. Học hát - Bài Đi cắt lúa.doc