Bài thi liên môn Một số biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã Hoằng Quý

I. Tên tình huống:

Một số biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã Hoằng Quý.

II. Mục tiêu giải quyết tình huống:

 - Ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Ngày nay, song hành với sự phát triển của con người là những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Trong đó vấn đề môi trường là một trong số đó.Ô niễm môi trường là nguyên nhân tạo nên việc biến đổi khí hậu, mưa axit gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe con người và các sinh vật sống khác. Có 3 loại ÔNMT chính ở nông thôn là: ô nhiễm không khí, ô nhiếm đất và ô nhiễm nguồng nước, nhất là gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người như bệnh Ung thư, bệnh tim mạch

 

docx 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi liên môn Một số biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã Hoằng Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nảy sinh. Trong đó vấn đề môi trường là một trong số đó.Ô niễm môi trường là nguyên nhân tạo nên việc biến đổi khí hậu, mưa axit gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe con người và các sinh vật sống khác. Có 3 loại ÔNMT chính ở nông thôn là: ô nhiễm không khí, ô nhiếm đất và ô nhiễm nguồng nước, nhất là gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người như bệnh Ung thư, bệnh tim mạch
 Một số hình ảnh dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm
- Vấn đề môi trường là vấn đề xã hội mang tính cấp thiết của nhân loại, đòi hỏi sự tích cực từ mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Từ trước tới nay, báo đài mới chỉ chú trọng tới vấn đề ÔNMT ở các đô thị, còn vấn đề ÔNMT ở nông thôn lại ít được đề cập tới.
 - Với kiến thức hiểu biết của bản thân, em làm bài này để thuyết minh giải thích cho các bạn học sinh và mọi người hiểu về tầm quan trọng của môi trường.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết:
  - Tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Hoằng Quý
  - Thành phần hóa học của các chất gây ô nhiễm môi trường.
  - Các lí do dẫn đến việc suy thoái của nguồn không khí,đất, nước
  - Tác hại của việc ô nhiễm môi trường đối với con người,cuộc sống sinh hoạt.
  - Phương pháp khắc phục vấn đề đó.
  - Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế.
 - Tuyên truyền giải thích để nâng cao ý thức của người dân.
IV.Giải pháp giải quyết tình huống: 
 a) Giải pháp 1:Thấy được tác hại khi môi trường bị ô nhiễm
- Đưa ra những hình ảnh và những sự kiện gây tác hại đến con người để các bạn nhận biết và nêu được những tác hại đó nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường
 b) Giải pháp 2: Phân tích hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm
* Vận dụng các kiến thức liên môn:
-   Toán Học: Thống kê số liệu.
-   Địa lí       : Nêu lên đặc điểm khí hậu.(Địa lí 8, bài 31,32, trang 110, 114)
-   Hóa Học  : Thành phần hóa học của các chất có hại và khói bụi trong MT.(Hóa Học 8, bài 2,12, trang 7, 45)
-   Sinh học  : Nói lên sự quan trọng của Hô Hấp.( Sinh học 8 bài 20, 21, trang 64, 68, Sinh học 9 bài 54,55,56,57, trang 161, 166, 170)
-   Giáo dục : Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.
-   Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài thuyết trình.( Bài Thông tin về trái đất năm 2000 trang105 ngữ văn 8 tập 1)
-   Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google.
 c) Giải pháp 3:Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
 - Thuyết minh đưa ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
 d) Giải pháp 4: Định hướng và mục tiêu trong tương lai
 - Nếu môi trường không bị ô nhiễm thì sẽ như thế nào? Từ đó đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường sống của chính mình.
e) Giải pháp 5: Giải pháp thực hiện từ học sinh
 - Đưa ra biện pháp thực hiện của bản thân để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và trong tương lai.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
 Giải pháp 1: Tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Hoằng Quý.
 - Ở xã Hoằng Quý hiện nay, vấn đề ô nhiễm thường gặp ở các bãi rác, ven sông dẹ đườngkhông chỉ ô nhiễm về rác thải mà ô nhiễm về không khí, nguồn nước và ô nhiễm đất. Riêng ở Hoằng Quý hiện nay số người mắc các bệnh ung thư, viêm phế quản, ho lao do ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí gây ra. Hàm lượng khí CO, CO2. trong không khí rất cao. 
