Câu hỏi ôn tập học kì 2 Văn 7 - Năm học 2015 - 2016

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 VĂN 7

 NĂM HỌC 2015-2016

PHẦN I- VĂN BẢN

Bài 1: Tục ngữ

 Tục ngữ là gì ? Chép thuộc 4 câu tục ngữ

về thiên nhiên và lao động sản xuất

về con người và xã hội

Bài 4:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? Qua bài văn em rút ra bài học gì ? Tìm một số dẫn chứng để chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?

Bài 6: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

Nêu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ? Qua bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bằng các tác phẩm đã học em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh đức tính giản dị của Bác

Bài 7: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

1-Em hãy nêu nội dung , nghệ thuật ý nghĩa văn bản “Ý nghĩa văn chương”

2- Bằng những dẫn chứng trong các tác phẩm văn học , em hãy làm sáng tỏ về nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương.

Bài 8: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Em hãy nêu giá trị tác phẩm, ý nghĩa văn bản “ Sống chết mặc bay” ? Tóm tắt truyện “ Sống chết mặc bay” khoảng 5- 6 câu ?

 

doc 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì 2 Văn 7 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
PHẦN I- VĂN BẢN 
Bài 1: Tục ngữ 
 	Tục ngữ là gì ? Chép thuộc 4 câu tục ngữ 
về thiên nhiên và lao động sản xuất
về con người và xã hội
Bài 4:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? Qua bài văn em rút ra bài học gì ? Tìm một số dẫn chứng để chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
Bài 6: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) 
Nêu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ? Qua bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bằng các tác phẩm đã học em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh đức tính giản dị của Bác
Bài 7: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
1-Em hãy nêu nội dung , nghệ thuật ý nghĩa văn bản “Ý nghĩa văn chương” 
2- Bằng những dẫn chứng trong các tác phẩm văn học , em hãy làm sáng tỏ về nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. 
Bài 8: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
Em hãy nêu giá trị tác phẩm, ý nghĩa văn bản “ Sống chết mặc bay” ? Tóm tắt truyện “ Sống chết mặc bay” khoảng 5- 6 câu ? 
 Bài 9: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản này ? Vì Sao nói các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi ? Em hãy viết bài văn ngắn giới thiệu về khu di tích lịch sử ở địa phương em.
PHẦN II- TIẾNG VIỆT
	Bài 1: Rút gọn câu
Lý thuyết : 
Thế nào là rút gọn câu? Rút gọn câu nhằm mục đích gì ? Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ? Đặt một câu rút gọn. Cho biết câu ấy rút gọn thành phần nào?
2-Bài tập áp dụng : 
Bài 1 : Tìm Câu rút gọn và cho biết thành phần được rút gọn trong các câu sau 
a- Người ta là hoa đất.
b- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
đ-Tấc đất, tấc vàng.
Bài 2 : Tìm Câu rút gọn và cho biết thành phần được rút gọn, khôi phục thành phần rút gọn trong câu sau
a-Lan hỏi Hoa:
 - Bạn gặp cô ấy bao giờ?
 - Hôm qua.
	b- Anh đang làm gì đấy ? 
	 - Đang học.
	c- Ai làm việc này ? 
	 - Bạn bình.
Bài 2: Câu đặc biệt
1-Lý thuyết : 
Câu đặc biệt là gì? Nêu tác dụng của câu đặc biệt ? Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt qua 2 VD sau đây:
A/ Một đêm hè. Tôi và mẹ cùng đi công viên dạo mát.
 B/ Lan hỏi Hoa:
 - Bạn gặp cô ấy bao giờ?
 - Một đêm hè.
2- Bài tập áp dụng 
Bài 1- Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt
a- Một đêm mùa xân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyễn Tuân)
b- Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ( Nam Cao)
c- Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa (Khánh Hoài).
d- Chim sâu hỏi chiếc lá : 
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi ! 
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
 Bài 2 : Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các câu sau 
a) Mặt trời nhú lên dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. 
b) Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. ( Duy Khán) 
c) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. 
d- Chim sâu hỏi chiếc lá : 
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi ! 
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Bài 3: Thêm trạng ngữ cho câu
1) Nêu đặc điểm của trạng ngữ ? Thêm trạng ngữ cho câu có tác dụng gì ? Khi nói, viết người ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?Đặt câu có dùng trạng ngữ chỉ mục đích, một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
2- Bài tập áp dụng: 
Bài 1- Tìm trạng ngữ và nêu đặc điểm của trạng ngữ trong những câu sau : 
a- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. 
b- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. 
c- Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. 
Bài 2 – Xác định chức năng ngữ pháp của cụm từ “mùa xuân” trong những câu sau : 
a-Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. 	 (Vũ Bằng) 
b- Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. 	( Vũ Tú Nam) 
c- Tự nhiên như tế : ai cũng chuộng mùa xuân. 	( Vũ Bằng) 
d- Mùa xuân ! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. 
Bài 3- xác định chức năng ngữ pháp của cụm từ “ mùa hè” trong các câu sau :
Mùa hè, hoa phượng nở rực trời 
Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm
Bạn thích mùa nào nhất ?
Mùa hè.
d) Mùa hè! Mùa hoa phượng nở. Mùa của nắng và gió.
Bài 4 : Tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau : 
1.Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ (Ét – môn- đô- đơ- A- xi- mi)
 2.Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. (Lí Lan)
3. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. (Vũ Bằng)
 4. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cành hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ.
 5. Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. (Hồ Chí Minh)
 6.Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn.
 7.Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. (Ngô Tất Tố).
Bài 5: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1) Thế nào là câu chủ động và câu bị động ? Có những cách nào để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ? Theo em có phải câu nào có từ “ bị, được” cũng là câu bị động hay không? Hai từ “ bị, được” thường hàm chứa ý nghĩa gì về sự vật khi được nói trong câu? Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động. 
a) Người ta xây một bồn hoa ở giữa sân.
b) “ Ngày nay, ở một số nơi, người ta khai thác rừng thiếu kế hoạch.”
2) Bài tập áp dụng: 
Bài 1- Chuyển những câu chủ động sau đây thành hai câu bị động tương ứng (2 cách) ?
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
Chàng kỵ sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. 
Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. 
Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Thầy giáo phê bình em.
Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
Nó biếu bà tấm vải này.
Mọi người yêu mến em.
Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông.
Ông kể câu chuyện rất hay
2- Trong những câu sau đây câu nào là câu bị động, câu nào không phải là câu bị động ? Tại sao ?
	a- Nam được đi đá bóng. 
	b- Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.
	c- Nó bị ngã.
	d- Nó bị đẩy ngã.
Bài 7: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
1-Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ? Nêu các cách dùng cụm C-V để mở rộng câu ? Áp dụng : Câu sau đây được mở rộng thành phần nào : Hôm ấy, trời mưa to khiến lớp tôi không đi tham quan được. Gộp 2 câu thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng.
Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui.
Cây rừng bị tàn phá. Điều đó khiến lũ lụt xảy ra triền miên. 
Áp dụng : Tìm cụm C-V làm thành phần trong các câu sau đây và cho biết chúng mở rộng thành phần nào ? 
- Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui.
 - Cây rừng bị tàn phá khiến lũ lụt xảy ra triền miên.
2) Bài tập áp dụng 
Bài 1-Tìm cụm Chủ- Vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm Chủ- Vị làm thành phần gì? 
Cái bàn này chân đã gãy.
Câu chuyện ông kể rất hay.
 Minh học giỏi là niềm vinh dự cho gia đình và gia tộc.
 Quyển sách đó em đã cất trong tủ sách.
Trời trở rét là dấu hiệu của mùa đông.
 Sương muối xuống nhiều khiến cây lá trở nên tàn lụi.
Khuôn mặt hắn nhăn nhúm trông đến thảm hại.
Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
 Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.
 Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. 
Bài 2- Hãy gộp các cặp câu sau đây thành câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. 
a)Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b)Nhà văn Hoài Thanh đã khẳng định : “ Cái đẹp là cái có ích”.
c)Anh em hòa thuận. 
d)Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
đ)Cách mạng tháng Tám thành công. Tư đó, tiếng Việt có 1 bước phát triển mới, 1 số phận mới. 
e)Trời trở rét. Đó là dấu hiệu của mùa đông
Bài 9: Liệt kê
1-Thế nào là phép liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào ? Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết đó là kiểu liệt kê gì?.
 a- “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán”
 	b- Gậy tre chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
2) Bài tập áp dụng : 
Bài 1 : Tìm các biện pháp tu từ , xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các đoạn văn sau : 
