Bước đầu tìm hiểu kinh tế ruộng đất các triều Đại Lý – Trần, Lê Sơ

Phần mở đầu 3

Chương 1. Vài nét về kinh tế ruộng đất trước thế kỉ XI 8

 1.1. Sở hữu ruộng đất thời kỳ nguyên thủy và thời đại Hùng Vương 8

 1.2. Sở hữu ruộng đất từ thế kỷ I đến thế kỷ X. (thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc).

11

Chương 2. Kinh tế ruộng đất thời kỳ Lý- Trần, Lê sơ. 14

 2.1. Kinh tế ruộng đất thời kỳ Lý – Trần. 14

 2.1.1. Các hình thức sở hữu Nhà nước. 14

 2.1.1.1. Bộ phận ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý. 15

 2.1.1.2. Bộ phận ruộng đất các làng xã quản lý (ruộng đất Công làng xã). 19

 2.1.1.3. Ruộng đất được Nhà nước phong cấp cho quan lại quản lý. 27

 2.1.2. Các hình thức sở hữu ruộng đất tư nhân. 33

 2.1.2.1. Ruộng đất thuộc nông dân tư hữu quản lý. 35

 2.1.2.2. Ruộng đất thuộc địa chủ quản lý. 35

 2.1.2.3. Ruộng điền trang. 36

 2.1.2.4. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà chùa. 38

 2.2. Kinh tế ruộng đất thời kỳ Lê - Sơ (thế kỷ XV) . 43

 2.2.1. Các hình thức sở hữu ruộng đất Nhà nước. 44

 2.2.1.1. Ruộng đất Nhà nước trực tiếp quản lý. 44

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu tìm hiểu kinh tế ruộng đất các triều Đại Lý – Trần, Lê Sơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Phần mở đầu
3
Chương 1. Vài nét về kinh tế ruộng đất trước thế kỉ XI 
8
 1.1. Sở hữu ruộng đất thời kỳ nguyên thủy và thời đại Hùng Vương
8
 1.2. Sở hữu ruộng đất từ thế kỷ I đến thế kỷ X. (thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc). 
11
Chương 2. Kinh tế ruộng đất thời kỳ Lý- Trần, Lê sơ.
14
 2.1. Kinh tế ruộng đất thời kỳ Lý – Trần. 
14
 2.1.1. Các hình thức sở hữu Nhà nước. 
14
 2.1.1.1. Bộ phận ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
15
 2.1.1.2. Bộ phận ruộng đất các làng xã quản lý (ruộng đất Công làng xã).
19
 2.1.1.3. Ruộng đất được Nhà nước phong cấp cho quan lại quản lý.
27
 2.1.2. Các hình thức sở hữu ruộng đất tư nhân.
33
 2.1.2.1. Ruộng đất thuộc nông dân tư hữu quản lý.
35
 2.1.2.2. Ruộng đất thuộc địa chủ quản lý.
35
 2.1.2.3. Ruộng điền trang.
36
 2.1.2.4. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà chùa.
38
 2.2. Kinh tế ruộng đất thời kỳ Lê - Sơ (thế kỷ XV) .
43
 2.2.1. Các hình thức sở hữu ruộng đất Nhà nước. 
44
 2.2.1.1. Ruộng đất Nhà nước trực tiếp quản lý.
44
 2.2.1.2. Bộ phận ruộng đất ban cấp cho quan lại cao cấp và thân thuộc vua – chế độ lộc điền.
46
 2.2.1.3. Ruộng đất ban cấp cho nông dân quản lý- chế độ quân điền.
51
 2.2.2. Các hình thức sở hữu ruộng đất tư nhân.
57
 2.2.2.1. Ruộng đất thuộc sở hữu của nông dân tự canh.
59
 2.2.2.2. Bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu lớn của địa chủ. 
60
Kết luận.
64
Tài liệu tham khảo .
68
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Vấn đề ruộng đất là một vấn đề lớn và có tính chất quan trọng trong tiến trình lich sử Việt Nam. Nó chẳng những quyết định về sản xuất nông nghiệp, về mọi mặt kinh tế khác, mà còn quyết định bộ mặt xã hội của mọi thời đại nói chung. Ruộng đất càng chiếm giữ địa vị quan trọng hơn khi chúng ta đặt nó trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, bởi vì trong xã hội phong kiến, nền kinh tế căn bản là nông nghiệp. Chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất là cơ sở của quan hệ sản xuất phong kiến, là nền tảng của toàn bộ chế độ phong kiến. Vì vậy, việc nghiên cứu về chế độ ruộng đất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu chế độ phong kiến Việt Nam. Một công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về vấn đề ruộng đất sẽ góp phần mấu chốt để tìm hiểu những đặc điểm phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, phân định những giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến, cũng như để cắt nghĩa nhiều hiện tượng lịch sử khác.
