Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn

học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng

tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung; để sống và làm việc hiệu quả hơn; để học tập tốt

các môn học khác cũng như để học suốt đời.

Môn học tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin,

tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc,

hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học

Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn và thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của

dân tộc mình.

Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và

có tác động qua lại với nhiều môn học khác như Ngữ văn, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thể

dục, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh đồng thời còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn

Toán và các môn khoa học tự nhiên.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng

lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).

Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ

đề và chủ điểm phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định

trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT–BGDĐT ngày 24

tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết

thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3

pdf 50 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về các lời khuyên chăm sóc sức khỏe 
– Thuyết trình về phương pháp học tập suốt đời 
– Nói về công việc trong tương lai 
20 
Chủ đề Năng lực giao tiếp 
... 
1.3. Kiến thức ngôn ngữ 
Kiến thức ngôn ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và 
có vai trò như một phương tiện giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, 
đọc, viết. Hệ thống kiến thức ngôn ngữ dạy học trong Chương trình bao gồm: 
Cấp tiểu học 
Ngữ âm 
Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp tiểu học được thể hiện trong hai lĩnh vực: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
– Ngôn ngữ nói: các nguyên âm, phụ âm (trong đó chú trọng đến các âm khó, không có trong tiếng Việt) và một số tổ 
hợp phụ âm; trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu cơ bản. 
– Ngôn ngữ viết: mối quan hệ tương ứng giữa âm thanh và chữ viết để đánh vần, đọc và viết đúng những từ, ngữ đã 
học. 
Từ vựng 
Từ vựng được dạy ở cấp tiểu học là những từ thông dụng, đơn giản, cụ thể ở Bậc 1 trong tiếng Anh phục vụ 
cho các tình huống giao tiếp trong phạm vi hệ thống chủ đề và chủ điểm của chương trình. Số lượng từ vựng 
được quy định ở cấp tiểu học khoảng 600 – 700 từ. 
Ngữ pháp Nội dung dạy học ngữ pháp ở cấp tiểu học bao gồm: 
– Câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định/ phủ định; các câu đơn; trật tự từ trong câu đơn; 
các cấu trúc phục vụ phát triển năng lực giao tiếp ở Bậc 1. 
– Động từ ở thì hiện tại đơn giản, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản, tương lai đơn giản, tương lai gần, 
21 
động từ tình thái, danh từ số ít/ số nhiều, danh từ đếm được/không đếm được, tính từ sở hữu, sở hữu cách 
của danh từ, dạng so sánh hơn/ kém của tính từ, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, số đếm và 
số thứ tự, những giới từ thông dụng, những liên từ thông dụng, mạo từ. 
Cấp trung học cơ sở 
Ngữ âm 
Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp trung học cơ sở bao gồm: các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, bán nguyên 