a- “Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. ..” (Ca Huế trên song Hương - Hà Ánh Minh) 
b) “ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp,búng, ngón phi, ngón rãi”( Ca Huế trên song Hương - Hà Ánh Minh)
b-“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”(Cây tre V.Nam Thép Mới).
Bài 2 : Tìm phép liệt kê trong đoạn văn sau và nêu tác dụng : 
a- Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.[...] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm[... ].(Phạm Duy Tốn) 
b- [] Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. (Hồ Chí Minh) 
c- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...” 	 
d-Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
 Em đã sống lại rồi, em đã sống
 Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
 Không giết được em, người con gái anh hùng! (Tố Hữu)
Bài 3- Tìm phép liệt kê trong các câu sau và phân loại chúng theo các kiểu đã học : 
a-Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)
b- Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)
c-Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. (Thép Mới)
d-Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. ( Phạm Văn Đồng)
Bài 10: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
 Dấu chấm lửng thường dùng trong những trường hợp nào ? Dấu chấm phẩy thường dùng trong những trường hợp nào?
Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong câu sau : Quê hương em có rất nhiều loại trái cây: mận, bưởi, nhãn
2) Bài tập áp dụng : 
Bài 1- Hãy cho biết công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang trong các đoạn văn sau : 
a- Thằng Dần lè lưỡi ra : 
- Eo ! Mẹ ơi ! 
- Thậtkhông có thế, cứ cổ con mà chặt !
b- Rúrúrú máy bắt đấu mở, bắt đầu xúc than.
c- Thốt nhiên một người nhà quê, mình nẩy lấm láp, quần áo ướt dầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: 
- Bẩm  quan lớn đê vỡ mất rồi! 
d- Anh này lại say khướt rồi []
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu không được thìthìthưa cụ.
Bài 11: Dấu gạch ngang
1) Nêu những công dụng của dấu gạch ngang ? Làm sao phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối khi viết?
2) Bài tập áp dụng : 
Viết bài văn ngắn ( chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng các dấu câu mà em đã học.
PHẦN III – TẬP LÀM VĂN
A- LÝ THUYẾT :
1) Thế nào là văn nghị luận ? Nêu đặc điểm của văn nghị luận? 
2) Thế nào là phép lập luận chứng minh ? Đặc điểm của lập luận chứng minh là gì ? Hãy nêu các bước làm bài của bài văn chứng minh ? 
3) Thế nào là phép lập luận giải thích ? Đặc điểm của lập luận giải thích là gì ? Hãy nêu các bước làm bài của bài văn giải thích? 
B-BÀI TẬP THỰC HÀNH
Đề 1: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
Đề 2: Rừng mang lại cho con người nhiều lợi ích, vì vậy con người cần có ý thức bảo vệ rừng. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh nhận định trên.
Đề 3: Tục ngữ Việt Nam có câu : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Em hãy giải thích để làm sáng tỏ vấn đề mà câu tục ngữ nêu ra.
 Đề 4: Hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đề 5 : Em hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Đề 6 : Chøng minh r»ng nh©n d©n ViÖt Nam tõ x­a ®Õn nay lu«n lu«n sèng theo ®¹o lÝ “¡n qu¶ nhí kÎ trång c©y” ; “ Uèng n­íc nhí nguån”
Đề 7: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
Đề 8 : Nh©n d©n ta th­êng nh¾c nhë nhau: 
Mét c©y lµm ch¼ng nªn non
Ba c©y chôm l¹i nªn hßn nói cao.
Dùa vµo lÞch sö ®Êu tranh b¶o vÖ vµ x©y dùng ®Êt n­íc, em h·y chøng minh sù ®óng ®¾n c¶u lêi khuyªn trªn.
Đề 9: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Đề 10 : Giải thích câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”.
Đề 11: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin : “Học, học nữa,học mãi”
Đề 12 : Giaûi thích caâu tuïc ngöõ “Thaát baïi laø meï thaønh coâng”.
Đề 13 : Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
 Hãy giải thích câu nói trên
Đề 13: Hãy làm sáng tỏ nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học! Học nữa! Học mãi!”
 Đề 14 - Em hãy giải thích câu ca dao: 
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” 
Đề 15 : Cha ông ta có câu:	“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua lời khuyên ấy? Từ đó liên hệ đến hành vi ứng xử của học sinh hiện nay, có lời khuyên đối với các bạn./.
Đề 16- Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
BỘ ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7
 NĂM HỌC 2015-2016
Đề 1:
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ta câu “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Nêu ý nghĩa của văn bản trên