Đối với lịch sử nước ta, dân tộc ta, thế kỷ XI – XV(thời kỳ Lý – Trần, Lê Sơ) có một vị trí đặc biệt. Đó là những thế kỷ đánh đấu sự hình thành, phát triển và thịnh vượng của chế độ phong kiến Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn lịch sử này để hiểu biết chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ phát triển và thịnh đạt, đồng thời xác định được vai trò và vị trí của Nhà nước phong kiến Lý – Trần, Lê Sơ trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nghiên cứu chế độ ruộng đất thế kỷ XI – XV sẽ góp phần vào công việc nói trên, hơn nữa còn đem lại những kinh nghiệm, bài học quý báu cho việc quản lý ruộng đất trong thời kỳ hiện nay và tương lai.
Ruộng đất bao giờ cũng chỉ tồn tại với tư cách là tư liệu sản xuất nếu nó gắn liền với con người và xã hội loài người. Vì vậy, ruộng đất luôn luôn đặt dưới các quan hệ nhất định. Đó là các quan hệ sở hữu , quan hệ chiếm hữu, quan hệ phân phối sản phẩm ... hay gọi chung là chế độ ruộng đất. Chế độ ruộng đất khác nhau theo không gian và thời gian. Vì vậy, nghiên cứu chế độ ruộng đất là nghiên cứu quan hệ sản xuất chủ đạo của mỗi thời kỳ lịch sử. Do đó nghiên cứu chế độ ruộng đất có thể cho phép định rõ tính chất cơ bản của Nhà nước, của chế độ xã hội thiết lập trên đó, cúng như bản chất của giai cấp cầm quyền. Nghiên cứu chế độ ruộng đất thời kỳ Lý-Trần, Lê sơ góp phần làm sáng tỏ thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội của thời kỳ đó .
Việc nghiên cứu toàn bộ chế độ ruộng đất trong quá khứ giúp ta hiểu thêm vị trí của vấn đề ruộng đất và vấn đề nông dân trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa cách mạng to lớn của cuộc cải cách ruộng đất trong những năm 1954 – 1955. Hơn nữa, sự tồn tại của mỗi một triều đại trong lịch sử dân tộc bao giờ cũng gắn liền với việc giải quyết những vấn đề ruộng đất do xã hội trước đó đặt ra. Vì vậy, lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học bổ ích trong giai đoạn Cách mạng hiện nay. Ngày nay trên bước đường cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưỡi sự lãnh đạo của Đảng, dĩ nhiên, vấn đề ruộng đất được dặt ra trên một bình diện khác: Đó là vai trò chủ động của con người và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Nhưng then chốt của vấn đề vẫn là quyền sở hữu về ruộng đất.
Tóm lại, việc nghiên cứu về chế độ ruộng đất trong thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam nói riêng, và trong lịch sử Việt Nam nói chung có một tầm quan trọng đặc biệt như vậy, vừa có ý nghĩa về khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính vì ý nghĩa to lớn đó mà tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Bước đầu tìm hiểu kinh tế ruộng đất các triều đại Lý – Trần, Lê Sơ”.
2. Lịch sử vấn đề.
