Chuyên đề 1 Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

- Việc đổi mới mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học là vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người dạy và người học trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chúng ta cần phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt bốn hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp: làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm, cả lớp. Muốn cho tiết học có hiệu quả cao , người giáo viên phải thực hiện linh hoạt các hoạt động dạy và học. Đó cũng là lí do tổ chúng tôi thực hiện chuyên đề này.

II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN

A. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN TRÊN LỚP

1. Hoạt động dạy học lấy người dạy làm trung tâm

Trong loại hoạt động dạy học này, GV đóng vai trò là trung tâm của quy trình lên lớp. Hoạt động cơ bản của hình thức này là GV giảng giải các hiện tượng ngôn ngữ hoặc làm mẫu ( qua viết và nói ), người dạy và người học. Hoạt động này thường được sử dụng khi GV giảng giải các hiện tượng ngôn ngữ mới.

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 1 Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN THIỆN
	TỔ : ANH VĂN - NHẠC HỌA
	 CHUYÊN ĐỀ 1
 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH	 
 - Cấp triển khai: Tổ TIẾNG ANH- NHẠC HỌA
 - Ngày triển khai: 03/09/2015
 - Đối tượng thực hiện chuyên đề: Giáo viên dạy Tiếng Anh khối 6,7,8,9
 - Viết chuyên đề: Nguyễn Thị Thanh Hường
 - Thời gian thực hiện: Học kì I
Chuyên đề số 1
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH	 	 
I/ LÍ DO TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ
- Việc đổi mới mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học là vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người dạy và người học trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chúng ta cần phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt bốn hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp: làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, nhóm, cả lớp. Muốn cho tiết học có hiệu quả cao , người giáo viên phải thực hiện linh hoạt các hoạt động dạy và học. Đó cũng là lí do tổ chúng tôi thực hiện chuyên đề này.
II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN 
A. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN TRÊN LỚP
Hoạt động dạy học lấy người dạy làm trung tâm
Trong loại hoạt động dạy học này, GV đóng vai trò là trung tâm của quy trình lên lớp. Hoạt động cơ bản của hình thức này là GV giảng giải các hiện tượng ngôn ngữ hoặc làm mẫu ( qua viết và nói ), người dạy và người học. Hoạt động này thường được sử dụng khi GV giảng giải các hiện tượng ngôn ngữ mới.
Hoạt động dạy học theo kiểu tương tác Thầy – Trò
Trong loại hoạt động dạy học này, GV và HS đóng vai trò tương đương nhau trong quá trình lên lớp. Hoạt động cơ bản của hình thức này là GV phát vấn, đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi và giải đáp các vấn đề mà GV đề ra. Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập đọc, nghe hiểu có câu hỏi/ trả lời.
Hoạt động dạy học theo cặp
Trong loại hoạt động dạy học này, HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, GV là người tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của HS. Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tự phát vấn, đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi hoặc giải đáp các vấn đề mà GV hoặc bài tập đề ra. Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập nói, đọc hiểu hoặc nghe hiểu có câu hỏi/ câu trả lời.
Hoạt động dạy học theo nhóm
