Bài soạn văn 10 (Chương trình cơ bản)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Nắm được các bộ phận lớn (Văn học dân gian và văn học viết) và sự vận động phát triển của văn học Việt Nam.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

3. Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Các tài liệu tham khảo

 

doc 250 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn văn 10 (Chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thậm chí bằng cả xương máu cho cách mạng, cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc. Phải kế thừa những tấm gương hi sinh anh dũng như Nam Cao, Trần Đăng, Thâm Tâm... trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Nguyên Thi, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý... trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn diện và có đường lối đúng đắn chỉ đạo văn nghệ gắn liền với sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhân dân ta. Thành tựu chủ yếu dành cho dòng văn yêu nước và cách mạng. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã đem lại những phạm vi phản ánh mới, cảm hứng mới để văn học yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. Nó gắn liền với những tên tuổi như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu; Sóng Hồng và đội ngũ nhà văn chiến sĩ như: Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa.
- Thơ, văn xuôi nghệ thuật, văn xuôi chính luận viết bằng chữ quốc ngữ có một số tác phẩm có ý nghĩa mở đầu.
- Công cuộc hiện đại hoá về thơ, truyện giai đoạn 1930.
- 1945 tiếp tục đẩy mạnh trong các giai đoạn sau: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán, thơ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, truyện và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh là những thành tựu lớn của văn học nước ta ở thế kỉ XX. 
- Từ 1975 đến nay, các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng CNXH, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới mẻ của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài của văn học là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài lịch sử viết về chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ hào hùng với nhiều bài học.
- Văn học Việt Nam đạt được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới. Văn học Việt Nam với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại.
+ Với thế giới tự nhiên
- Văn học dân gian với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của ông cha ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên.
- Với con người, thiên nhiên còn là người bạn thân thiết, hình ảnh núi, sông, bãi mía, nương dâu, đồng lúa, cánh cò, vầng trăng, dòng suối... tất cả đều gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.
- Thiên nhiên mang những dáng vẻ riêng biệt ở từng vùng, từng miền. Vào văn học, thiên nhiên cũng mang nét riêng ấy, nó góp phần làm nên tính đa dạng trong văn chương.
- Trong sáng tác văn học trung đại, hình ảnh thiên nhiên thường gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mỹ. Hình ảnh cây tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng của nhà Nho. Các đề tài ngư, tiều, canh, mục thể hiện lí tưởng thanh tao của những con người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong, không màng danh lợi.
+ Với quốc gia, dân tộc
- Con người Việt Nam sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. Đất nước lại trải qua nhiều những thử thách chống kẻ thù xâm lược. Vì vậy, một nền văn học yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. Đó là tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc (văn hoá, truyền thống dựng nước và giữ nước). Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc, dám xả thân vì nghĩa lớn. Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước như “Nam quốc sơn hà”. “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Tuyên ngôn độc lập”; “nhiều tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh.
Đặc biệt, nền văn học Việt Nam ở thế kỉ XX là nền văn học tiên phong chống đế quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu giá trị quan trọng của Văn học Việt Nam. 
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức đau khổ. Văn học dân gian với các thể loại: truyện cười, ca dao, tục ngữ đã vạch mặt giai cấp thống trị tàn bạo. Truyện thơ, kí sự, tiểu thuyết từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị, quan tâm tới đời sống nhân dân, đòi quyền sống cho con người. Những tác giả tiêu biểu như: Ngô Tất Tố; Nam Cao; Vũ Trọng Phụng. Một nền văn học giàu sắc thái nhân văn và đậm đà màu sắc nhân đạo. Từ mối quan hệ xã hội, văn học đã hình thành chủ nghĩa hiện thực nhất là từ 1930 trở lại đây.
Ngày nay chủ nghĩa yêu nước, nhân đạo đang xây dựng được những mẫu người lí tưởng. Con người biết phát huy vẻ đẹp truyền thống vừa biết làm giàu cho quê hương đất nước, cho mình.
Văn học Việt Nam phản ánh ý thức bản thân như thế nào?
- Em hiểu như thế nào về thân và tâm?
- Thân và tâm được thể hiện như thế nào trong văn học?
- Trước khi hiểu văn học Việt Nam đã phản ánh ý thức bản thân như thế nào, ta không thể không tìm hiểu thế nào là ý thức cá nhân. Ở mỗi con người có hai phương diện:
- Thân và tâm luôn luôn song song tồn tại nhưng không đồng nhất.
- Thể xác và tâm hồn
- Bản năng và văn hoá
- Tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha.
- Ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng
- Các tôn giáo lớn như Nho - Phật - Lão giáo đều đề ra nguyên tắc xử lí mối quan hệ giữa hai phương diện này. Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình đấu tranh, lựa chọn để khẳng định một đạo lí làm người trong sự kết hợp hài hoà giữa hai phương diện. Vì lí do và nguyên nhân khác nhau ở những giai đoạn nhất định, văn học đề cao một trong hai mặt trên. Cả dân tộc phải chống ngoại xâm, chống đỡ với thiên nhiên, con người Việt Nam phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Nhân vật trọng tâm của các thời kì này nổi bật với ý thức trách nhiệm xã hội, tinh thần hi sinh đến mức khắc kỉ. Giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII hoặc giai đoạn văn học 1930 - 1945. Ý thức cá nhân được đề cao. Đó là quyền sống của cá nhân con người, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu. Những tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Thời kì 1930 - 1945 nổi lên với văn xuôi lãng mạn, thơ mới lãng mạn và một số tác phẩm như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao, truyện của Thạch Lam.
Xu hướng chung của văn học Việt Nam là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng?
Củng cố 
Học xong bài này cần lưu ý những điểm nào?
Song dù giai đoạn nào, xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng một đạo lí làm người với nhân phẩm tốt đẹp như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân.
- Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam.
- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam.
Lưu ý: Mỗi giai đoạn nên nhớ thành tựu: tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
E. THAM KHẢO
"Văn học là xương sống của nền văn hoá dân tộc. Nếu làm đúng theo chức năng xã hội của nó, thì văn học là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy đủ cuộc sống về mọi khía cạnh, vật chất và tinh thần, những ý nghĩ, tình cảm và mơ ước, là hơi thở và nhịp đập của trái tim, ít nhất là của một thế hệ.
Văn học trước hết nói lên sức sống của cộng đồng dân tộc đẻ ra nó. Chính nó, cùng với các ngành nghệ thuật mà nó là hạt giống, là bằng chứng hùng hồn của sức sống ấy. Vì vậy, trách nhiệm của nó đối với xã hội là vun xới, bồi đắp, làm toả hương vị và thanh sắc của sức sống ấy, đồng thời dọn dẹp, quét tước những bụi bậm, rác ghét trên cơ sở của xã hội và ở từng cá nhân.
Dĩ nhiên, không phải một tác phẩm văn học hoặc một thể loại sáng tác văn học có thể làm hết những nhiệm vụ nói trên, hoặc trả lời cho tất cả những câu hỏi do cuộc sống đặt ra. Lấy lời nói làm công cụ, làm vũ khí, văn học là thứ nghệ thuật mà tư duy của con người sản sinh ra. Khả năng sáng tạo của nó đòi hỏi và đẻ ra nhiều hình thức diễn đạt, nhiều thể loại...
Dù theo thể loại nào, một công trình sáng tác văn học là có giá trị nếu nó phác ra được một bức tranh làm rung động tâm hồn, truyền cho người xem tranh một sự thông cảm đối với cái đáng kính, đáng yêu, đáng khích lệ, cũng như một lòng phẫn nộ, căm ghét đối với những điều bất công, tàn bạo, phi đạo lý".
(Nguyễn Khánh Toàn)
"Văn học Việt Nam là thành tựu sáng tạo chung của tất cả các dân tộc anh em cùng sống chung trên lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Các dân tộc đó trong quá trình lịch sử lâu dài, đã cùng nhau chung lưng đấu cật, đổ máu và mồ hôi để khai phá thiên nhiên và đấu tranh chống nạn ngoại xâm: bảo vệ đất nước, đồng thời sáng tạo ra một nền văn hoá chung của Tổ quốc Việt Nam. Nền văn hoá chung ấy bao hàm những sắc thái địa phương đa dạng và phong phú. Văn học Việt Nam, bộ phận quan trọng của nền văn học ấy, được nhận thức như là bao gồm văn học của dân tộc Việt và của các dân tộc thiểu số anh em".
Tiết: 03 – Tiếng Việt 
Tên bài giảng:
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định tổ chức:
Lớp:
10A10 
10A 
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài học mới
Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng. Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
III. Bài học mới:
Hoạt động của thầy và trò.
yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Gọi H/S đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK
a. Các nhân vật giao tiếp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu? vào lúc nào? khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử, xã hội gì?).
d. Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? đề cập tới vấn đề gì?
e. Mục đích của giao tiếp là gì? cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không?’
2. Qua bài “Tổng quan về văn học Việt Nam”, hãy cho biết:
- Vua và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp. Mỗi bên có cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, chăn dắt trăm họ. Các bô lão là những người có tuổi đã từng giữ những trọng trách nay về nghỉ, hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị.
- Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoặc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra. Các bô lão nghe vua Nhân Tông hỏi, nội dung hỏi: Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói. Lúc ấy vua lại là người nghe.
- Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta.
- Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung: Hoà hay đánh, nó đề cập tới vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người.
- Mục đích của giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ đạt mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Cuộc giao tiếp đó đã đạt được mục đích.
- Người viết SGK và giáo viên, học sinh toàn quốc đều tham gia giao tiếp. Họ có độ tuổi từ 65 trở xuống đến 15 tuổi. Từ Giáo sư, Tiến sĩ đến học sinh lớp 10 THPT.
- Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông.
 - Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam. Đồng thời phác hoạ tiến trình phát triển của lịch sử văn học, thành tựu của nó. Văn bản giao tiếp còn nhận ra những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam.
- Người soạn sách muốn cung cấp tri thức cần thiết cho người học. Người học nhờ văn bản giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam.
- Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học. Đó là khoa học giáo khoa. Văn bản có bố cục rõ ràng. Những đề mục có hệ thống. Lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.
- Qua những bài này rút ra mấy kết luận:
1. Hoạt động giao tiếp phải có nhân vật giao tiếp hoàn cảnh giao tiếp và phương tiện giao tiếp.
2. Giao tiếp phải thực hiện mục đích nhất định
3. Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình. Một là tạo lập văn bản, hai là thực hiện lĩnh hội văn bản.
a. Các nhân vật giao tiếp qua bài này?
b. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c. Nội dung giao tiếp? Về đề tài gì? bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d. Mục đích của giao tiếp? 
- Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào?
II. Củng cố
III. Dặn dò:
- Làm bài tập trong SGK
- Chuẩn bị cho tiết 4
Tiết: 04, 05 – Đọc văn. 
Tên bài giảng:
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Hiểu được khái niệm về văn học dân gian và ba đặc trưng cơ bản.
2. Định nghĩa về tiểu loại văn học dân gian.
3. Vai trò của văn học dân gian với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
- Tuyển tập văn học dân gian.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Lớp:
10A10:
10A 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các thành phần cấu tạo của Văn học Việt Nam? VHDG là gì?
3. Giới thiệu bài mới.
Đọc những câu thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay lại gặp người tiên độ trì
Cho đến những câu ca dao này:
"Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa"
Truyện cổ đến ca dao, dân ca tục ngữ, câu đối, sân khấu chèo, tuồng, cải lương, tất cả là biểu hiện cụ thể của văn học dân gian. Để hiểu rõ chúng ta cùng tìm hiểu văn bản khái quát văn học dân gian Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Văn học dân gian là gì?
- Tại sao văn học dân gian là nghệ thuật ngôn từ? 
+ Truyền miệng là phương thức như thế nào?
- Tại sao là sáng tác tập thể?
- Thế nào là những sinh hoạt khác nhau?
II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (H/S đọc từng phần)
- Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?
1. Tính truyền miệng
- Em hiểu thế nào là tính truyền miệng?
2. Tính tập thể
- Em hiểu thế nào là tính tập thể?
3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành)
- Em hiểu thế nào là tính thực hành của văn học dân gian
III. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
(H/S đọc lần lượt một phần thể loại nên gọi một em đọc và hỏi)
1. Thần thoại
- Thế nào là thần thoại?
2. Sử thi
(H/S đọc)
- Thế nào là sử thi
- Em hiểu thế nào về quy mô rộng lớn?
+ Ngôn ngữ có vần, nhịp?
+ Nhân vật sử thi?
+ Những biến cố diễn ra?
3. Truyền thuyết (H/S đọc)
- Thế nào là truyền thuyết.
- Em hiểu thế nào là:
+ Nhân vật lịch sử?
+ Xu hướng lí tưởng hoá?
4. Cổ tích
 (H/S đọc)
- Thế nào là truyện cổ tích?
- Nội dung của truyện cổ tích?
- Nhân vật truyện cổ tích là ai?
- Quan niệm của nhân dân trong truyện cổ tích như thế nào?
5. Truyện ngụ ngôn
(H/S đọc)
- Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Nhân vật truyện ngụ ngôn?
- Không gian của ngụ ngôn ngữ thế nào?
6. Truyện cười
(H/S đọc)
- Thế nào là truyện cười?
- Thế nào là mâu thuẫn trong cuộc sống?
7. Tục ngữ
(H/S đọc)
- Thế nào là tục ngữ?
8. Câu đố
(H/S đọc)
- Thế nào là câu đố?
9. Ca dao
(H/S đọc)
- Thế nào là ca dao?
10. Vè
(H/S đọc)
- Thế nào là vè?
11. Truyện thơ
(H/S đọc)
- Thế nào là truyện thơ?
12. Chèo
(H/S đọc)
- Thế nào là chèo?
