Bài 8 (1 tiết): Sống chan hòa với mọi người - Phạm Thị Thu Hoa

I- Mục tiêu bài:

1. Kiến thức: Hiều những biểu hiện của người biết sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hoà với mọi người xung quanh, hiểu được lợi ích của việc sống chan hoà và biết cần phải xây dựng mối quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hoà, cởi mở.

2. Kĩ năng:

 + Giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người trước hết với cha mẹ, anh em, thầy (cô giáo), bạn bè.

 + Có kĩ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặc chưa biết sống chan hoà.

3. Thái độ: Có nhu cầu sống chan hoà với tập thể lớp, trường, với mọi người trong cộng đồng và có mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết.

II- Tài liệu và phương tiện:

- Tranh XB: Bác Hồ với nhân dân, thương người như thể thương thân.

- Những hoạt động Đội, Đoàn, những cuộc giao lưu trong thực tế, truyền hình, báo chí

- Ca dao, châm ngôn nói về sự nhường nhịn, sống hoà thuận chan hoà

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4284Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 8 (1 tiết): Sống chan hòa với mọi người - Phạm Thị Thu Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn: 9/2008
Bài 8(1 tiết):
SOÁNG CHAN HOAØ VÔÙI MOÏI NGÖÔØI
I- Mục tiêu bài:
1. Kiến thức: Hiều những biểu hiện của người biết sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hoà với mọi người xung quanh, hiểu được lợi ích của việc sống chan hoà và biết cần phải xây dựng mối quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hoà, cởi mở.
2. Kĩ năng: 
	+ Giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người trước hết với cha mẹ, anh em, thầy (cô giáo), bạn bè.
	+ Có kĩ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hoà hoặc chưa biết sống chan hoà.
3. Thái độ: Có nhu cầu sống chan hoà với tập thể lớp, trường, với mọi người trong cộng đồng và có mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết.
II- Tài liệu và phương tiện: 
- Tranh XB: Bác Hồ với nhân dân, thương người như thể thương thân. 
- Những hoạt động Đội, Đoàn, những cuộc giao lưutrong thực tế, truyền hình, báo chí
- Ca dao, châm ngôn nói về sự nhường nhịn, sống hoà thuận chan hoà
III- Các hoạt động chủ yếu:
 1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh, sách, vở, đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Em đã làm gì để sống hoà hợp với thiên nhiên?
	▪ Bảo vệ thiên nhiên, nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ: không khí, sông, rừng, động vật, thực vật
	 ▪ Bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
	 ▪ Cải tạo thiên nhiên
	►Sống hoà hợp với thiên nhiên.
 3. Giới thiệu bài mới: (2ph)
	Qua bài 7 ta đã biết vai trò của thiên nhiên, ta làm gì để sống hoà hợp với thiên nhiên – Mối quan hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người. Còn giữa con người với con người chúng ta có cần sống hoà hợp (chan hoà) với nhau không? Vì sao? Và thế nào là sống chan hoà với mọi người? → Bài 8: Sống chan hoà với mọi người.
Tg
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
08
ph
12ph
12ph
● HĐ 1: Phương pháp đàm thoại, kích thích tư duy → Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
* Đọc truyện SGK -23: Chọn 4HS đóng vai 4 nhân vật: Bác Hồ, anh cảnh vệ, cụ già, người dẫn chuyện.
H1: Trong truyện trên, những cử chỉ, lời nói nào của Bác Hồ chứng tỏ Bác sống chan hoà, quan tâm với mọi người? - Cử chỉ? (sgk-23)
 - Lời nói? (sgk- 24)
H2: Vì sao em cho rằng những cử chỉ, lời nói đó của Bác Hồ thể hiện Bác sống chan hoà, quan tâm tới mọi người?
 (Vì: Bác là vị lãnh tụ cao nhất của đất nước, nhưng không phân biệt chức vụ, tuổi tác, mà hoà đồng với mọi người. Dù bận trăm công ngàn việc Bác vẫn dành thời gian quan tâm tới mọi lứa tuổi- Dù mệt vì công việc nhưng Bác vẫn tiếp cụ già đi từ xa đến)
H3: Thế nào là sống chan hoà? 
GVKL: Bác Hồ là người sống rất tình cảm, sống hoà mình với mọi người; không có sự xa lạ, cách biệt với những người xung quanh; luôn quan tâm đến người khác