Cho đến hiện nay thì vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến việt Nam nói chung và vấn đề ruộng đất thời kỳ Lý – Trần, Lê Sơ nói riêng (Thế kỷ XI - XV) không còn là một đề tài mới mẽ. Nó đã có một quá trình lịch sử nghiên cứu kể từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, đặc biệt là từ năm 1954.
Năm 1949, “Việt nam lịch sử giáo trình” của Đào Duy Anh ra đời. Vấn đề ruộng đất được trình bày khá hệ thống trong tác phẩm này. Nổi lên một số luận điểm chính: Sự phổ cập của chế độ đại điền trang ở thời Lý – Trần. Trong lúc đó, sang thời nhà Lê Sơ thì “đại khái ruộng đất trong nước đều là của nhà vua”, “trừ một số ít đã do tư nhân chiếm hữu làm tư điền, tư thổ, còn thì phần lớn ruộng đất đều là của công”. Hai giai đoạn lịch sử Lý – Trần (thế kỷ XI - XIV) và Lê Sơ (thế kỷ XV), do đó, khác hẳn nhau về chất.
Hoà bình lập lại, Minh Tranh trong cuốn “Sơ thảo lược sử Việt Nam” đã viết thêm một vài nét về vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam và sự phát triển của chế độ phong kiến nước ta, vai trò của Hồ Quý Ly trong cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ Xô viết. Trong bài viết của mình, Minh Tranh đã chỉ ra sự khác nhau về chất giữa hai thời kỳ lịch sử Lý – Trần và Lê Sơ, đồng thời nêu lên nguồn gốc, quá trình hình thành và tính chất của chế độ đại điền trang thời Trần.
Năm 1959, Phan Huy Lê đã có một bài viết về “ Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ” (thế kỷ XV) Nxb Văn – Sử - Địa,T3, năm 1959.
Năm 1976, Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm đã đi sâu nghiên cứu chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất nước ta thời Lý – Trần. Bài viết “ Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu thời Lý – Trần” của hai tác giả được đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3 năm1976.
Sau 1975, với yêu cầu nghiên cứu lại hình thái kinh tế – xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, vấn đề chế độ ruộng đất lại được đưa ra xem xét một cách cụ thể hơn. Đến năm 1979, Vũ Huy Phúc viết cuốn “ Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nữa đầu thế kỷ XIX” Nxb- Khoa học xã hội, Hà Nội-1979. Để làm tiền đề và hiểu được một cách hệ thống vấn đề ruộng đất nữa đầu thế kỷ XIX tác giả đã giành chương 1 để khái quát lại vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam từ thời Nguyên thuỷ cho đến đầu thế kỷ XIX, trong đó tác giả đã dừng lại phân tích khá sâu cùng với những lời bình, kết luận vấn đề ruộng đất ở thời kỳ Lý – Trần, Lê Sơ.
Năm 1982, vấn đề ruộng đất thế kỷ XI – XV lại được đặt ra thông qua bài viết của Trương Hữu Quýnh về: “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI - XVIII”, tập 1, thế kỷ XI – XV.
Như vậy là, vấn đề kinh tế ruộng đất ở nước ta các thế kỷ XI – XV (dưới thời Lý – Trần và Lê Sơ) đã có một quá trình nghiên cứu lâu dài, với sự tham gia và chung sức của các nhà khoa học có tên tuổi. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà địa phương học đã góp phần mình vào việc dựng lên bức tranh về chế độ ruộng đất ở các thế kỷ này, làm cơ sở cho việc trình bày một cách đầy đủ các mặt hoạt động của nhân dân về kinh tế nông nghiệp đương thời. Tuy nhiên, có thể do thiếu nguồn sử liệu cụ thể mà nhiều vấn đề vẫn còn chưa được sáng tỏ, đặc biệt là xu thế phát triển của chế độ ruộng đất và tính chất kinh tế – xã hội của nó ở các thế kỷ đó cũng chưa được nêu lên một cách hệ thống và chưa được giải thích đầy đủ. Mặt khác, thông qua kinh tế ruộng đất, các bài viết chưa đề cập đến sự giống nhau và khác nhau về tính chất cũng như bản chất của Nhà nước Lý – Trần so với Nhà nước Lê Sơ.