- Ngoài chèo, em còn nhận biết được thể loại sân khấu nào cũng thuộc về dân gian?
IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của dân tộc
(H/S đọc phần I)
Tại sao văn học dân gian là kho tri thức?
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc (H/S đọc)
- Tính giáo dục của văn học dân gian được thể hiện như thế nào?
3. Giá trị nghệ thuật to lớn của văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc
(H/S đọc)
- Văn học dân gian có giá trị nghệ thuật như thế nào?
- Nhà thơ học được gì ở ca dao?
Nhà văn học được gì ở truyện cổ tích?
- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Bất cứ một văn nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn ngữ.
+ Truyền người này sang người khác, đời này qua đời khác, không bằng viết mà bằng lời. 
- Không có chữ viết, cha ông ta lưu truyền qua miệng, nên nảy sinh ý thức sửa văn bản cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian là sáng tác tập thể.
- Truyện cổ kể về những nội dung trong đời sống nhân dân. Đó là tập tục, nghi lễ ở từng vùng, từng miền khác nhau. Tiếng cười trong truyện cười cũng mang nhiều cung bậc, có khi cười lên cho vui cửa vui nhà, vui anh vui em. Cũng có cái cười rơi nước mắt, có cái cười nhằm đưa ma tống tiễn xã hội cũ.
Thơ ca dân gian có nhiều bài ca mang bản chất nghề nghiệp, ca cầy cấy, ca ngư nghiệp, ca nghi lễ.
- Văn học dân gian có ba đặc trưng cơ bản:
+ Tính truyền miệng
+ Sáng tác tập thể
+ Tính thực hành
- Không lưu hành bằng chữ viết, truyền từ người nọ sang người kia, đời này qua đời khác, tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (ca hát chèo, tuồng, cải lương). Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm nên nhiều bản kể gọi là dị bản.
- Nó khác với văn học viết. Văn học viết cá nhân sáng tác văn học dân gian tập thể sáng tác. Quá trình sáng tác tập thể diễn ra: cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian. Quá trình truyền miệng lại được tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian mang đậm tính tập thể.
- Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.
- Tính thực hành của văn học dân gian biểu hiện:
+ Những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành từng nghề.
* Bài ca nghề nghiệp
* Bài ca nghi lễ
- Văn học dân gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu làm gì. Hãy nghe người nông dân tâm sự:
Ra đi anh đã dặn dò
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau
Ruộng sâu cấy trước để lúa cứng cáp lên cao tránh được mưa ngập lụt. Ta nhận ra đó là lời ca của người nông dân trồng lúa nước. Chàng trai nông thôn tế nhị và duyên dáng mượn hình ảnh lá xoan đào để biểu thị lòng mình:
Lá này là lá xoan đào
Tương tư thì gọi thế nào hỡi em?
- Thần thoại là loại hình tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thời công xã nguyên thuỷ. Nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hoá của người việt cổ.
- Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biển... Nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.
- Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
- Quy mô rộng lớn của sử thi: Độ dài, phạm vi kể truyện của nó: ví dụ: Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường dài 8503 câu thơ kể lại sự việc trần gian từ khi hình thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định.
- Ngôn ngữ có vần, nhịp khi đã dịch ra văn xuôi như Sử thi “Đăm Săn”.
- Nhân vật sử thi mang cốt cách của cả cộng đồng (tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng người). Ví dụ: Đăm Săn là hiện thân cho sức mạnh phi thường của tộc người Ê Đê ở Tây Nguyên.
- Những biến cố lớn lao gắn với cả cộng đồng. Đặc điểm này dễ thấy qua mối quan hệ giữa người anh hùng và cả cộng đồng. Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực thù địch cũng là mang lại cuộc sống bình yên cho buôn làng. Uy-lit-xơ cùng đồng đội lênh đênh ngoài biển khơi gắn liền với thời đại người Hy Lạp chinh phục biển cả.
- Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
+ Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nửa người như: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (thần vẫn mang tính người) hoặc An Dương Vương (Biết cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước về thuỷ phủ). Như vậy nhân vật có liên quan tới lịch sử nhưng không phải là lịch sử.
+ Xu hướng lí tưởng hoá: Nhân dân gửi vào đó ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt, họ mơ ước có một vị thần trị thuỷ. Khi có giặc, họ mơ có một Phù Đổng Thiên Vương. Trong hoà bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hoá.
- Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về số phận những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới 2 vấn đề cơ bản. Một là kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ. Hai là vươn lên ước mơ khát vọng đổi đời (nhân đạo, lạc quan).
- Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ Dừa, Tấm, Thạch Sanh...
- Quan niệm của nhân dân trong truyện cổ tích là quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
- Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ. Nhân vật là người

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_ky_1.doc