● HĐ 2: PP xử lí tình huống → Vì sao phải sống chan hoà?
* Truyện kể: Có 2 anh em sinh đôi: người em thì dễ gần, luôn gần gũi, quan tâm tới mọi người. Người anh thì lạnh lùng, chỉ biết mình, ko quan tâm đến ai, ko giao thiệp với ai. Một lần, trong xóm của 2 anh em xảy ra hoả hoạn – Cả làng ai cũng tham gia giúp đỡ người em, còn người anh chẳng ai để ý đến. Trong lúc đó chỉ có mỗi người em quan tâm giúp đỡ anh mình – Người anh thấy vậy buồn lắm, hỏi người em: “ Vì sao không ai giúp đỡ anh nhỉ?”
H4: Nếu là em, em sẽ trả lời người anh ra sao?
(HS trả lời theo suy nghĩ của mình, GV bổ sung và định chuẩn kiến thức).
* Tình huống: Hà vào lớp 6 đã 3 tháng nhưng rất ít khi nói chuyện với bạn bè. Giờ ra chơi em thường đứng 1 chỗ nhìn các bạn khác chơi.
H5: Em có ý kiến gì về trường hợp trên?
(Hà sống thiếu cởi mở, cách biệt với các bạn. Trong trường hợp này tập thể nên tìm hiểu nguyên nhân, tạo cơ hội để Hà Sống chan hòa với mọi người)
H6: + Qua 2 tình huống trên, theo em, sống chan hoà với mọi người sẽ có lợi gì? 
● HĐ 3: PP liên hệ thực tế → Làm thế nào để sống chan hoà?
* SD phiếu học tập (2ph): Bạn A trong lớp học rất giỏi, em có suy nghĩ gì về bạn?
* GV thu 4 bài nhanh nhất để lớp góp ý. Các câu trả có thể tích cực hoặc tiêu cực. GV chốt lại định chuẩn theo phẩm chất đang học. Ví dụ:
- Do bạn được cô giáo thương cho điểm cao (ghen ghét)
- Bạn ấy ích kỉ lắm không cho ai xem bài kiểm tra cả → (Nói xấu)
- Giỏi gì đâu có nhiều bài bạn cũng không làm được (tìm những sai sót của bạn để chỉ trích)
- Mình không thích bóng đá, đi cổ vũ làm gì cho mệt (ích kỉ)
H7: Vậy, để sống chan hoà với mọi người HS cần làm gì?
(HS trả lời- GV hướng dẫn HS tự ghi vở).
I- Tìm hiểu truyện đọc: 
Bác Hồ với mọi người
(sgk tr 23+24)
II- Nội dung bài học
1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
2. Vì sao phải sống chan hoà với mọi người?
 - Sống chan hoà sẽ được mọi người quí mến, giúp đỡ; mới xây dựng được một tập thể hoà hợp, tốt đẹp, lành mạnh.
- Sống chan hoà góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
- Có thể tiếp thu ý kiến, kinh nghiệm của mọi người.
* Sống chan hoà giúp ta tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng, xã hội.
3- Làm thế nào để sống chan hoà?
- Phải chân thành, cởi mở, vui vẻ, biết nhường nhịn nhau.
- Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
- Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp, của Đội tổ chức.
- Không lợi dụng lòng tốt của nhau; không đố kị, ghen ghét, không giấu dốt, nói xấu nhau.
- Biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau nhưng phải tế nhị để bạn bè dễ tiếp thu.
4. Luyện tập, củng cố: (5ph)
 * Làm bài tập trong sgk (2ph): (Sử dụng bài tập a SGK – 25: Rất yêu thích và học tập những bạn học giỏi, hăng hái với các công việc tập thể.)
* Phiếu học tập (3ph): Tìm những câu ca dao, châm ngôn nói về sự nhường nhịn, sống hoà thuận, chan hoà. 
CA DAO, CHÂM NGÔN :
CHAN HOÀ, NHƯỜNG NHỊN, HOÀ THUẬN
+ Chan hoà: ▪ Tìm kiếm cái giống nhau lớn, giữ lại cái khác nhau nhỏ (Trung Quốc)
	▪ Người nghèo khổ thì nuôi, kẻ dẻo môi thì đuổi (Lào)
	▪ Kẻ là anh em của tất cả, sẽ không phải là anh em của ai cả (Nga)
	→ GV khái quát những biểu hiện của người biết sống chan hoà.
+ Hoà thuận: ▪ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn (Việt Nam)
	 ▪ Tiếng nói từ trái tim thơm như hương hoa ngọt (Trung Quốc)
+ Nhường nhịn: ▪ Một sự nhịn, chín sự lành (Việt Nam)
	 ▪ Lấy hoà làm quí (dĩ hoà vi quí) (Việt Nam, Trung Quốc) 
	→ Nhường nhịn không có nghĩa là bỏ qua những điều xấu, không có nghĩa là chấp nhận bất lực trước điều xấu → lớp 7 Học về Khoan dung sẽ rõ hơn.
5. Hướng dẫn học tập(1ph): 
- Tìm những tấm gương về sống chan hoà với mọi người.
- Làm bài tập a,c,d SGK – 25.
- Xem bài 9: Lịch sự, tế nhị.
	+ Tìm những ví dụ về cử chỉ lịch sự, tế nhị trong giao tiếp xã hội.
	+ Đọc tình huống (SGK – 26) Tập đóng vai. 
-------ÐÐ&ÑÑ-------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Sống chan hòa với mọi người - Phạm Thị Thu Hoa - Trường THCS Trương Quang.doc