Chuyên đề dạy học theo chủ đề môn Địa lý 9

Tiết 44,45,46:

CHỦ ĐỀ:

BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Sau chủ đề, HS nắm được:

- Vị trí, giới hạn vùng biển và đảo, các quần đảo nước ta.

- Biết được tên một số đảo chính.

- Các nguồn tài nguyên của biển, những lợi ích của biển đảo mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, những tiềm năng của biển chưa được khai thác.

- Nguyên nhân, hậu quả, những giải pháp cho các vấn đề ô nhiềm môi trường biển – đảo.

- Trình bày được vấn đề chủ quyền lãnh thổ theo một bài thuyết minh.

- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển. Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển bền vững.

- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển.

 

doc 19 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2382Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề dạy học theo chủ đề môn Địa lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ vị trí, phạm vi vùng biển nước ta. Kể tên và xác định được trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam Phân tích sơ đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo VN. 
- Kĩ năng tính toán.
- Kĩ năng phân tích: Tranh ảnh, mô tả hiện tượng địa lí thông qua ảnh địa lí.
- Kĩ năng khái quát hóa, tổng hợp hóa, trừu tượng hóa thông qua việc sử dụng kiến thwucs liên môn để giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng ghi nhớ sự kiện, kiến thức lịch sử địa lí.
- Kĩ năng dẫn chương trình.
- Kĩ năng tái hiện lại, tường thuật lại những hiểu biết về thông tin thời sự.
- Kĩ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ và bài viết về ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển – đảo quê hương.
- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo.
3. Thái độ:
- Có ý thức độc lập chủ quyền dân tộc.
- Có tình yêu quê hương đất nước thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo của nước ta. Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
 - Năng lực chung: Tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin xử lí công việc.
- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ, sử dụng sơ đồ, sử dụng lát cắt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Máy tính xách tay.
- Phim ô nhiễm môi trường.
- Tranh ảnh xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Bút dạ, giấy Ao, A4, bảng nhóm, nam châm, que chỉ bản đồ.
- Các tư liệu dạy học: Tranh ảnh, phim, thơ, văn về ô nhiễm môi trường và chủ quyền biển đảo.
2. Chuẩn bị của trò:
- Bút dạ, giấy Ao, A4.
- Tranh ảnh sưu tầm về nguyên nhân và hậu quả, biện pháp của ô nhiễm môi trường biển.
- Sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên đã giao.
- Lựa chọn hình ảnh để minh chứng cho các bài chuẩn bị.
- Các tiết mục văn nghệ.
III. CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Cơ sở hình thành chủ đề:
Chủ đề được xây dựng từ tiết 44 đến tiết 46 theo KHDH, với 3 nội dung chính:
+ Tiết 44: 
I. Đặc điểm của biển và đảo Việt Nam 
	II. Tiềm năng của biển và đảo
	III. Những vấn đề của biển và đảo
+ Tiết 45: IV. Phát triển tổng hợp kinh tế biển 
+ Tiết 46: V. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí.
2. Cấu trúc nội dung chủ đề:
Nội dung chủ đề theo từng tiết
Các mức độ kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tiết 1:
I. Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
2. Các đảo và quần đảo.
II. Tiềm năng của biển và đảo
III. Những vấn đề của biển – đảo
- Chiều dài đường bờ biển, diện tích phần biển, các bộ phận của biển
- Số lượng các đảo và quần đảo.
Kể tên các tài nguyên của biển
Biết những vấn đề cơ bản của biển – đảo hiện nay, đó là: Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo và vấn đề chủ quyền biển – đảo.
- Vùng biển nước ta rộng và giàu tài nguyên, có 28/63 tỉnh giáp biển.
- Phân loại đảo, xác định các đảo gần bờ và xa bờ.
Hiểu các tài nguyên của biển chính là cơ sở phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển
- Nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên biển và ô nhiễm môi trường biển.
- Hiểu vùng đặc quyền kinh tế trên biển.