âm, phụ âm, tổ hợp phụ âm; trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ngữ điệu câu cơ bản. 
Từ vựng 
Số lượng từ vựng được quy định ở cấp trung học cơ sở khoảng 800 – 1000 từ ở Bậc 2 (không bao gồm các 
từ đã học ở tiểu học). Đây là những từ thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực ngôn ngữ nói và ngôn 
ngữ viết liên quan đến các chủ đề và chủ điểm trong chương trình. 
Ngữ pháp 
Nội dung dạy học ngữ pháp ở trung học cơ sở bao gồm: 
– Câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán; câu khẳng định, câu phủ định; câu đơn, câu ghép, 
câu phức, các cấu trúc phục vụ phát triển năng lực giao tiếp Bậc 2. 
– Động từ ở các thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá 
khứ hoàn thành, tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành; động từ tình thái, động từ nguyên 
thể, danh động từ, tính động từ, ngữ động từ; thể bị động; câu điều kiện (loại 1); mệnh đề quan hệ; có 
cách dùng phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp Bậc 2; danh từ đếm được, danh từ không đếm 
được, sở hữu cách của danh từ; số đếm, số thứ tự; so sánh tính từ; đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ 
quan hệ, đại từ phản thân, đại từ sở hữu; các giới từ, trạng từ, liên từ thông dụng; mạo từ xác định, mạo từ 
không xác định. 
22 
Cấp trung học phổ thông 
Ngữ âm 
Nội dung dạy học ngữ âm ở cấp trung học phổ thông bao gồm: các nguyên âm đôi, phụ âm, tổ hợp phụ âm, 
trọng âm từ, dạng phát âm mạnh và dạng phát âm yếu, tỉnh lược âm, đồng hoá âm, nối âm, trọng âm câu, 
nhịp điệu, ngữ điệu. 
Từ vựng 
Số lượng từ vựng được quy định ở cấp trung học phổ thông khoảng 600 – 800 từ ở Bậc 3 (không bao gồm 
các từ đã học ở các cấp tiểu học và trung học cơ sở). Sau khi học xong chương trình phổ thông, số lượng từ 
vựng học sinh cần nắm được khoảng 2300 – 2500 từ. Đây là những từ thông dụng trong phạm vi hệ thống 
chủ đề và chủ điểm của chương trình, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp Bậc 3 
Ngữ pháp 
Nội dung dạy học ngữ pháp ở trung học phổ thông được quay vòng và mở rộng các nội dung đã học ở các 
cấp tiểu học và trung học cơ sở, bao gồm: 
– Các cấu trúc câu như câu so sánh, mệnh đề quan hệ, các loại câu điều kiện, câu chủ động, câu bị động, 
câu trực tiếp và câu gián tiếp, câu ghép và câu phức,các cấu trúc phù hợp với việc phát triển năng lực 
giao tiếp Bậc 3. 
– Các thì, thể, thức khác nhau của động từ (động từ ở các thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn 
thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai 
hoàn thành; động từ tình thái, động từ nguyên thể, danh động từ, tính động từ, ngữ động từ; thể bị động; 
), có cách dùng phù hợp với năng lực giao tiếp Bậc 3. 
– Các từ loại: danh từ đếm được, danh từ không đếm được, sở hữu cách của danh từ; số đếm, số thứ tự; so 
sánh tính từ; đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ quan hệ, đại từ phản thân, đại từ sở hữu; các giới từ, 
trạng từ, liên từ thông dụng; mạo từ xác định, mạo từ không xác định,  
23 
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp 
Yêu cầu cần đạt ở các lớp được thể hiện thông qua bốn kỹ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết; cụ thể là: 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
Lớp 3. Hết lớp 3, học sinh có thể: Ngữ âm 
Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ 
hợp phụ âm 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
3 
Ngữ pháp 
Thì hiện tại thường, hiện tại tiếp diễn 
Câu đơn 
