Bài 9: Lịch sự, tế nhị

1. Kiến thức:: Giúp HS hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị trong gíao tiếp hàng ngày. Lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hóa trong giao tiếp. Hs hiểu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp

2. Kĩ năng: Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Tránh những hành vi sỗ sàng, ngôn ngữ thô tục. Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.

3. Thái độ: Có mong muốn rèn luyện để trở thành người lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội. Mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống

II. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6 (Bài 9)

 - Bảng phụ

 - Những tình huống thể hiện lịch sự, tế nhị

 2.Học sinh: Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 18312Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 9: Lịch sự, tế nhị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:. Ngày soạn:
PPCT:. Ngày dạy:
 Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1. Kiến thức:: Giúp HS hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị trong gíao tiếp hàng ngày. Lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hóa trong giao tiếp. Hs hiểu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp
2. Kĩ năng: Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Tránh những hành vi sỗ sàng, ngôn ngữ thô tục. Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.
3. Thái độ: Có mong muốn rèn luyện để trở thành người lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội. Mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6 (Bài 9)
 - Bảng phụ 
 - Những tình huống thể hiện lịch sự, tế nhị 
 2.Học sinh: Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi
Đáp
Điểm
1. Em hiểu thế nào là sống chan hòa? Sống chan hòa có ý nghĩa như thế nào? 
2. Nêu biểu hiện biết sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa?
1. Sống chan hòa với mọi người là sống hòa hợp với mọi người và sắn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
- Sống chan hòa với mọi người sẽ được mọi người quí mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp
2. Hs nêu được một số biểu hiện:
- Sống chan hoà: +Cởi mở, vui vẻ
+ Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
+ Tham gia tích cực hoạt động của trường, lớp
+ Chia sẻ niềm vui với mọi người
+ Quan tâm tới mọi người xung quanh
- Chưa biết sông chan hoà:
+ Không tham gia phát biểu ý kiến vì sợ phát biểu sai
+ Không góp ý vì sợ mất lòng
+ Không tham gia ý kiến vì sợ bạn cười
3
3
2
2
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi cư xử với mọi người xung quanh chúng ta cần phải lịch sự, tế nhị. Có như vậy mới tạo được môi trường giao tiếp thân mật, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vậy lịch sự, tế nhị là gì? Biểu hiện của lịch sự, tế nhị như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 9
b. Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tình huống SGK
- Gọi 2 Hs đọc tình huống SGK
- Đặt câu hỏi thảo luận lớp:
1. Tóm tắt tình huống trên?
2. Hành vi của các bạn nói trên thể hiện điều gì?
3. Em thử đoán xem thầy Hùng sẽ cư xử như thế nào? Em thích cách ứng xử nào?
+ Phê bình gắt gao
+ Nhắc nhở nhẹ nhàng
+ Coi như không có chuyện gì
+ Không nói lúc đó, tan học sẽ nhắc nhở trực tiếp các bạn.
+ Phản ánh với GVCN lớp
- Gv phân tích ưu, nhược điểm của từng cách ứng xử.
+ Kể một câu chuyện thể hiện sự lịch sự, tế nhị để Hs tự liên hệ
- Cho hs quan sát tranh bài 9. Yêu cầu hs tự nêu cảm nhận
- Gv nhận xét và phân tích tranh
* Kết luận, chuyển ý: Trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc của mỗi chúng ta cần có thái độ lịc sự, tế nhị. Thái độ này giúp chúng ta hoàn thành công việc, vừa giữ được mối quan hệ đúng mực giữa người với người.
- 2 Hs đọc 2 lần tình huống
- Trao đổi thảo luận và trả lời
1. Khi thầy Hùng đang nói, các bạn chạy vào lớp, có bạn không chào, có bạn chào rất to. bạn Tuyết nép vào cửa nghe thầy nói hết câu, đứng nghiêm chào thầy, xin lỗi thầy, xin thầy cho vào lớp.
2. Bạn không chào: Thể hiện sự vô lễ: Vào học muộn, không xin lỗi, vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu lịch sự, tế nhị.
+ Bạn chào rất to: thiếu lịch sự, không tế nhị.
+ Bạn Tuyết: Nép ngoài cửa, nghe thầy nói hết câu: Thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị. Chờ thầy nói hết câu bước vào giữa lớp, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi: Thể hiện sự kính trọng thầy -> hành vi đạo đức trong mối quan hệ thầy trò -> Bạn Tuyết biết cách ứng xử lịch sự, tế nhị.
- HS chọn cách ứng xử
- Hs nghe, cảm nhận
- Hs nghe, cảm nhận
- Hs quan sát tranh, nêu cảm nhận