Trong loại hoạt động dạy học này, HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, GV là người tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của HS. Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tham gia giải quyết các vấn đề, trả lời các câu hỏi khá phức tạp đòi hỏi sự thảo luận để lấy ý kiến chung. Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập chuẩn bị hoặc vận dụng trước hoặc sau các hoạt động nghe, nói, đọc, viết. 
Hoạt động dạy học cả lớp
Hoạt động dạy học này về cơ bản giống như hoạt động dạy học 4 trong đó HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, GV là người tổ chức hướng dẫn họat động học tập của HS. Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tham gia giải quyết các vấn đề, trả lời các câu hỏi phức tạp đòi hỏi sự thảo luận để lấy ý kiến chung của cả lớp.
Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập chuẩn bị hoặc vận dụng trước hoặc sau các hoạt động nghe, nói, đọc, viết.
Hoạt động dạy học theo hình thức làm việc cá nhân
Trong họat động dạy học này, HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, GV là người tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của HS. Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tham gia giải quyết các nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của GV hoặc bài tập. Hoạt động này thường được sử dụng trong khi nghe, nói, đọc, viết. vai trò cá nhân trong hoạt động học tập này rất cao.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP THEO CẶP, NHÓM
Trong sáu hình thức tổ chức dạy học vừa đề cập ở phần trên thì hai hình thức hạot động dạy học theo cặp và nhóm là được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả cao nhất trong dạy học ngoại ngữ.
Tổ chức cặp, nhóm như thế nào cho đạt hiệu quả cao là một vấn đề cần được quan tâm. Chúng ta nên chọn một trong số các cách tổ chức cặp, nhóm sau: 
Theo cặp, nhóm bạn bè:
Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái khi làm việc trong các cặp và nhóm, Có hai cách thành lập các cặp và nhóm. Cách thứ nhất là hãy để các em tự thành lập các cặp và nhóm của mình. Nếu cách thứ nhất gặp khó khăn, GV có thể chọn cách thứ hai là yêu cầu HS viết tên các bạn theo cặp hoặc nhóm ( theo thứ tự ưu tiên ) trên cơ sở đó GV sẽ quyết định các cặp hoặc nhóm cho luyện tập.
Theo khả năng của HS:
Cũng có hai cách tổ chức cặp, nhóm theo trình độ của HS. Thứ nhất là tổ chức cặp, nhóm hỗn hợp giữa HS khá, giỏi với HS kém, trung bình. Hình thức này tạo điều kiện cho các HS giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Cách thứ hai là tổ chức các cặp, nhóm HS có cùng trình độ các loại hình bài tập phù hợp với trình độ của các loại HS, mặt khác GV có điều kiện giúp đỡ HS yếu kém.
Tổ chức cặp, nhóm ngẫu nhiên ( by chance ):
 GV có thể tổ chức cặp nhóm một cách ngẫu nhiên, không theo một quy định cụ thể nào. Ví dự: tổ chức cặp, nhóm theo chổ ngồi như các em ngồi quan sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học ( cặp, nhóm đóng ), theo cặp, nhóm ngồi xa nhau ( cặp, nhóm mở ), theo tháng sinh trong năm, theo màu sắc của áo các em mặc, v.v 
Cần lựu ý rằng sự thay đổi giữa các hình thức thành lập cặp, nhóm là hết sức cần thiết để tránh sự nhàm chán trong luyện tập. Sự thay đổi các hình thức thành lập cặp, nhóm cần được thực hiện thường xuyên, liện tục qua mỗi ngày, mỗi tiết học thậm chí qua mỗi bài tập.
C. CÁC LOẠI HÌNH BÀI TẬP SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG THEO CẶP, NHÓM
Quy định làm việc theo cặp, nhóm
Việc tổ chức cặp, nhóm chỉ là bước khởi đầu cho quá trình luyện tập. Muốn cho các cặp, nhóm làm việc có hiệu quả, cần thực hiện tốt ba bước cơ bản sau:
Trước luyện tập:
Để việc luyện tập đạt hiệu quả, GV cần thực hiện bước “ trước luyện tập” bằng cách thực hiện một quy trình gồm ba yếu tố : chuẩn bị tâm thế cho HS – xác định mục đích và chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện - ấn định thời gian. Nghĩa là, HS phải có tâm thế thoải mái về điều sắp thực hiện, hiểu ý nghĩa và mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ trong bao lâu. 
Trong khi luyện tập:
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, các cá nhân sau đó trao đổi nhiệm vụ trong các cặp để rút ra những vấn đề chung, các cặp được ghép thành các nhóm để trao đổi kết quả nhiệm vụ cà rút ra những vấn đề chung của nhóm mình trước lớp.
Trong khi HS luyện tập GV có thể đứng ở một vị trí nào đó trong lớp ( trước lớp, cuối lớp hoặc giữa lớp ) hoặc đi xung quanh lớp quan sát và lắng nghe hoạt động của các cặp, nhóm qua đó có thể quyết định cần dừng lại giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp them thông tin, ngữ liệu cần thiết, định hướng các hoạt động hoặc thậm chí tham gia cùng hoạt động cặp, nhóm diễn ra, GV có cơ hội tập trung giúp đỡ các đối tượng HS giỏi hoặc kém.
Khi thờ gian dành cho hoạt động cặp và nhóm kết thức, GV cần tổ chức để cặp, nhóm thông báo lại kết quả hoạt động của cặp, nhóm mình, cả lớp lắng nghe, bổ sung thông tin, sửa chữa lỗi, cho nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cặp nhóm. Cuối cùng GV tóm tắt các hiện tượng ngôn ngữ, cho nhận xét, đánh giá chung công việc vừa tiến hành có đảm bảo mục tiêu, các bước thực hiện và thời gian đã định trước.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Tổ trưởng phổ biến chuyên đề và thảo luận trong tổ.
- Thống nhất thực hiện trong các giờ dạy Tiếng Anh ở 4 khối 6,7,8,9
- Phân công giáo viên thể hiện chuyên đề: 
+ Cô Nguyễn Thị Thanh Hường - Khối lớp 6
+ Cô Trần Thị Ánh Ngọc - Khối lớp 8
+ cô Lâm Thị Kim Liên - Khối lớp 7
IV/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
1. Về kĩ năng
- Thực hiện phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp.
- Thực hiện các phương pháp tổ chức hoạt động theo cặp, nhóm.
- Nâng cao kĩ năng nghe, nói và giới thiệu ( thuyết trình )trước đông người.
2. Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học trên lớp nhằm đạt hiệu quả dạy học cao
- Tích cực vận dụng các hình thức tổ chức tổ chức hoạt động, đặc biệt là hình thức hoạt động theo cặp, nhóm trên lớp.
- Xây dựng và nâng cao ý thức làm việc tập thể để hội nhập với cộng đồng một cách hiệu quả.
V/ THỐNG NHẤT CHUYÊN ĐỀ:
- Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc làm quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Để làm được điều đó trước hết chúng ta phải hiểu được bản chất việc đổi mới tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và có những hiểu biết về các hình thức tổ chức dạy học cơ bản trên lớp cũng như những ưu, nhược điểm của mỗi hình thức tổ chức hoạt động trên lớp sao cho có hiệu quả đặc biệt là tổ chức hoạt động theo cặp, nhóm.
- Ngoài ra còn một hoạt động trên lớp mà GV không thể bỏ qua đó là bước (Homework ) hướng dẫn cho HS học ở nhà.
- Dạy học là một nghệ thuật, các cách thức tổ chức dạy học trên lớp chỉ có thể là một nghệ thuật khi nó được tiến hành dưới sự điều khiển tài nghệ của GV. Qua chuyên đề này chúng ta hi vọng các hình thức tổ chức dạy học trên lớp sẽ được từng bước cải tiến và hoàn thiện qua thời gian.
 Người viết 	
 Nguyễn Thị Thanh Hường
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM	
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
BIÊN BẢN THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ
Thành phần: Tổ trưởng + 6 thành viên tổ Anh văn- Nhạc Họa
Thời gian: 15g45 ngày 3/09/2015 
Địa điểm: phòng học lớp 95
 NỘI DUNG
1. Báo cáo chuyên đề 1: “ Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS"
- Giáo viên báo cáo chuyên đề: Nguyễn Thị Thanh Hường
2. Nội dung chuyên đề:
 A. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN TRÊN LỚP
1. Hoạt động dạy học lấy người dạy làm trung tâm
- Hoạt động này thường được sử dụng khi GV giảng giải các hiện tượng ngôn ngữ mới.
2. Hoạt động dạy học theo kiểu tương tác Thầy – Trò
- Hoạt động cơ bản của hình thức này là GV phát vấn, đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi và giải đáp các vấn đề mà GV đề ra. Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập đọc, nghe hiểu có câu hỏi/ trả lời.
3. Hoạt động dạy học theo cặp
- Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tự phát vấn, đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi hoặc giải đáp các vấn đề mà GV hoặc bài tập đề ra. Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập nói, đọc hiểu hoặc nghe hiểu có câu hỏi/ câu trả lời.
4. Hoạt động dạy học theo nhóm
- Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tham gia giải quyết các vấn đề, trả lời các câu hỏi khá phức tạp đòi hỏi sự thảo luận để lấy ý kiến chung. Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập chuẩn bị hoặc vận dụng trước hoặc sau các hoạt động nghe, nói, đọc, viết. 
5. Hoạt động dạy học cả lớp
- Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tham gia giải quyết các vấn đề, trả lời các câu hỏi phức tạp đòi hỏi sự thảo luận để lấy ý kiến chung của cả lớp. Hoạt động này thường được sử dụng đối với các bài tập chuẩn bị hoặc vận dụng trước hoặc sau các hoạt động nghe, nói, đọc, viết.
6. Hoạt động dạy học theo hình thức làm việc cá nhân
- Hoạt động cơ bản của hình thức này là HS tham gia giải quyết các nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của GV hoặc bài tập. Hoạt động này thường được sử dụng trong khi nghe, nói, đọc, viết. vai trò cá nhân trong hoạt động học tập này rất cao.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP THEO CẶP, NHÓM
+ Theo cặp, nhóm bạn bè:
+ Theo khả năng của HS:
+ Tổ chức cặp, nhóm ngẫu nhiên ( by chance ):
Cần lựu ý rằng sự thay đổi giữa các hình thức thành lập cặp, nhóm là hết sức cần thiết để tránh sự nhàm chán trong luyện tập. Sự thay đổi các hình thức thành lập cặp, nhóm cần được thực hiện thường xuyên, liện tục qua mỗi ngày, mỗi tiết học thậm chí qua mỗi bài tập.
C. CÁC LOẠI HÌNH BÀI TẬP SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG THEO CẶP, NHÓM
Quy định làm việc theo cặp, nhóm
Việc tổ chức cặp, nhóm chỉ là bước khởi đầu cho quá trình luyện tập. Muốn cho các cặp, nhóm làm việc có hiệu quả, cần thực hiện tốt ba bước cơ bản sau:
Trước luyện tập:
+ Chuẩn bị tâm thế cho HS – xác định mục đích và chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện - ấn định thời gian. 
Trong khi luyện tập:
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, các cá nhân sau đó trao đổi nhiệm vụ trong các cặp để rút ra những vấn đề chung, các cặp được ghép thành các nhóm để trao đổi kết quả nhiệm vụ và rút ra những vấn đề chung của nhóm mình trước lớp.
Khi thời gian dành cho hoạt động cặp và nhóm kết thúc, GV tổ chức để cặp, nhóm thông báo lại kết quả hoạt động của cặp, nhóm mình, cả lớp lắng nghe, bổ sung thông tin, sửa chữa lỗi, cho nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cặp nhóm. Cuối cùng GV tóm tắt các hiện tượng ngôn ngữ, cho nhận xét, đánh giá chung công việc vừa tiến hành có đảm bảo mục tiêu, các bước thực hiện và thời gian đã định trước.
 3. Ý kiến của giáo viên : Thống nhất thực hiện
 4. Phân công dạy minh hoạ :
	- Phân công : + Cô Đỗ Thị Phượng
 + Cô Nguyễn Thị Thanh Hường 
 + cô Trần Thị Ánh Ngọc
Biên bản kết thúc vào lúc 17h cùng ngày.
	Tân Thiện, ngày 3 tháng 9 năm 2015
Tổ trưởng	Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Hường Đỗ Thị Phượng

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_TO_ANH_VAN_NHAC_HOA.doc