Từ hạn định: this/that/ these/those 
There is/there are 
Câu hỏi có từ để hỏi: what, where, who, how, 
how old, 
Câu hỏi nghi vấn (Yes/ No) 
Câu mệnh lệnh: (e.g. Stand up, please./ Don’t 
talk, please.) 
Động từ tình thái: may, can 
Đại từ nhân xưng: I, you, he, she, it, we, they 
Nghe • Nghe hiểu được các từ và cụm từ quen thuộc, đơn giản. 
• Nghe hiểu và làm theo được những chỉ dẫn rất đơn giản trong 
lớp học. 
• Nghe và trả lời được các câu hỏi rất đơn giản về các chủ điểm 
quen thuộc được nói chậm và rõ ràng. 
• Nghe hiểu được các đoạn hội thoại ngắn, rất đơn giản khoảng 
20–30 từ về các chủ điểm quen thuộc được nói chậm và rõ 
ràng. 
Nói • Nói được các từ và cụm từ quen thuộc, đơn giản. 
• Hỏi và trả lời được các câu hỏi rất đơn giản về bản thân và 
những người khác. 
• Hỏi và trả lời được các câu hỏi thường dùng trong lớp học. 
• Nói được về một số chủ điểm quen thuộc, sử dụng các từ và 
cụm từ rất đơn giản (có sự trợ giúp). 
Đọc • Đọc đúng chữ cái trong bảng chữ cái, chữ cái trong từ. 
• Đọc hiểu được nghĩa các từ và cụm từ quen thuộc, rất đơn 
giản. 
24 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
• Đọc hiểu được các câu ngắn, rất đơn giản. 
• Đọc hiểu được các văn bản ngắn, rất đơn giản khoảng 30 – 40 
từ về các chủ điểm trong nội dung Chương trình. 
Tính từ sở hữu: my, your, his, her, its, our, 
their 
Danh từ (số it, số nhiều): pen(s), book(s), 
chair(s), 
Tính từ miêu tả: big, small, new, old, 
Từ chỉ số lượng: a lot, many, some,... 
Liên từ: and 
Mạo từ: a(n), the 
Giới từ (chỉ địa điểm): in, at, on,... 
Viết • Viết được các từ, cụm từ rất đơn giản. 
• Điền được thông tin cá nhân vào các mẫu rất đơn giản (tên, 
địa chỉ,). 
• Viết được các văn bản ngắn khoảng 10 – 20 từ (có gợi ý) 
trong phạm vi các chủ điểm trong Chương trình. 
Lớp 4. Hết lớp 4, học sinh có thể: 
Nghe • Nghe hiểu và làm theo được những chỉ dẫn đơn giản trong 
lớp học. 
• Nghe hiểu và làm theo được những chỉ dẫn đơn giản được 
truyền đạt chậm và rõ ràng. 
• Nghe và trả lời được các câu hỏi rất đơn giản về các chủ điểm 
quen thuộc. 
• Nghe hiểu được các đoạn hội thoại ngắn, rất đơn giản khoảng 
35 – 40 từ về các chủ điểm quen thuộc. 
Ngữ âm 
Nguyên âm đơn, phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng 
âm từ 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
4 
Ngữ pháp 
Thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại tiếp 
diễn Nói • Nói được các cụm từ và các câu đơn giản. 
25 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
• Nói được các câu chỉ dẫn và đề nghị thích hợp để người khác 
đáp lại. 
• Hỏi và trả lời được các câu hỏi đơn giản về chủ điểm trong 
nội dung Chương trình. 
• Nói được về một số chủ điểm quen thuộc, sử dụng các từ và 
cụm từ đơn giản (có sự trợ giúp). 
Các câu đơn 
Câu hỏi có từ để hỏi 
Câu hỏi Yes/ No 
Các động từ tình thái: can, would 
Danh từ đếm được, không đếm được 
Tính từ so sánh hơn/ kém 
Đại từ chỉ định 
Liên từ: and, but, or, because 
Giới từ: with, near, behind, next to, opposite, 
by,  
Đọc • Đọc được các câu đơn giản với sự phát âm tương đối chuẩn 
xác. 
• Đọc hiểu được các câu ngắn, đơn giản về chủ điểm quen 
thuộc. 
• Đọc hiểu được các đoạn văn bản ngắn, đơn giản khoảng 45 – 
55 từ về các chủ điểm trong Chương trình. 
Viết • Viết được các câu trả lời rất đơn giản. 
• Điền được thông tin vào các mẫu đơn giản (thời khoá biểu, 
thiếp sinh nhật, nhãn vở,). 
• Viết được các văn bản ngắn, rất đơn giản khoảng 20 – 30 từ 
