Câu hỏi kiểm tra Văn 8

Câu 1: Đoạn trích “Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng”. Thuộc thể loại nào?

A. Ký sự. B. Hồi ký. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ký.

Hướng dẫn chấm:

- Mức tối đa: Phương án B.

- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

Câu 2: Thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, được gọi là gì?

A. Ký sự. B. Hồi ký. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ký.

Hướng dẫn chấm:

- Mức tối đa: Phương án B

- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi kiểm tra Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI KIỂM TRA VĂN 8
CÂU HỎI NHẬN BIẾT (3 câu)
Câu 1: Đoạn trích “Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng”. Thuộc thể loại nào?
A. Ký sự. B. Hồi ký. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ký.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án B.
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 2: Thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, được gọi là gì?
A. Ký sự. B. Hồi ký. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ký.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án B
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 3: Lão Hạc trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội?
A. Người nông dân Việt Nam ở thời điểm Cách mạng tháng 8. 1945.
B. Người nông dân Việt Nam ở thời điểm sau Cách mạng tháng 8. 1945
C. Người nông dân Việt Nam ở thời điểm trước Cách mạng tháng 8 .1945. 
D. Người nông dân Việt Nam và Cách mạng tháng 8. 1945.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án C
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Hành động: “Xám mặt, nghiến răng, thay đổi cách xưng hô, nảy sinh sự phản kháng” là hành động của ai? Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
A. Cai Lệ. B. Lý Trưởng. C. Chị Dậu. D. Người nhà Lý Trưởng.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án C.
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 2: Hành động:“Sầm sập tiến vào, mang theo tay thước, dây thừng, roi” là hành động của ai? Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
A. Cai Lệ. B. Lý Trưởng. C. Chị Dậu. D. Người nhà Lý Trưởng.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án A
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Hành động:“Sầm sập tiến vào, mang theo tay thước, dây thừng, roi” là hành động của giai cấp nào trong xã hội?
A. Chế độ Phong kiến. B. Chế độ Thực dân Pháp.
C. Giai cấp địa chủ. D. Chế độ nửa Thực dân Phong kiến.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án D
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 4: Hành động: “Xám mặt, nghiến răng, thay đổi cách xưng hô, nảy sinh sự phản kháng” là hành động nhằm mục đích gì? Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
A. Chống trả. B. Đánh lại Lý Trưởng. C. Chị Dậu bảo vệ hạnh phúc gia đình. D. Phản kháng.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án C.
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 5: Văn bản Lão Hạc của Nam Cao đề cập đến vấn đề gì?
A. Phẩm chất khí khái của người nông dân. B. Nông dân giàu lòng tự trọng, khí khái.
C. Phẩm chất cao quí. D. Ý B và C đúng.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án A.
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 6: Văn bản Lão Hạc của Nam Cao đề cập đến người nông dân giai đoạn nào?
A. Người nông dân Việt Nam ở thời điểm Cách mạng tháng 8. 1945.
B. Người nông dân Việt Nam ở thời điểm sau Cách mạng tháng 8 .1945
C. Người nông dân Việt Nam ở thời điểm trước Cách mạng tháng 8 .1945. 
D. Người nông dân Việt Nam và Cách mạng tháng 8. 1945.
Hướng dẫn chấm:
- Mức tối đa: Phương án C
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP (3 câu)
 Câu 1: Đoạn trích “Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng”, Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt? (2 điểm)
 	Hướng dẫn chấm:
 	- Mức tối đa (2 điểm): Hsinh nêu được hoàn cảnh của bé Hồng.
+Mồ côi cha, Mẹ do nghèo túng, phải tha hương cầu thực
+Anh em của bé Hồng ở lại với người cô ruột đầy sự ghẻ lạnh . . . .
 	- Mức chưa tối đa (1,0 điểm): Học sinh được 1 trong 2 ý.
 	- Không đạt (0 điểm): Học sinh trả lời sai hoặc hoàn toàn không trả lời.