 Rác thải và nguồn nước không được xử lí
Theo số liệu của bộ y tế cung cấp thì những năm gần đây lượng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu chính là do ô nhiễm không khí gây ra. Điều đặc biệt, tình trạng không khí độc hại còn là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng. Với các hạt nhỏ nhiễm khuẩn, gây ra các loại bệnh hiểm nghèo, các loại tạp chất nằm lẫn trong không khí theo nước mưa thấm xuống các mạch nước ngầm gây nhiễm bẩn cao. Nhất là với tình trạng môi trường đáng báo động như hiện nay thì vấn đề đó lại càng có chiều hướng gia tăng. Người dân ngày một mất dần nguồn nước sạch trong sinh hoạt. Và đang phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch.
a) Ô nhiễm không khí: ( Vận dụng kiến thức liên môn, môn Địa lí 8 bài 31 đặc điểm khí hậu Việt Nam trang 110, bài 32 Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta trang 114, môn Sinh Học bài 20 Hô hấp và các cơ quan hô hấp trang 64, bài 21 Hoạt động hô hấp trang 68, môn Hóa học 8 bài 13 Phản ứng hóa học, trang 48, Môn Sinh học 9 bài 54, 55 Ô nhiễm môi trường, trang 161,166, bài 56,57 Thực hành: Tìn hiểu tình hình ô nhiễm ở địa phương, trang 170). 
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do khói bụi, khí thải tiếng ồn, . 
 Khói thải của xe cộ.
- Khác với thành phố, ô nhiếm không khí ở nông thôn có những đặc điểm riêng. Ở nông thôn có ít xe phân khối lớn hơn thành phố nên ít chịu ô nhiễm do khí thải từ động cơ hơn. Mặc dù vậy, ở nông thôn lại có những nguyên nhân khác: khói bụi, khí thải từ các phân xưởng, nhà máy, phân bón chưa qua xử lý. Những loại khí này chưa nhiều thành phần độc hại như CO, CO2, H2S,Khói, khí thải từ các phân xưởng Ô nhiễm không khí tại các nhà máy, khu công nghiệp. Người nông dân phun thuốc ồ ạt, với số lượng và nồng độ quá lớn dẫn tới ô nhiễm bầu không khí. Không chỉ có vậy, Ô nhiễm không khí còn có nguyên nhân từ những đống nhấm ven đường làm giảm tầm nhìn giao thông và còn từ các lò gạch thủ công,
- Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm do bụi trên đường. Ở nông thôn Việt Nam, đặc thù của đường nhỏ, nhiều đất đá, do đó mỗi khi có các phương tiện giao thông đi qua thì đường lại trở nên rất bụi. Quả thật ô nhiễm không khí gây hại rất nhiều tới sức khỏe con người cả nước nói chung và người dân Hoằng Quý nói riêng. Khói bụi gây nhiều bệnh liên quanh đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, và đặc biệt là lao phổi. 
 Khí bụi nguyên nhân gây ra bệnh lao. Bệnh viêm phế quản
 - Và ô nhiễm không khí còn là một trong những nguyên nhân dẫn biến đổi khí hậu toàn cầu: thảm thực vật thay đổi do mưa axit, bão lũ, trái đất nóng lên,Gần đây xã Hoằng Quý đã hứng chịu một chật lũ lụt lớn, gây tổn thất nặng nề cho người dân.
 Ảnh lũ lụt ở Hoằng Quý
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn nói chung và xã Hoằng Quý nói riêng ngày càng trở nên nghiêm trọng và trở thành một vấn đề cấp bách cần mau chóng được giải quyết.
- Và quan trọng hơn là vấn đề mưa axit. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa axit như sự phun trào của núi lửa hay các đám cháy Nhưng nguyên nhân chính vẫn là con người.
- Con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ mà trong than đá dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa rất nhiều khí nitơ.
- Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ôtô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO2. Trong khí xả, ngoài SO2 còn có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axit như H2SO4, axit Sunfur, axit Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với - các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các axit này đã làm cho nước mưa có tính axit
 Hình ảnh minh họa về mưa axit
b) Ô nhiễm đất( Vận dụng kiến thức liên môn, môn địa lí 8 bài 36 đặc điểm đất Việt Nam, trang 126, môn Hóa Học bài 2 Chất trang 7, bài 12 Sự biến đổi chất trang 45, Môn Ngữ Văn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000, trang 105 Ngữ Văn 8, Môn Sinh học 9 bài 54, 55 Ô nhiễm môi trường, trang 161,166, bài 56,57 Thực hành: Tìn hiểu tình hình ô nhiễm ở địa phương, trang 170)
- Đất ở nông thôn bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân: do chất thải trong xây dựng; các chất thải rắn từ các nhà máy, phân xưởng, bệnh viện và cả trong sinh hoạt gia đình và các chất hóa học độc hại(thuốc trừ sâu, phẩm màu, ) ngấm vào đất Rác thải y tế Rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp rác thải xây dựng.
 Đất bị khô cằn. Người dân phun thuốc trừ sâu ồ ạt.
- Đáng sợ hơn khi có dịch bệnh, người dân lại ném xác động vật nuôi bệnh lung tung và hậu quả là hình thành những bãi rác “lộ thiên” ngay lề đường vừa gây ô nhiễm đất lại bốc mùi rất khó chịu
 Rác được người dân vứt bừa bãi ở xã Hoằng Quý.
- Rác tràn lan khắp nơi, vừa bẩn lại vừa mất mĩ quan, đất đai lại trở nên khô cằn, cây cối khó phát triển vì còn dư lượng phân hóa học, thuốc bảo vệ thức vật và các hóa chất chứa nhiều thành phần tống hợp sẽ làm thay đổi tính chất của đất. Đặc biệt các loại như túi nilon, vỏ nhựa, các loại rác có thành phần chính là polime rất khó bị phân hủy. Do đó đất đai kém mầu mỡ, năng suất cây trồng thấp. Ở nông thôn ngừời dân sống chủ yếu bằng nghề nông thì việc đất biến tính, sản lượng thấp là một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chúng ta cũng đã được học bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000, tiết 39 ngữ văn 8” về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Bao bì ni lông gây nguy hại với môi trường bởi đặc tính không phân hủy hiện nay ở VN mỗi ngày người dân thải ra hang nghìn chiếc bao bì ni lông. Bao bì ni lông không phân hủy được lẫn đất cản trở quá trình sinh trưởng của động thực 
 vật bao quang nó. Không những thế nó còn gây ra hiện tượng sói mòn đất gây ra lũ lụ sạt lở
 - Ngoài ra chính từ những bải rác tự phát đó làm bùng phát những dịch bệnh cho con người như H5N1,.. và cho cả gia súc: lở mồm long móng, tai xanh, H7N9, tóm lài hậu quả sẻ rất khôn lường nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời.
 Bao bì ni lông vứt bừa bãi
c) Ô nhiễm nguồn nước.(Vận dụng kiến thức môn địa lí 8 bài 33 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam trang 117, Môn Sinh học 9 bài 54, 55 Ô nhiễm môi trường, trang 161,166, bài 56,57 Thực hành: Tìn hiểu tình hình ô nhiễm ở địa phương, trang 170)
- Loại ô nhiễm thứ 3 là ô nhiễm nguồn nước. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại nước thải từ các nhà náy, xí nghiệp xây dựng ở nông thôn( xã Hoằng Quý), nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và đặc biệt là lượng dư thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng ngấm xuống mạch nước ngầm, thủy vực: thói quen vứt vỏ thuốc trừ sâu đẫ sử dụng xuống kênh mương ngay cả là cả những hóa chất độc hạ
 Nước ở sông cỗng rãnh bị ô nhiễm do các chất thảy sinh hoạt, rác thải.
- Vì thế mà nguồn nước của các con sông, hồ, mương, kênh, ao, ngày càng trở nên ô nhiễm thậm chí đã mất hẳn tính chất ban đầu chuyển sang màu đên và có mùi rất khó ngửi.
- Và hậu quả thật nghiêm trọng: tần suất xuất hiện các dòng sông, con sông chết ngày càng nhiều, rất nhiều sinh vật chết vì nguồn nước bẩn.
- Nước bẩn; tôm, cá chết hàng loạt: Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người bởi các hóa chất độc hại là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh hiển ác (trong đó có bệnh ưng thư). Chắc chúng ta cũng đã biết những vụ nước xả thải chưa qua xử lí của công ti Vêdan hay những ngôi làng được nhắ đến với biệt danh “làng ung thư” do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, Những vụ việc đau lòng ấy đều một phần do ô nhiễm nguồn nước mà ra cả.