(có gợi ý) về các chủ điểm quen thuộc. 
Lớp 5. Hết lớp 5, học sinh có thể: 
Nghe • Nghe và nhận biết được trọng âm từ. 
• Nghe hiểu và làm theo được những chỉ dẫn đơn giản. 
Ngữ âm 
Trọng âm từ, nhịp điệu và ngữ điệu 
26 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
• Nghe và trả lời được các câu hỏi đơn giản về các chủ điểm 
trong Chương trình. 
• Nghe hiểu được các đoạn hội thoại, độc thoại ngắn, cấu trúc 
đơn giản, 45 – 60 từ về các chủ điểm trong Chương trình. 
• Nghe hiểu được nội dung chính các câu chuyện ngắn rất đơn 
giản về các chủ điểm quen thuộc (có sự trợ giúp). 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
5 
Ngữ pháp: 
Thì quá khứ đơn, tương lai đơn 
Câu hỏi có từ để hỏi 
Câu hỏi nghi vấn (Yes/ No) 
Động từ tình thái: should, could, would 
Danh từ: đếm được và không đếm được 
Tính từ chỉ tính chất đơn giản 
Trạng từ (chỉ cách thức hành động): fast, hard, 
well,... (Chỉ tần suất): always, usually, often, 
never,... 
Giới từ: by, on,... 
Từ nối: because, but, and, 
Nói • Nói được các câu chỉ dẫn và đề nghị; khởi đầu và trả lời được 
những câu lệnh đơn giản trong và ngoài lớp học. 
• Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về những chủ 
điểm quen thuộc như bản thân, gia đình, trường học, v.v. hoặc 
liên quan đến nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày. 
• Nói được về một số chủ điểm trong Chương trình (có sự trợ 
giúp). 
• Trả lời được các câu hỏi trực tiếp trong những phỏng vấn đơn 
giản với tốc độ nói chậm và rõ ràng về những chủ điểm quen 
thuộc. 
Đọc • Đọc được những đoạn văn bản ngắn, đơn giản đã được chuẩn 
bị trước về những chủ điểm quen thuộc như bạn bè, gia đình, 
nhà trường, 
• Đọc hiểu được các đoạn văn bản ngắn, đơn giản khoảng 60 – 
80 từ về các chủ điểm quen thuộc. 
27 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
• Đọc hiểu được các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp; 
các chỉ dẫn ngắn, đơn giản. 
Viết • Viết được các cụm từ, câu đơn giản về các chủ điểm quen 
thuộc như bản thân, gia đình, trường học, bạn bè, . 
• Viết được các đoạn văn bản ngắn, đơn giản khoảng 30–40 từ 
(có gợi ý) về các chủ điểm quen thuộc. 
• Viết hoặc điền được thông tin vào biểu bảng đơn giản, tin 
nhắn,  
Lớp 6. Hết lớp 6, học sinh có thể: 
Nghe • Nghe và nhận biết được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu 
trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau. 
• Nghe hiểu được các chỉ dẫn ngắn, đơn giản sử dụng trong các 
hoạt động học tập trong lớp học. 
• Nghe hiểu được nội dung chính, nội dung tương đối chi tiết 
các đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 80 – 100 từ về 
các chủ điểm trong Chương trình; nghe hiểu được nội dung 
chính các câu chuyện đơn giản về các chủ điểm quen thuộc. 
Ngữ âm 
Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ 
hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp 
điệu và ngữ điệu 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
6 
Ngữ pháp 
Thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, tương lai 
đơn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành 
Câu đơn 
Nói • Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong 
các câu ngắn và đơn giản khác nhau. 
• Nói được các chỉ dẫn ngắn, đơn giản sử dụng trong lớp học; 
những câu đơn giản, liền ý về các chủ đề quen thuộc (có gợi 
28 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
ý). 
• Hỏi và trả lời ngắn gọn về các chủ điểm trong Chương trình 
như nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, 
• Trình bày có chuẩn bị trước và có gợi ý các dự án về các chủ 
điểm trong Chương trình. 
Câu nối/ghép 
Động từ tình thái: should/shouldn’t, might 
Câu hỏi có từ để hỏi 
Câu hỏi nghi vấn (Yes/No) 
Câu mệnh lệnh: Đưa ra mệnh lệnh (khẳng 
định/ phủ định) 
Danh từ: đếm được/không đếm được 
Tính từ 
Tính từ so sánh tương đối và tuyệt đối 
Sở hữu cách 
Đại từ sở hữu: mine, yours,  
Lượng từ không xác định: some, any,  
Giới từ chỉ vị trí, thời gian  
Trạng từ chỉ tần suất 
Liên từ: because ... 
Mạo từ: a, an, the 
Câu điều kiện (loại 1) 
Đọc • Đọc hiểu được nội dung chính, nội dung tương đối chi tiết các 
đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản về các chủ điểm trong 
Chương trình. 
• Đọc hiểu được nội dung chính các thư cá nhân, thông báo, 
đoạn văn ngắn, đơn giản khoảng 100 – 120 từ thuộc phạm vi 
các chủ điểm quen thuộc (có thể có một số từ, cấu trúc mới). 
Viết • Viết được (có hướng dẫn) một đoạn văn ngắn, đơn giản 
khoảng 40 – 60 từ về các chủ điểm trong Chương trình. 
• Viết được thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân 
ngắn, đơn giản liên quan đến nhu cầu giao tiếp hàng ngày 
trong phạm vi các chủ điểm trong Chương trình. 
Lớp 7. Hết lớp 7, học sinh có thể: 
Nghe • Nghe và nhận biết được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp Ngữ âm 
29 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
điệu trong các câu đơn giản. 
• Nghe hiểu được các chỉ dẫn ngắn, đơn giản sử dụng trong 
các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học. 
• Nghe hiểu được nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn 
hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 120 – 140 từ về các chủ 
điểm trong Chương trình. 
Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ 
hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp 
điệu và ngữ điệu 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
7 
Ngữ pháp 
Thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, tương lai 
đơn, hiện tại hoàn thành, tương lai tiếp diễn, 
tương lai đơn bị động, quá khứ đơn (ôn tập) 
Câu đơn 
Động từ tình thái: should/ should not,  
Câu hỏi Yes/ No 
Các cách so sánh: like, (not) as ... as, different 
from, 
Đại từ sở hữu: mine, yours, his,  
Lượng từ không xác định: some, lots of, a lot 
of,  
Các giới từ chỉ vị trí, thời gian: in, on, at,  
Từ nối: although, however, ... 
Mạo từ: a, an, the, (no article) 
Nói • Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong 
các câu đơn giản khác nhau. 
• Nói được các chỉ dẫn ngắn sử dụng trong các hoạt động trong 
và ngoài lớp học. 
• Trao đổi được các thông tin cơ bản về các chủ điểm quen 
thuộc. 
• Trình bày có chuẩn bị trước và có gợi ý các dự án về các chủ 
điểm trong Chương trình. 
Đọc • Đọc hiểu được nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn hội 
thoại, độc thoại đơn giản khoảng 120 – 150 từ về các chủ 
điểm trong Chương trình. 
• Đọc hiểu được nội dung chính các mẩu tin, thực đơn, quảng 
cáo, ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ điểm quen thuộc 
(có thể có một số từ, cấu trúc mới). 
Viết • Viết được một đoạn văn ngắn, đơn giản, có gợi ý khoảng 60 – 
30 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
80 từ để mô tả các sự kiện, hoạt động cá nhân liên quan đến 
các chủ điểm trong Chương trình. 
• Viết được thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân 
ngắn, đơn giản liên quan đến nhu cầu giao tiếp hằng ngày 