Nhìn chung, vấn đề ruộng đất trong bốn thế kỹ này chỉ mới được đặt ra ở mức độ bộ phận, nhằm làm nền cho việc giải thích và chứng minh các hoạt động xã hội khác, chứ chưa được đặt thành một vấn đề riêng để nghiên cứu một cách hệ thống và từ đó có thể góp phần lý giải một cách khách quan theo những quy luật khách quan các vấn đề khác của lịch sử dân tộc.
Mặc dù là đề tài không mới mẽ, nhưng vẫn có sức hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người, đặc biệt là những người đam mê khoa học, đam mê tìm hiểu một vấn đề lớn nếu không muốn nói là cơ bản trong lịch sử dân tộc Việt Nam – vấn đề kinh tế ruộng đất.
Trong bài luận văn này, bản thân tôi tự đặt ra yêu cầu là phải phân tích các loại hình sở hữu ruộng đất giữa các thời kỳ, khuynh hướng phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất nói chung. Đồng thời, so sánh và lý giải sự khác nhau cơ bản về ruộng đất giữa thời Lý so với thời Trần, cũng như giữa thời Lý – Trần so với Lê Sơ. Từ đó xác định bản chất Nhà nước, thiết chế kinh tế – xã hội của giai đoạn lịch sử Lý – Trần, Lê Sơ.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để xây dựng và hoàn thiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Quán triệt phương pháp luận Mác xít – Lê nin nít thể hiện ở việc kết hợp hai phương pháp là phương pháp logic và phương pháp lịch sử, trong đó luận văn chủ yếu được trình bày theo phương pháp của bộ môn – phương pháp lịch sử để phân tích đánh giá các loại hình sở hữu ruộng đất một cách thực chất và khách quan.
Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài, luận văn này còn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và suy luận logic để giải quyết vấn đề mà luận văn đặt ra.
4. Giới hạn của đề tài:
Đề tài: “Bước đầu tìm hiểu kinh tế ruộng đất các triều đại Lý – Trần, Lê Sơ” đã giới hạn phạm vi của luận văn là từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Thế kỷ XI, với việc định đô ở Thăng Long của nhà Lý (1010), lịch sử dân tộc Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới trong hoàn cảnh thống nhất lâu dài. Thế kỷ XV là giai đoạn phát triển cao nhất của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, đầu thế kỷ XVI, với sự sụp đổ của nhà Lê Sơ, đất nước chuyển sang giai đoạn phân liệt. Luận văn này có nhiệm vụ tiềm hiểu kinh tế ruộng đất trong những thế kỷ nói trên. Tuy nhiên, luận văn vẫn giành một chương để khái quát tình hình ruộng đất từ thế kỷ X trở về trước nhằm tạo một cái nhìn liên tục, một cái nền chi phối tình hình ruộng đất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, nội dung luận văn gồm những chương sau:
Chương 1: Vài nét về kinh tế ruộng đất trước thế kỷ XI.
Chương 2: Kinh tế ruộng đất thời kỳ Lý – Trần, Lê Sơ.
Nội dung
Chương 1: Vài nét về kinh tế ruộng đất trước thế kỷ XI.
Ruộng đất không chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu của các triều đại tiền tư bản mà còn là tư liệu sản xuất quan trọng của các xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu vấn đề ruộng đất là nghiên cứu tư liệu sản xuất trong mối quan hệ biện chứng với quan hệ sản xuất, để góp phần vạch ra quá trình phát triển của lịch sử xã hội, phân kỳ các giai đoạn lịch sử, bởi vì "Nhân tố quyết định trong lịch sử quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp ". [4 ,7]
