Bản vẽ khối tròn xoay - Nguyễn Thị Hạnh

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.

 2. Kỹ năng: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.

 Rèn luyện kĩ năng vẽ các vật thể và các hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.

 3. Thái độ: Giáo dục tính thích tìm tòi, nghiên cứu tự nhiên

B. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp huấn luyện - luyện tập,quan sát.

Họat động cá nhân, thực hành trên giấy

C. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Mô hình các khối tròn xoay

 2. Học sinh: Bảng 6.1 ; 6.2 ; 6.5. Vở, SGK, bút chì và các loại compa, thước kẻ.

D. TIẾN TRÌNH:

 I. Ổn định:1’

 II. Bài cũ: 4p Vẽ các hình chiếu của một trong các vật thể A;B;C,D (theo quy tắc đường dóng)

 III. Bài mới:

 1.Đặt vấn đề:2p GV đưa ra một số vật mẫu, để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp như hình trụ, hình nón, hình cầu và để đọc được bản vẽ vật thể của chúng, chúng ta cùng nghiên cứu bài: ".Bản vẽ các khối tròn xoay".

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bản vẽ khối tròn xoay - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 
5
BẢN VẼ KHỐI TRÒN XOAY
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.
2. Kỹ năng:
Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
 Rèn luyện kĩ năng vẽ các vật thể và các hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
3. Thái độ:
Giáo dục tính thích tìm tòi, nghiên cứu tự nhiên
B. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp huấn luyện - luyện tập,quan sát.
Họat động cá nhân, thực hành trên giấy
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Mô hình các khối tròn xoay
2. Học sinh:
Bảng 6.1 ; 6.2 ; 6.5. Vở, SGK, bút chì và các loại compa, thước kẻ.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định:1’ 
II. Bài cũ: 4p
Vẽ các hình chiếu của một trong các vật thể A;B;C,D (theo quy tắc đường dóng)
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề:2p 
GV đưa ra một số vật mẫu, để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp như hình trụ, hình nón, hình cầu và để đọc được bản vẽ vật thể của chúng, chúng ta cùng nghiên cứu bài: ".Bản vẽ các khối tròn xoay".
2. Triển khai:
Hoạt động của GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu khối tròn xoay: 6P
GV: giới thiệu Lọ , bát , nồi gốm được tạo ra như thế nào (treo hình vẽ 6.1 và giải thích)
? Cách tạo ra hình trụ , hình nón , hình cầu như thế nào?
? Quan sát hình 6.2 để tìm từ thích hợp điền vào chỗ () trong câu a, b, c và phát biểu lại.
- Gọi HS trả lời.
- GV: nhận xét và đưa ra kết luận .
- Dùng Mô hình để mô tả cách tạo ra các khối tròn xoay cho học sinh quan sát.
? Hãy kể một số vật thể có dạng các khối tròn xoay mà em biết?
I. Khối tròn xoay:
- Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.
- Hình trụ: Khi quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ ( Hình 6.2a )
- Hình nón: Khi quay một tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình nón ( Hình 6.2b )
- Hình cầu: Khi quay một nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu ( Hình 6.2c )
- Cái nón, quả bóng, hộp sữa
Hoạt động 2 : Hình chiếu của hình trụ , hình nón, hình cầu: 24P
GV cho HS quan sát mô hình hình trụ ( Đặt đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng của mô hình ba mặt phẳng chiếu ).
? Các em đã được biết các khối tròn xoay vậy hình chiếu của nó như thế nào?
 - Hãy quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
-Treo hình 6.3 hình trụ và hình chiếu của hình trụ.
-Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng bảng 6.1
? Mỗi hình chiếu có hình dạng như thế nào?
? Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của khối tròn xoay?
-Điền thông tin vào bảng.
-Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh 
-Treo hình 6.2 hình nón và hình chiếu của hình nón.
-Tiến hành các bước tương tự như đối với hình trụ.
-Treo hình 6.3 hình cầu và hình chiếu của hình cầu.
-Tiến hành các bước tương tự như đối với hình trụ.
- GV gọi một HS lên bảng làm sau đó gọi H khác nhận xét.
- GV kết luận và yêu cầu học sinh kẻ bảng vào vở.
Giáo viên nêu: thường dùng 2 hình chiếu để thể hiện khối tròn xoay.
II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu:
1. Hình trụ:
Hình chiếu đứng và chiếu cạnh đều là hình chữ nhật bằng nhau. Thể hiện chiều cao (h) và đường kính đáy(d).
- Hình chiếu bằng là hình tròn. Thể hiện đường kính đáy (d)
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Chữ nhật
d, h
Bằng
Tròn
d
Cạnh
Chữ nhật
d, h
2. Hình nón:
Hình chiếu đứng và chiếu cạnh đều là hình tam giác cân bằng nhau. Thể hiện chiều cao (h) và đường kính đáy (d).
- Hình chiếu bằng là hình tròn. Thể hiện đường kính đáy (d).
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Tam giác
d, h
Bằng
Tam giác
d, h
Cạnh
Tròn
d
3. Hình cầu:
Hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh đều là hình tròn bằng nhau và đều thể hiện đường kính (d).
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Tròn
d
Bằng
Tròn
d
Cạnh
Tròn
d
IV. Củng cố: 4p
Củng cố nội dung và bài tập:
- Đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Củng cố tóm lược lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong bài.
-Khen thưởng các học sinh tích cực.
- Trả lời câu hỏi bài tập.
V. Dặn dò: 4p
Trả lời các câu hỏi trong SGK. 
Làm bài tập trang 26.
Đọc trước bài 7, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tiết sau làm bài thực hành: "Đọc bản vẽ các khối tròn xoay".
Dụng cụ: giấy A4, compa, thước, bút chì
VI. Bổ sung:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay - Nguyễn Thị Hạnh - Trường THCS Lê Lợi.doc