Bộ đề cương ôn tập thi tôt nghiệp môn Ngữ văn lớp 12 – Năm học 2014 – 2015

I. ĐỌC HIỂU( 2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”

 ( Trích “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh).

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và nêu ý chính của cả đoạn?

2. Đoạn văn trên đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ ra tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?

 

docx 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1524Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề cương ôn tập thi tôt nghiệp môn Ngữ văn lớp 12 – Năm học 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh về đoạn thơ trên. Qua đó liên hệ đến trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với quê hương, đất nước?
ĐÁP ÁN:
ĐỌC HIỂU( 2 điểm): HS cần trả lời được những ý cơ bản sau:
- Ý 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
 Ý 2: Ý chính của đoạn văn: Thực dân Pháp gây ra nhiều tội ác đối với phong trào yêu nước của nhân dân ta.
- Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật: Điệp từ ( Chúng); điệp cấu trúc ( Chúng lập ra Chúng thẳng tay chém giết Chúng tắm.); Sử dụng những từ ngữ giàu tính hình tượng ( thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa, bể máu)
Tác dụng của các biện pháp tu từ: Thể hiện thái độ khinh bỉ của Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp( từ chúng), làm cho giọng văn hùng hồn và lời kết tội đối với những tội ác của thức dân Pháp trở nên đanh thép hơn.
II. LÀM VĂN( 8 điểm):
Câu 1: 
 - Yêu cầu về kỹ năng: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 - Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được hai ý sau:
 + Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là gia đình. (Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng)
 + Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực. Chính nó mới là yếu tố quyết định làm nên nhân cách con người
Câu 2:
Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài nghị luận văn học, cụ thể là kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cá thể cảm nhận về đoạn thơ với nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý cơ bản sau:
I/ Mở bài:
  Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
“Đất Nước” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến khu Trị - Thiên.
  Đọan thơ trên là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với đất nước :
 “ Trong anh và em hôm nay,
     Đều có một phần Đất Nước
           Làm nên Đất Nước muôn đời”.
 II/ Thân bài :
Thật vậy, sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương diện không gian- địa lý,thời gian- lịch sử,phong tục- văn hóa , Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định :
 “ Trong anh và em hôm nay,
       Đều có một phần Đất Nước”.
Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy.Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này.Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống của mình.
 -  Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người,nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận :
“Khi hai đứa cầm tay
                                       Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
                    Khi chúng ta cầm tay mọi người
             Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
 - Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước  /  Đất Nước),nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.  
- Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước :
“Mai này con ta lớn lên
          Con sẽ mang Đất Nước đi xa
                    Đến những tháng ngày mơ mộng”.
    à Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước.Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày mơ mộng”.Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
      - Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của đất nước, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người :
                          “ Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
                    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
           Làm nên Đất Nước muôn đời”
     => Bằng giọng thơ trữ tình kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ “phải biết - phải biết” nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa thân” nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng lànhắn nhủ với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình - dặn người của nhà thơ.
Từ đoạn thơ trên, học sinh liên hệ đến trách nhiệm của bản thân nói riêng và của thế hệ trẻ nói chung đối với quê hương, đất nước.
III/ Kết bài:
- Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm .Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
- Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ.
ĐỀ 2:
I. ĐỌC HIỂU( 2 điểm): Mở đầu bài thơ “Đi đi em”, nhà thơ Tố Hữu viết: 
Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
 Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi ! 
 Từ hai câu thơ trên, Anh/ Chị hãy cho biết :
Những từ gạch chân trong hai câu thơ trên là những từ thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ nào ? Việc sử dụng những từ ngữ trên đã đem lại tác dụng gì cho bài thơ/ câu thơ ?
Theo Anh/ Chị, có thể dùng từ « ni » thay cho từ « nay », từ « rứa » thay cho từ «  thế » trong trong đoạn văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận sau hay không, vì sao ? Từ đó hãy rút ra đánh giá của mình về việc dùng từ trong văn bản ?
 «  Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không bảo hộ được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. »
LÀM VĂN(8 điểm) :
Câu 1 ( 3 điểm) : “Tôn sư trọng đạo”(Thành ngữ)