trong phạm vi các chủ điểm trong Chương trình. 
Mạnh đề trạng từ 
Trạng từ chỉ tần suất 
Phân từ 
Lớp 8. Hết lớp 8, học sinh có thể: 
Nghe • Nghe và nhận biết được âm, trọng âm, ngữ điệu và 
nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản. 
• Nghe hiểu được nội dung chính, nội dung chi tiết các 
đoạn hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 140 – 160 từ về 
các chủ điểm trong Chương trình. 
• Nghe hiểu được nội dung chính các thông báo đơn 
giản, được nói rõ ràng liên quan đến các chủ điểm trong 
Chương trình. 
Ngữ âm 
Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ 
hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp 
điệu và ngữ điệu 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
8 
Ngữ pháp 
Thì hiện tại đơn, hiện tại đơn với nghĩa tương 
lai, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, 
tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, quá khứ đơn, 
quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành 
Các động từ (chỉ sự thích) + V–ing 
Các động từ (chỉ sự thích) + Động từ nguyên 
thể có to 
Nói • Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong 
các câu ghép cơ bản. 
• Nói được các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong giao tiếp hằng 
ngày liên quan đến các chủ điểm đã học. 
• Tham gia các hội thoại ngắn, đơn giản về các chủ điểm quen 
thuộc. 
• Trình bày ngắn gọn, có chuẩn bị trước các dự án về các chủ 
31 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
điểm quen thuộc. Câu hỏi có từ để hỏi, câu hỏi Yes/No 
Các loại câu: Câu đơn/câu nối/câu phức 
Câu điều kiện: Loại 1 (ôn), 
Câu tường thuật: Câu kể, câu hỏi 
Trạng từ chỉ tần suất 
Trạng từ so sánh 
Giới từ chỉ vị trí, thời gian 
Danh từ: đếm được/ không đếm được 
Đại từ sở hữu 
Lượng từ không xác định 
Mạo từ: a, an, the 
Đọc • Đọc hiểu được nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn hội 
thoại, độc thoại đơn giản khoảng 150 – 180 từ về các chủ đề 
quen thuộc. 
• Đọc hiểu được nội dung chính, nội dung chi tiết các chỉ dẫn, 
thông báo, biển báo,... ngắn, đơn giản về các chủ điểm quen 
thuộc trong cuộc sống hằng ngày. 
• Đọc hiểu và đoán được nghĩa của từ mới dựa vào ngữ cảnh. 
Viết 
• Viết được (có hướng dẫn) một đoạn văn ngắn, đơn giản về 
các chủ điểm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. 
• Viết được các hướng dẫn, chỉ dẫn, thông báo,... ngắn, đơn 
giản khoảng 80 – 100 từ liên quan đến các chủ điểm quen 
thuộc. 
Lớp 9. Hết lớp 9, học sinh có thể: 
Nghe • Nghe hiểu được các cụm từ, chỉ dẫn và cách diễn đạt đơn giản 
liên quan tới nhu cầu giao tiếp hằng ngày. 
• Nghe hiểu được nội dung chính, nội dung chi tiết các đoạn 
hội thoại, độc thoại đơn giản khoảng 160 – 180 từ về các chủ 
điểm trong Chương trình. 
• Nghe hiểu và xác định được những ý chính trong các giao 
dịch quen thuộc hằng ngày, các thông báo, bản tin,... ngắn, rõ 
Ngữ âm 
Nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, tổ 
hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp 
điệu và ngữ điệu 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
32 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
ràng và đơn giản. 9 
Ngữ pháp 
Thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại 
hoàn thành, tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, 
tương lai hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ 
tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ đơn đối 
chiếu với quá khứ hoàn thành 