Ô nhiễm môi trường ở vùng nông thôn và đồi núi ở nước ta cong có một
nguyên nhân vô cùng tiêu cực đó là chiến tranh. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, các cánh rừng Vệt Nam đã phải hứng chịu hơn 30 triệu lít thuốc diệt cỏ mà phần lớn là chất dộc màu da cam- Đioxin và hàng tấn bom, mìn các loai. Hậu quả của thứ chất hóa học có công thức phân tử là dioxin 2,3,7,8-tetrachloro-dibenzo-para hay còn gọi là TCDD mang tính chất hủy diệt: biết bao con người đẫ chết; biết bao cánh rừng nguyên sinh, động-thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng; thảm thực vật thay đổi; ảnh hưởng nặng nề tới các thế hệ con cháu,
 Biểu đồ những vùng ảnh hưởng chất độc mầu da cam.
Giải pháp 2: Thành phần hóa học của các chất có hại và khói bụi trong MT
- Vấn đề ô nhiễm môi trường sống của con người đã tồn tại vài thế kỉ. Tuy nhiên, trước khi phát triển công nghiệp, sự ô nhiễm môi trường mang tính chất hạn chế về địa điểm và thời gian lan truyền cũng như về số lượng và tác hại của các chất ô nhiễm tới cơ thể sống. Tình hình đã thay đổi mạnh do sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp và dân cư ở các vùng nông thôn. Thêm vào đó phải kể tới sự gia tăng tiêu dùng mạnh và tập quán ngày càng phổ biến (ở các nước công nghiệp phát triển) vứt bỏ đồ vật không chỉ khi chúng hư hỏng, mà cả do mốt. Trong số những chất thải sản xuất và sinh hoạt con người, có nhiều chất (khoáng và hữu cơ) không chịu phân hủy sinh học (chất dẻo, thuốc bảo vệ động thực vật, đồ gốm, kim loại không rỉ, đồng vị phóng xạ v.v...).
Giải pháp 3:Các lí do dẫn đến việc suy thoái của nguồn không khí, đất, nước
- Đa phần các lí do gây ra chủ yếu do tác động của con người,xuất phát từ những thói quen hay công việc, đặc biệt là ý thức không tốt của người dân.
-  Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chínhlà: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. 
 Tình trạng ô nhiễm các các khu công nghiệp.
 - Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng( trong đó có địa phương xã Hoằng Quý như nhà máy Tiến Nông, Nhà máy Z111). Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng,đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 Nhà máy Z111 và nhà máy phân bón Tiến Nông ở địa bàn xã Hoằng Quý
Giải pháp 4: Tác hại của việc ô nhiễm môi trường đối với con người, cuộc sống sinh hoạt.
  - Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến hệ động thực vật trên trái đất.Chúng ta hãy có một cái nhìn khác nhau của ô nhiễm môi trường trên đời sống thực vật và động vật.
+Mưa axit là một trong những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến các khu vực có mức độ gây ô nhiễm.Như những cơn mưa axit ngấm vào đất, nó (đất) trở thành vô dụng để cây sinh trưởng . Như vậy loại đất không có thể cung cấp dinh dưỡng cho mục đích tăng trưởng thực vật. Mưa làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.
+Sự hiện diện củakhí ozone trong tầng lớp trên của khí quyển là cần thiết để bảo vệ chúng sinh khỏi các tia cực tím của mặt trời. Tuy nhiên, nếu tình trạng ô nhiễm không khí từ khí ozone trong tầng khí quyển thấp, nó chứng minh làcó hại cho sự phát triển của thực vật. Mô phổi của động vật cũng bị ảnh hưởngbởi khí ozone, khí này có mặt trong các tầng lớp thấp hơn của bầu khí quyển.
+Ô nhiễm nước biển tạo nên thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật thủy sinh. Cá và các sinh vật thủy sản phụ thuộc vào các nhà máy thức ăn. Bất kỳ loại thiệt hại cho các nhà máy này có ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng của hệ sinh thái đại dương. 
+Ô nhiễm đất dẫn đến bổ sung các hóa chất độc hại. Những hóa chất này gây ra một thay đổi sự trao đổi chất của cây trồng; thay đổi này có tác hại trên cây phát triển và do đó trên sản lượng các loại cây trồng.
- Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở xã Hoằng Quý ðã và đang đối với sức khỏe của toàn bộ người dân sinh sống trên địa bàn xã.