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài khoảng 400 từ bàn luận về vấn đề trên, nhất là đặt trong bối cảnh xã hội ngày nay?
Câu 2( 5 điểm): Cảm nhận của anh / chị về đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm                  “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có từ ngày đó”.
ĐÁP ÁN:
ĐỌC HIỂU:
- Ý 1: Những từ được gạch chân trong hai câu thơ trên là những từ địa phương, thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Ý 2: Việc sử dụng những từ ngữ trên đã tạo cho bài thơ một sắc thái quê hương gần gũi, một tình cảm thân thương của những người cùng nơi chôn nhau cắt rốn.
 2. - Không thể dùng từ “ni” thay cho từ “nay”, từ “rứa” thay cho từ “thế” trong đoạn văn bản chính luận trên được vì việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận là không phù hợp.
 - Kết luận: Khi dùng từ trong văn bản, cần ý thức rõ về phong cách ngôn ngữ của văn bản để dùng từ cho phù hợp.
II. LÀM VĂN:
 Câu 1: 
 - Yêu cầu về kỹ năng: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 - Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
I. Mở bài: Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài.
1. Giải thích.
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. 
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
“Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:
+ “Không thầy đố mày làm nên” – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
+ “Học thầy không tầy học bạn” – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.
Vì thế dân gian lại có câu:
+ “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:
+ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : “Tôn sư trọng đạo”.
 Và vì thế: “Trọng thầy mới được làm thầy” - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.
	Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sự trọng đạo” là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
b. Chứng minh.
- Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
- Bằng những hiểu biết về vấn đề này:
+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.
Như thầy Lý Công Uốn đời nhà Lý, thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An. Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,... Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
c. Bình luận.
- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
3. Mở rộng.
III. Kết luận.
Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo” .
Bài học bản thân.
Câu 2: 
Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài nghị luận văn học, cụ thể là kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cá thể cảm nhận về đoạn thơ với nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý cơ bản sau:
 I/ Mở bài :
  - Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
  - “Đất Nước” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến khu Trị - Thiên.
 - Chín câu thơ đầu của đọan thơ :
            “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có từ ngày đó”.
  Là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành và phát triển của Đất Nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động,gợi cảm sôi nổi và thiết tha.
II/ Thân bài :
   * Toàn đọan thơ có chín câu, được viết theo thể thơ tự do, hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ giúp cho người đọc có những suy nghĩ, cảm nhận về cội nguồn và sự hình thành của Đất nước một cách sâu sắc.
    * Trước hết,ở hai câu thơ đầu của đọan thơ, Tác giả  đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của đất nước.Đất nước có từ bao giờ ?  Để trả lời cho câu hỏi này, nhà thơ đã viết :
                                                      “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi,
    Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”.
         - Tham vọng tính tuổi của Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái “ngày xửa ngày xưa” ( thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừu tượng, không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại.
Song chính ở “cái ngày xửa ngày xưa” đó, nhà thơ đã giúp cho chúng ta nhận thức được :
Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ bao giờ chẳng biết .Chỉ biết rằng : khi ta cất tiếng khóc chào đời, thì Đất Nước đã hiện hữu.   
        - Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của đất nước, nhà thơ còn nỗ lực hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước :
                                     “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,
                                       Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
        +Phải chăng, khởi thủy của đất nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh hùng của con người Việt Nam. Ở đây,hình ảnh “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích,ca dao,tục ngữ.Bởi lẽ,“miếng trầu”là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chungcủa tâm hồn dân tộc.Từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ văn hiện đại, cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước.
    - Và còn nữa, trong quá trình trưởng thành, đất nước còn gắn liền với với đời sống văn hóa tâm linh, bằng phong tục tập quán lâu đời còn truyền lại và bằng chính cuộc sống lao động cần cù vất vả của nhân dân :
                                    “Tóc mẹ thì bới sau đầu
                                      Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
                                      Cái kèo, cái cột thành tên,
                                       Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần ,sàng”.
   +  Đọan thơ, bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng , nhà thơ đã đưa người đọc trở về với những nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh “tóc mẹ thì bới sau đầu”, gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt; và những câu ca dao xưa ca ngợi vẻ đẹp đậm tình nặng nghĩa trong cuộc sống vợ chồng “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