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính truyện Lão Hạc-Nam Cao? (2 điểm)
	Hướng dẫn chấm:
 	- Mức tối đa (2,0 điểm): Hsinh nêu được:
+Truyện Lão Hạc-Nam Cao viết về người nông dân Việt Nam trước CM 8 – 1945.
+ Một lão nông nghèo khó nhưng có phẩm chất cao quý.
+Giàu lòng nhân ái, vì người khác không vì bản thân. 
+Yêu thương con người và loài vật.
 	- Mức chưa tối đa (1,0 điểm): Học sinh được 2 trong 4 ý.
- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Học sinh được 1 trong 4 ý.
 	- Không đạt (0 điểm): Học sinh trả lời sai hoặc hoàn toàn không trả lời.
Câu 3: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa chân dung nhân vật? Qua đó nhấn mạnh điều gì về nhân vật? (2điểm) 
	Hướng dẫn chấm:
 - Mức tối đa (2,0 điểm): Hsinh nêu được:
+Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
+ Qua đó thể hiện rõ bản chất hung hãn, thú tính của bọn tay sai.
+ Hình ảnh chị Dậu cam chịu và mạnh mẽ.
+ Số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Mức chưa tối đa (1,5 điểm): Học sinh nêu được 3 ý trong 4 ý.
- Mức chưa tối đa (1,0 điểm): Học sinh nêu được 2 ý trong 4 ý.
- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Học sinh nêu được 1 ý trong 4 ý.
- Không đạt (0 điểm): Học sinh trả lời sai hoặc hoàn toàn không trả lời.
CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO (2 câu)
 Câu 1: Đoạn trích “Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng”, nhân vật người cô được khắc họa như thế nào? Qua đó nói lên điều gì? (3 điểm)
Hướng dẫn chấm:
 	- Mức tối đa: (3 điểm) Học sinh nêu được: Nhân vật người cô.
+Giọng điệu vừa cai nghiệt, điêu ngoamiệt thị, mỉa mai mẹ bé Hồng.
+Bé Hồng nhận ra điều đó và đã có những suy nghĩ tốt đẹp về mẹ mình
+Không trả lời dứt khoác với cô: Không! Cháu không ..bé chứ.
+Câu trả lời thông minh của bé Hồng người cô vẫn không buông tha mà giọng càng “ngọt” hơn, thật ra đó là những lời mỉa mai, sâu cai, độc ác: 
+Họ xa nói mẹ bé Hồng: “tình cảnh túng quẩn, ăn vận rách rưới, người gầy rạc”.
+ Qua đó cho thấy thái độ và tâm địa độc ác của người cô chuyển hướng châm chọc, nhục mạ cao hơn....
 	- Mức chưa tối đa: Căn cứ vào mức độ đạt được của các tiêu chí trên để đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt được. (Mỗi tiêu chí đúng đạt 0,5 điểm).
 	- Không đạt: Học sinh không nêu được các yêu cầu trên
 Câu 2: Nêu sự tương phản giữa chị Dậu và người nhà Lý trưởng, Cai Lệ? (3 điểm)
 	Hướng dẫn chấm:
 	- Mức tối đa (3 điểm): Hsinh nêu được: 
Cai Lệ, người nhà Lý trưởng
Chị Dậu
-Sầm sập tiến vào, mang theo tay thước, dây thừng, roi (0,5 điểm).
-Giọng hầm hè, quát. Hành động đánh, trói anh Dậu. Giọng văn, cách dùng từ thể hiện sự khinh bỉ, miệt thị(0,5 điểm).
à Là những tên tay sai tàn bạo, ngang ngược (hiện thân của cái nhà nước bất nhân lúc bấy giờ). Bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị. (0,5 điểm).
-Run run xin khất sưu, thiết tha xin khất: Chịu đựng, nhẫn nhục. Khi Cai lệ không đồng ý, hắn định trói anh Dậu: (0,5 điểm).
-Xám mặt, nghiến răng, thay đổi cách xưng hô, nảy sinh sự phản kháng, quật ngã Cai lệ. (0,5 điểm).
à Xuất phát từ lòng căm thù và tình yêu thương chồng con mãnh liệt. Đại diện cho người nông dân xưa (bị bóc lột) (0,5 điểm).
 	- Mức chưa tối đa: Giáo viên căn cứ vào các tiêu chí đạt được để tính tổng điểm. 
 	- Không đạt: Học sinh không nêu được các yêu cầu trên
Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên? (3 điểm)
 	Hướng dẫn chấm:
 	- Mức tối đa (3 điểm): Hsinh nêu được: 
+Lão Hạc là hiện thực số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
+Vì nghèo, phải bán đi cậu Vàng-kỷ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình.
+Không lối thóat, phải chọn cái chết để bảo tồn tài sản cho con và không phiền hà bà con hàng xóm.
+Lão Hạc thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người.
+Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương yêu con, muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc.
+Trân trọng, ngợi ca tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
- Mức chưa tối đa: Căn cứ vào mức độ đạt được của các tiêu chí trên để đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt được. (Mỗi tiêu chí đúng đạt 0,5 điểm).
 	- Không đạt: Học sinh không nêu được các yêu cầu trên

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra.doc