Quá khứ đơn với wish 
Động từ tình thái với if 
Động từ tình thái 
Các cụm động từ 
Cấu trúc Suggest + verb–ing 
Danh động từ đi sau một số động từ: like, 
dislike, love, enjoy, hate...+ verb–ing 
Động từ nguyên thể (verbs + to infinitive) 
Từ để hỏi trước động từ nguyên thể có to 
Câu tường thuật 
Các mệnh đề phụ chỉ nguyên nhân, kết quả, 
nhượng bộ 
Đại từ quan hệ 
Mệnh đề quan hệ (Mệnh đề xác định và không 
Nói • Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác âm, trọng âm, ngữ điệu, 
nhịp điệu các cụm từ và câu. 
• Tham gia được các hội thoại ngắn, đơn giản về những vấn đề 
quen thuộc liên quan đến công việc và cuộc sống hằng ngày. 
• Trình bày ngắn gọn, có chuẩn bị trước các dự án về các chủ 
điểm quen thuộc; nêu lý do và giải thích ngắn gọn về quan 
điểm cá nhân. 
• Trao đổi ý kiến, thông tin về những chủ điểm quen thuộc 
bằng các diễn ngôn đơn giản. 
Đọc • Đọc hiểu được các văn bản ngắn, đơn giản khoảng 180 – 200 
từ về các chủ điểm quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng 
những từ thường gặp trong đời sống hằng ngày. 
• Đọc hiểu và xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản 
đơn giản liên quan đến các chủ điểm trong đời sống hàng 
ngày như quảng cáo, biển báo, thông báo,... các bài báo ngắn 
mô tả sự kiện. 
• Đọc hiểu và đoán được nghĩa của từ mới dựa vào văn cảnh và 
suy luận, nhận biết tổ chức của đoạn văn ngắn, đơn giản. 
Viết • Viết được các mệnh đề và câu đơn giản có sử dụng liên từ. 
• Viết được (có hướng dẫn) một đoạn văn ngắn khoảng 100 – 
33 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
120 từ về gia đình; viết thư cá nhân, tin nhắn ngắn, đơn giản 
liên quan các vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm. 
• Viết tóm tắt thông tin, viết được lại những đoạn văn theo lối 
đơn giản, sử dụng cách hành văn và trình tự như trong văn 
bản gốc. 
xác định) 
Từ nối 
Tính từ so sánh và trạng từ so sánh 
Lượng từ 
Lớp 10. Hết lớp 10, học sinh có thể: 
Nghe • Nghe hiểu được nội dung các cuộc hội thoại hằng ngày được 
nói rõ ràng. 
• Nghe hiểu được ý chính các đoạn hội thoại, độc thoại khoảng 
180 – 200 từ về những chủ điểm quen thuộc. 
• Nghe hiểu được những thông tin, chỉ dẫn thông thường 
Ngữ âm 
Phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm 
câu, nhịp điệu và ngữ điệu 
Từ vựng 
Các từ liên quan đến chủ đề, chủ điểm của lớp 
10 
Ngữ pháp 
Thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn (ôn tập) 
Thì hiện tại hoàn thành 
Thì tương lai đơn và thì tương lai với be going 
to (ôn tập) 
Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn với 
when và while 
Động từ nguyên thể có to và không có to 
Nói • Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác các tổ hợp phụ âm, ngữ 
điệu, nhịp điệu trong câu. 
• Bắt đầu, duy trì và kết thúc các cuộc hội thoại trực tiếp, đơn 
giản. 
• Đồng ý, phản đối một cách lịch sự; đưa ra lời khuyên. 
• Trình bày được các dự án một cách cơ bản, có chuẩn bị trước 
về các chủ điểm được qui định trong Chương trình. 
Đọc • Đọc hiểu được những ý chính của văn bản khoảng 220 – 250 
từ về các chủ điểm mang tính thời sự và quen thuộc. 
34 
Yêu cầu cần đạt Kiến thức ngôn ngữ 
• Đọc hiểu được những thông tin quan trọng trong các tờ thông 
tin, quảng cáo thường nhật. 
• Đọc hiểu được những thông điệp đơn giản và các thông tin 
truyền thông chuẩn tắc (thông tin từ các câu lạ

Tài liệu đính kèm:

  • pdf2.2 Chuong trinh mon Tieng Anh lop 3 den 12 (du thao ngay 19.1.2018).pdf