Câu 2 : Thế nào là câu đặc biệt ? Tìm câu đặc biệt trong câu sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó : “ Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” ( Nam Cao)
Câu 3: Chọn một trong hai đề sau để làm bài 
Đề 1: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
Đề 2 : Hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đề 2
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hung dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng ” 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ta câu “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.”.
đ)Nêu nội dung của văn bản trên
Câu 2 : Thế nào là rút gọn câu ? Tìm câu rút gọn trong câu sau và nêu thành phần được rút gọn trong câu :
“Chim sâu hỏi chiếc lá : 
- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi ! 
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.” 
Câu 3: Chọn một trong hai đề sau để làm bài 
Đề 1: Rừng mang lại cho con người nhiều lợi ích, vì vậy con người cần có ý thức bảo vệ rừng. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh nhận định trên.
Đề 2 : Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
Đề 3
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dung, cái nhà lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất ” 
a)Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c)Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
d) Nêu ý nghĩa của văn bản trên;
đ) Em rút ra bài học gì cho bản thân của văn trên
Câu 2 : Thế nào là câu chủ động ? Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng: “Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.”
Câu 3: Chọn một trong hai đề sau để làm bài 
Đề 1: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Đề 2 : Giải thích câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”.
Đề 4
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp,cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng : Trường, Kì, Kháng Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi ! ” 
a)Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b)Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn văn trên? 
c)Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
d) Nêu nội dung của văn bản trên;
Câu 2 : Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ? Tìm cụm chủ vị để mở rộng câu trong các câu sau : 
a) Cái bàn này chân đã gãy.
b) Minh học giỏi là niềm vinh dự cho gia đình và gia tộc.
Câu 3: Chọn một trong hai đề sau để làm bài 
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Đề 2 : Giải thích câu tục ngữ : “Uống nước nhớ nguồn”
Đề 5 
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“... Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng...”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Tìm luận điểm cho đoạn văn trên.
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu “ Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng”
đ) Nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản trên.
Câu 2 : Tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau :
a) Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn. 
b) Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. 	
Câu 3 : Chọn một trong hai đề sau để làm bài:
Đề 1 : Tục ngữ Việt Nam có câu : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Em hãy giải thích để làm sáng tỏ vấn đề mà câu tục ngữ nêu ra.
 Đề 2 - Em hãy giải thích câu ca dao: 
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” 
Đề 6
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế ...”
a)Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Tìm luận điểm cho đoạn văn trên.
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu “Hò Huế thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế ”.
đ) Nêu ý nghĩa của văn bản trên.
Câu 2 : Xác định các thành phần câu trong những câu sau :
a) Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn. 
b) Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. 
Câu 3 : Chọn một trong hai đề sau để làm bài:
Đề 1 : Cha ông ta có câu:	
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua lời khuyên ấy? Từ đó liên hệ đến hành vi ứng xử của học sinh hiện nay, có lời khuyên đối với các bạn./.
Đề 2
Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin : “Học, học nữa,học mãi”
Đề 7
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Tìm luận điểm cho đoạn văn trên.
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp,búng, ngón phi, ngón rãi ”.
đ) Nêu nội dung của văn bản trên.
Câu 2 : Xác định các thành phần câu trong những câu sau :
a) Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. 
b) Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. 
Câu 3 : Chọn một trong hai đề sau để làm bài:
Đề 1 : Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docCÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 VĂN 7.doc