   + Không những vậy, hình ảnh thơ còn thể hiện sự cảm nhận về đất  nước gắn với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, lấy hạt gạo làm gia bản
  =>-   Có thể nói:
      - Đọan thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước - một câu hỏi quen thuộc, giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ : nhà thơ không tạo ra khoảng cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những hình ảnh mĩ lệ , mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải , mà dùng cách nói rất đỗi giản dị, tự nhiên với những gì gần gũi , thân thiết, bình dị nhất.
     - Gịong thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu trúc thơ theo lối tăng cấp : Đất Nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có từgiúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ.  Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước ( vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất nước , quê hương của mình.
 III/ Kết bài :
      - Tóm lại, chín câu thơ mở đầu cho đọan trích “Đất Nước” đã thật sự để lại những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc cho người đọc về sự sinh thành và trưởng thành của đất nước.
      +  Bởi lẽ, đọan thơ đã giúp cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những ai mà còn có những nhận thức mơ hồ về đất nước mình thật sự phải suy gẫm.
      + Đọan thơ còn cho chúng ta hiểu được đất nước thật thân thương và gần gũi biết nhường nào .Từ đó đọan thơ bồi dưỡng thêm cho chúng ta về tình yêu đất nước, quê hương mình và biến tình yêu ấy bằng thái độ, hành động dựng xây , bảo vệ đất nước.
ĐỀ 3:
ĐỌC HIỂU(3 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai?	
Nêu ngắn gọn về nội dung của đoạn thơ?
Xác định các biện pháp pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật đó?
 LÀM VĂN(7 điểm):
Câu 1( 2 điểm): Vai trò của gia đình trong cuộc sống ngày nay.
Câu 2( 5 điểm): Anh /Chị hãy phân tích nét chung và riêng của hai nhận vật Chiến và Việt trong tác phẩm ”Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để làm rõ vẻ đẹp của hai nhận vật.
ĐÁP ÁN:
ĐỌC HIỂU(3 điểm):
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
Nội dung của đoạn thơ: Những suy nghĩ, cảm xúc chân thành của nhà thơ về ý nghĩa lớn lao mà cuộc đời và sự nghiệp cao cả của Bác đã mang lại cho dân tộc. Qua đó, thể hiện tình cảm thành kính, thương yêu của nhà thơ cũng như của cả dân tộc đối với Người.
Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng:
Nhân hóa: “mặt trời”(đi ): một thiên thể to lớn trong vũ trụ hằng ngày như luôn ở bên cạnh, gần gũi và bầu bạn với Bác. Nhờ đó mà hình tượng của Bác được nâng tầm, trường tồn cùng vũ trụ.
Ẩn dụ: “mặt trời”( câu 2): Bác Hồ như vầng mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Tác giả cũng khẳng định Bác sẽ sống mãi trong đời sống và trong lòng mọi người dân Việt Nam.
Điệp từ( ngày ngày, đi), điệp cấu trúc( 2 câu đầu với 2 câu sau), hoán dụ( mùa xuân): Nhấn mạnh về sự vĩnh hằng của Bác cũng như tình cảm của nhân dân đối với Bác.
LÀM VĂN:
Câu 1( 2 điểm):
 - Yêu cầu về kỹ năng: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 - Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
I. Mở bài: Giới thiệu yêu cầu của đề: Gia đình có vai trò to lớn trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.
II. Thân bài: 
1. Giải thích khái niệm 
 Gia đình: Tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.
Vì vậy gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho con người khôn lớn. 
→ Gia đình có vai trò to lớn đối với con người.
2. Chứng minh vấn đề: 
 - Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền
 thống gia đình .
DC: Trong văn học: Nguyễn Du chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình có truyền thống khoa bảng của mình.
 Trong cuộc sống: Nguyễn Hữu Ân biết nghe lời mẹ
 - Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
3. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
 - Khẳng định vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. 
 - Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của XH. 
 - Mỗi con người cần biết bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng.
III. Kết bài: Khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Câu 2( 5 điểm):
a.Yêu cầu về kỹ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để trình bày cảm nhận vẻ đẹp của các nhân vật; làm rõ được điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật trong truyện ngắn. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp. 
 b.Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Những đứa con trong gia đình và nghệ thuật khắc họa nhân vật của ngòi bút Nguyễn Thi, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý cơ bản sau:
I. Mở bài: 
 - Giới thiếu sơ lược về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình”.
 - Giới thiệu vấn đề: Chiến và Việt – “khúc  hạ nguồn” của dòng sông truyền thống gia đình. Giữa Chiến và Việt có nhiều điểm chung nhưng cũng có những nét khác biệt.
II. Thân bài:
1. Nét tính cách chung của hai chị em:
     - Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương ( cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má do bọn Mỹ gây nên) à căm thù giặc sâu sắc nên có cùng ý chí : trả thù cho ba má , cho quê hương và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc.
     - Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em ( tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em chuẩn bị lên đường nhập ngũ) .
     - Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_ON_TAP_12.docx