Xác định vấn đề ruộng đất trong lịch sử chính là xác định các hình thức sở hữu và chiếm hữu tư liệu sản xuất ruộng đất, trên đó đã quy định nên các mối quan hệ sản xuất khác. Nghiên cứu chế độ sở hữu các tư liệu sản xuất nói chung hay chế độ sở hữu ruộng đất nói riêng là đi vào vấn đề then chốt của lịch sử xã hội Việt Nam.
Trước khi nghiên cứu kinh tế ruộng đất Nhà nước Lý - Trần, Lê cần có một sự nhìn nhận chung về vấn đề này trong suốt thời kỳ trước thế kỷ thứ I và từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X (thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc ).
1.1.Sở hữu ruộng đất thời kỳ nguyên thuỷ và thời đại Hùng Vương. 
Cũng như hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam á, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Do đó, ruộng đất sớm trở thành tư liệu sản xuất chung của các thành viên Công xã lúc bấy giờ. Sở hữu chung về tư liệu sản xuất là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thời kỳ Công xã nguyên thuỷ. Thành viên công xã trong từng thị tộc giao cho Trưởng lão và Hội đồng Thị tộc nắm quyền điều hành sản xuất và phân phối sản phẩm. Trong tình hình như vậy thì chế độ sở hữu công xã về ruộng đất tất phải chiếm địa vị thống trị và có thể nói là chiếm địa vị duy nhất. 
Càng về sau này, cách ngày nay khoảng 5 ngàn năm, quan hệ huyết thống trong từng công xã càng lỏng lẽo, nhường chỗ cho Công xã láng giềng, công xã nông thôn, công xã lớn phát triển dần. Đây là những hình thức công xã qúa độ tiến tới xã hội có giai cấp.
Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi bộ mặt Công xã Thị tộc là do sự phát triển kinh tế. Nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất, mà còn vì nhu cầu trị thuỷ cho kinh tế nông nghiệp lúa nước (chế độ sông nứơc ở Việt Nam ác liệt và càng ngặt nghèo hơn trong thời đại xa xưa), vì nạn ngoại xâm là nguy cơ thường trực và trực tiếp. Cho nên, thời đại Hùng Vương, với nước Văn Lang - Âu Lạc thừa nhận một hình thức chính quyền tập trung cao hơn tổ chức Hội đồng Thị tộc để quản lý ruộng đất. 
Kể từ đó chế độ sở hữu Công xã Thị tộc về ruộng đất có sự thay đổi. Nếu trước đây ruộng đất giao cho Hội đồng Thị tộc quản lí thì nay Hùng Vương và An Dương Vương đại diện cao nhất cho quyền lợi các công xã quản lý. Các Lạc Vương, Lạc Hâù, Lạc Tướng v. v. . . là sự nối tiếp và mở rộng quản lí của chức năng Hội đồng Thị tộc trước đây về ruộng đất trên phạm vi liên minh bộ lạc, bộ tộc, tiến tới quản lý trên phạm vi một Quốc gia.
Vấn đề chế độ sở hữu và vai trò lịch sử vô cùng quan trọng của nó được Enghen nêu lên dưới một quy luật lịch sử như sau : "Từ trước tới nay, tất cả mọi cuộc cách mạng đều là những cuộc cách mạng nhằm bảo hộ một loại chế độ sở hữu này chống lại một loại chế độ sở hữu khác. Những cuộc cách mạng đó không thể bảo hộ chế độ sở hữu này mà không làm thiệt hại đến loại chế độ sở hữu khác" [4, 170].