- Nhiều bệnh từ nước đều do nhiễm mà là kết quả của lượng nước bị ô nhiễm. Trong số các bệnh khác nhau liên quan đến nước,thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun đũa, nhiễm giardia và amoebiasis là những người quan trọng. Vấn đề hô hấp, phát ban da là một số trong những vấn đề khác về sức khỏe do ô nhiễm nước.
Giải pháp 5: Phương pháp khắc phục vấn đề đó.
   - Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử than thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảovệ môi trường cụ thể để đánh giá.
   - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục suythoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảmmôi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiệnvới môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển“năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
 Giải pháp 6: Biện pháp áp dụng cho người dân, học sinh:
a) Người dân tham gia vào việc phân loại và xử lí rác thải
+ Như mọi người cũng đã biết cốt lõi vấn đề trên là phụ thuộc và ý thức của người dân. Điều này sẽ được cải thiện quan từng ngày chứ không phải một sớm ,một chiều.Khi đó người dân sẽ phân loại rác thải nhà mình ra làm các nguồn như rác hữu cơ (làm từ giấy, nguồn từ các sợi, từ thực phẩm, các sản phẩm từ gỗ, tre , caosu, da; các chất dẻo) ,rác vô cơ kim loại thủy tinh,vật dụng không cháy) cuối cùng là các chất hỗn hợp 
b) Các câu lạc bộ sinh hoạt theo xóm, làng.
+ Mục đích trên là tuyên truyền để người dân biết được nghĩa vụ và các quyền lợi học đạt được; cung cấp thêm thông tin về phân loại chon người dân; vận động tinh thần từng hộ gia đình hưởng ứng.
Giáo dục ngay từ tầng lớp học sinh.
+ Việc này là vô cùng quan trọng,nó sẽ tạo ra một thế hệ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.Không gì hiệu quả bằng việc giáo dục tận gốc tư tưởng của lớp người kế thừa đất nước.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
 - Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Vậy nên bảo vệ môi trường sống cũng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Vậy mà giờ đây, cùng với các vấn đề như bùng nổ dân số, xung đột vũ trang hay nạn khủng bố, thì ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề thời sự được cả thế giới quan tâm vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam chung và xã Hoằng Quý nói riêng sự ô nhiễm môi trường đang được đẩy lên mức báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này.
- Môi trường đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, là không gian sống của con người và sinh vật. Môi trường còn là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Nhờ có môi trường, chúng ta được có nguồn nước để sinh hoạt hằng ngày, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản. Môi trường cung cấp cho ta lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm từ động vật, thực vật, các loại quặng, dầu mỏ cho năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải, lưu trữ, cung cấp thông tin và bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như tầng Ozon trong khí quyển hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. Thậm chí,chỉ cần thiếu môi trường trong một phút, chúng ta sẽ chết vì thiếu oxi.
   -  Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở các địa phương nông thôn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ 
Môi trường đang kêu cứu! Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay,đó là những con số gây thất vọng 
a) Thực tiễn học tập
 - Do hiện nay ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các bạn học sinh và người dân chưa cao, mặt dù được tuyên truyền, được nhắc nhở nhưng rác thải sinh hoạt vẫn bị vứt bừa bãi ra môi trường. Vì vậy em làm bài thuyết trình xong mong các bạn và mọi người hiểu được tầm quan trọng của môi trường.
b) Thực tiễn trong đời sống xã hội.
 - Chúng ta ai cũng đều hiểu rằng hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Việc bảo vệ môi trường sống đã trở nên rất cấp thiết, vì vậy qua bài liên môn này em mong có thể góp chút sức vào việc cải tạo môi trường, giải quyết vấn đề đang gây nhiều nhức nhối. Những việc tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhưng đem lại nhiều lợi ích. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 
- Việc bảo vệ môi trường sẽ giúp cho:
 + Đem lại sức khỏe cho con người, giảm tải các bệnh tật.
 + Nâng cao đời sống của con người.
 + Hạn chế được sự phá hủy của thiên nhiên như mưa, bão, lũ
- Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng loài người và toàn thể hệ sinh thái trên Trái Đất. Việc vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường và bảo vệ sự sống của chính chúng ta.
 Và trên là toàn bộ bài thuyết trình của em, em hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai thi lien mon doat giai nhi_12209633.docx