I. Tìm hiểu tình huống
+ Bạn không chào: Thể hiện sự vô lễ
+ Bạn chào rất to: thiếu lịch sự, không tế nhị.
+ Bạn Tuyết Thể hiện sự kính trọng thầy -> hành vi đạo đức trong mối quan hệ thầy trò -> Bạn Tuyết biết cách ứng xử lịch sự, tế nhị.
HOẠT ĐỘNG 2:HDHS thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu hs cử đại diện lên trình bày
- Nêu câu hỏi thảo luận	
+ Nhóm 1-2: Tìm ba biểu hiện của lịch sự, tế nhị. 
+ Nhóm 3-4: Tìm 3 biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị
+ Nhóm 5-6: Vì sao em cho rằng các biểu hiện đó là lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị?
- Gv theo dõi, định hướng và nhận xét, chốt ý đúng
* Chuyển ý: Như vậy, các em đã tìm được những biểu hiện của lịch sự, tế nhị. Vậy lịch sự, tế nhị là gì? chúng ta tiếp tục tìm hiểu ở Nội dung bài học.
- Chia nhóm và thảo luận
- Cử đại diện lên báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét, bổ sung
+ Nhóm 1-2: Biểu hiện của lịch sự, tế nhị: 
- Nói năng nhẹ nhàng
- Biết cám ơn, xin lỗi
- Biết nhường nhịn
+ Nhóm 3-4: Biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị
- Aên nói thô tục
- Aên mặ nhố nhăng
- Thái độ cục cằn.
+ Nhóm 5-6: 
- Biểu hiện lịch sự, tế nhị: Những hành vi có đạo đức được mọi người quý mến
- Biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị: Không phù hợp với đạo đức bị mọi người chê trách.
- Hs nghe, ghi nhận
HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu nội dung bài học 
- Đặt câu hỏi
? Thế nào là lịch sự ?
? Thế nào là tế nhị?
? Lịch sự, tế nhị biểu hiện như thế nào?
? Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị?
* Cho hs trao đổi theo bàn: Lịch sự, tế nhị giống và khác nhau như thế nào? 
-> Định hướng:
+ Giống: Đều là hành vi ứng xử, phù hợp với yêu cầu xã hội.
+ Khác: (Xem Nội dung bài học ) 
* Chốt lại vấn đề, ghi bảng Nội dung bài học 
- Trao đổi và phát biểu cá nhân
- Hs trao đổi, phát biểu 
- Ghi nhận
- Ghi Nội dung bài học vào vở
II. Nội dung bài học
a. Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
b. Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.
c- Biểu hiện :
+ Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp
+ Sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người và những người xung quanh.
d. Ý nghĩa: Lịch sự, tế nhị thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của con người
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS làm bài tập
- Gọi hs đọc bài tập a trong sgk/ 22 
- Cho hs làm cá nhân.
- Gv theo dõi, nhận xét, giải thích để hs phân biệt hành vi
Bài tập ứng xử: 
- Nêu tình huống (Bảng phụ)
- Chia lớp thành 4 nhóm để giải quyết tình huống.
- Cho đại diện hs lên trình bày
+ Nhóm 1: Nhà An rất nghèo. Mấy hôm liền trời mưa, quần áo giặt không kịp khô nên hôm nay An phải mặc áo vá đến lớp. Hoa nhìn thấy liền hỏi: Bạn mặc mốt gì lạ thế?
Nếu được chứng kiến sự việc đó em sẽ ứng xử như thế nào? 
+ Nhóm 2: Em sẽ ững xử như thế nào khi bạn của bố mẹ đến chơi nhưng không có bố mẹ em ở nhà?
+ Nhóm 3: Em sẽ ứng xử như thế nào khi đang được gia đình bạn tiếp đón niềm nở nhưng lại có khách của gia đình bạn ở quê ra chơi?
+ Nhóm 4: Em có cảm nghĩ gì khi được người khác cư xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị với mình?
* Bổ sung, đánh giá, nhận xét, cho điểm.
-> Gv liên hệ- GDHS ý thức lịch sự, tế nhị thông qua từng nội dung tình huống
- Hs đọc bài
- Làm việc cá nhân
- Hs nghe, ghi nhận
- Hs chia nhóm
- Thảo luận , các nhóm cử đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Hs theo dõi, ghi nhận
- Hs nghe, cảm nhận
III. Bài tập
Bài tập 1: câu a sgk/22
*Đáp án: 
- Biểu hiện lịch sự: 
Biết lắng nghe
Biết nhường nhị
Biết cảm ơn, xin lỗi
- Biểu hiện tế nhị:
Nói nhẹ nhàng
Nói dí dỏm
Biết cảm ơn, xin lỗi
4. Củng cố:
 *Đặt câu hỏi cho hs trả lời cá nhân:
Trước dây em đã bao giờ tỏ ra thiếu lịch sự, tế nhị không? Hãy kể lại?
Sau bài học này, em có suy nghĩ gì về hành vi đó?
Em sẽ làm gì để trở thành người lịch sự, tế nhị?
 - Gợi ý cho hs trả lời, cho hs góp ý nhận xét
 - Gv nhận xét, kết hợp GDHS, kết luận: trong quan hệ đối xử với mọi người cần có thái độ lịch sự, tế nhị để khích kệ người khác làm điều hay lẽ phải Sự lịch sự, tế nhị khác với thái độ kiêu căng, thô lỗ, sỗ sàng. Lối sống văn hoá của mỗi cá nhân, cộng đồng rất cần đến sự lịch sự, tế nhị. Đó cũng là giá trị đạo đức cua mỗi con người
5. Dặn dò:
 - Học kĩ nội dung bài học
 - Hoàn thành bài tập b,d sgk/22
 - Chuẩn bị: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
 + Đọc và phân tích truyện đọc trong sgk
 + Tìm hiểu nội dung bài học.
 + Sưu tầm các tấm gương hs thể hiện sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Lịch sự, tế nhị.doc