Từ đây chế độ sở hữu công xã Thị tộc về ruộng đất đã bị "thiệt hại". Công xã không còn là người sở hữu chân chính nữa. Sở hữu ruộng đất được giao cho Hùng Vương , An Dương Vương và các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Nhưng hình thức sở hữu ruộng đất này không phải là sở hữu tư nhân như các triều đại phong kiến sau này mà được giới hạn bởi nhiều công xã giao quyền quản lý cho chính quyền tập trung (không phải tập quyền). Kiểu sở hữu ruộng đất này còn mang ý chí và quyền lực của Công xã và thành viên công xã. Cho nên, có thể nói rằng, tính sở hữu ruộng đất của các Lạc Vương thực chất chỉ là sự chiếm hữu. 
Trên cơ sở đó, các Lạc Vương giao ruộng cho từng Công xã và đồng thời giao quyền quản lý cho Công xã, đó là quyền chiếm hữu ruộng đất. Các Công xã lần lượt chia ruộng đất cho từng thành viên hoặc từng gia đình và cũng chỉ giao quyền chiếm hữu cho họ cày cấy. Trước đây Công xã Thị tộc cùng làm chung, hưởng chung và không lệ thuộc vào một hệ thống quản lý nào thì nay có sự biến đổi. Sản phẩm làm ra còn phải nộp cho chính quyền tập trung và thành viên Công xã còn phải đi lao dịch, làm công ích cho chính quyền đó.
Diễn biến cho thấy Công xã lúc đó phải là Công xã gia đình, gia trưởng (mẫu hệ chuyển sang phụ hệ) , Công xã nông thôn hoặc Công xã láng giềng. Các Công xã qúa độ này đang trên bước đường giải thể.
Hình thức sở hữu và chiếm hữu ruộng đất và các tên gọi Công xã như trên là một hình thức quá độ. Hình thức quá độ đó tất yếu dẫn đến sở hữu tư nhân sau này. Cơ sở kinh tế - xã hội mang tính chất quá độ thì đương nhiên chính quyền tập trung thời đại Hùng Vương sản sinh trên cơ sở đó cũng mang tính chất quá độ.
Vậy là, cùng với nhu cầu thuỷ lợi, chống ngoại xâm, chế độ chiếm hữu ruộng đất là nguyên nhân và là điều kiện để hình thành một hình thái chính quyền tập trung sơ khai trong thời đại Hùng Vương.
Hệ quả này tới lượt nó lại tác động trở lại chính cái nguyên nhân đã sản sinh ra nó. Chế độ chính trị thời các Vua Hùng, Vua Thục đã củng cố, thúc đẩy chế độ chiếm hữu ruộng đất.
Thực tế thì chính quyền tập trung này với bộ máy quản lý của nó tồn tại quá dài, đến gần 500 năm, cũng chỉ là bộ máy quá độ đang thai nghén một kiểu Nhà nước mà chưa định hình một kiểu Nhà nước nào cả.
Mặc dù vậy, bộ máy dần dần tiến tới xu thế bóc lột, có thể đã thoát ly sản xuất trong một chừng mực nhất định và đã mang tính chất ăn bám . Đây là bước đầu tiên trên con đường phân hoá thành các giai cấp đối kháng làm cơ sở cho việc biến bộ máy quản lý tập trung của Công xã thành Nhà nước thực sự.
Tóm lại , tôi muốn nhấn mạnh rằng, khi nói chính quyền tập trung được giao quyền sở hữu về ruộng đất, nhưng thực quyền thì Công xã là người đại diện chân chính nhất. Do vậy, thực chất bộ máy quản lý của các Lạc Vương cũng chỉ giữ cái quyền chiếm hữu về ruộng đất.Và khi nói Công xã nông thôn chỉ được giữ quyền chiếm hữu nhưng thực chất và thực tế họ vẫn giữ quyền sở hữu về ruộng đất. Có thể nói cách khác là trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì bộ máy quản lý của Lạc Vương và của Công xã nông thôn, cả hai đều là đồng sỡ hữu. Cho nên giai đoạn trước công nguyên, thời đại Hùng Vương về ruộng đất là chế độ chiếm hữu ruộng đất, trong đó sở hữu bao trùm, chủ đạo vẫn là sở hữu Công xã mở rộng trên phạm vi nhiều bộ tộc, tiến tới phạm vi Quốc gia. Mác gọi đây là kiểu sở hữu châu á hay phương thức sản xuất châu á.
Do vấn đề bản quyền nên không thể đăng hết đề tài này, các bạn cần tài liệu này gửi email qua địa chỉ: vanbieu85@gmail.com 

Tài liệu đính kèm:

  • docChế độ ruộng đất thời Lý Trần Lê Sơ.doc