- Xác định ý nghĩa, vai trò của các đảo và quần đảo.
- Đánh giá tiềm năng kinh tế biển, xác định ưu thế phát triển của từng ngành để có kế hoạch khai thác.
- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
- Bảo vệ chủ quyền biển – đảo, phát huy tiềm năng của biển.
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo, khai thác tổng hợp kinh tế các đảo.
- Hiểu phát triển tổng hợp phải đi đôi với phát triển bền vững, định hướng phát triển kinh tế biển, định hướng cho bản thân.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường sống và xác định trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.
Tiết 2:
IV. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
2. Du lịch biển – đảo
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển
4. Phát triển tổng hợp GTVT biển
- Tên các ngành kinh tế biển: 4 ngành.
- Tiềm năng, sự phát triển, hạn chế và phương hướng của từng ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và ngành du lịch biển – đảo.
- Tiềm năng, sự phát triển, hạn chế và phương hướng của từng ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển, nhành phát triển tổng hợp GTVT biển.
 Đánh giá tiềm năng kinh tế biển, xác định ưu thế phát triển của từng ngành để có kế hoạch khai thác.
- Hiểu phát triển tổng hợp phải đi đôi với phát triển bền vững, định hướng phát triển kinh tế biển, định hướng cho bản thân.
Tiết 3:
V. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí.
? Phân tích tình hình phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển của nước ta?
? Ảnh hưởng của khai thác dầu khí đối với sự phát triển kinh tế và tài nguyên môi trường biển nước ta hiện nay?
Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
Có ý thức bảo vệ môi trường tài nguyên biển - đảo.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút/tiết) 
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tiết 1: Không kiểm tra
Tiết 2: (5 phút) 
GV: đặt câu hỏi kiểm tra 
Câu 1: Vùng biển nước ta bao gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào ?
Câu 2: Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
- HS: trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, cho điểm.
Tiết 3: (5 phút)
GV: đặt câu hỏi kiểm tra 
? Tại sao ta phải phát triển tổng hợp kinh tế biển ?
- HS: trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: (33 - 35 phút/tiết)
*Giới thiệu bài mới: (1 phút/tiết) 
Tiết 1: 
- Giáo viên: 
+ Cho HS nghe bài hát “Nơi đảo xa”
+ Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết bài hát này là của nhạc sỹ nào ? Có tên là gì ? Nội dung bài hát ?
- Bài hát:
+ Bài hát có tên là: “Nơi đảo xa”
+ Nhạc sỹ sáng tác: Thế Song
+ Nội dung bài hát: Hát để khẳng định chủ quyền.
GV: Biển đảo quê hương là vấn đề muôn thuở của không ít tác phẩm thi ca, nhạc họa mà đó còn là nội dung khai thác của nhiều môn học. Biển đảo Việt Nam ta không những giàu và đẹp mà còn có nhiều giá trị lịch sử, địa lí, văn họcVậy, biển nước ta giàu và đẹp như thế nào ? Hiện nay biển nước ta có những vấn đề gì đáng quan tâm ? Nước ta có thể phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nào ? Các ngành đó hiện nay phát triển ra sao ? Chúng ta cùng vào tìm hiểu tiết 1 của chủ đề ngày hôm nay.
Tiết 44,45,46:
CHỦ ĐỀ:
“BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM” 
*Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA 
THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Tiết 1 (Tiết 44 theo KHDH)
*Hoạt động 1:
- Tìm hiểu về biển và đảo Việt Nam.
- GV chiếu lược đồ hình 24.1/SGK Địa 8 trang 87.
? Bằng kiến thức bài 24 và sự hiểu biết của em, em hãy thuyết trình lại đặc điểm của biển Đông nước ta ?
- GV nhận xét đánh giá
Yêu cầu HS tìm đến bài 38, trang 135 (SGK) địa 9 phần I, mục 1.
? Dựa vào lược đồ và nội dung sGK, em hãy thuyết trình về đặc điểm của biển Việt Nam.
- GV chiếu Hình 38.1: Lát cắt ngang của vùng biển nước ta.
? Cho biết vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận nào, 
nêu giới hạn từng bộ phận ?
 HS:
- GV chốt bằng Slide có sơ đồ lát cắt ngang và lược đồ các đảo và quần đảo Việt Nam.
GV:
 + Nội thuỷ: là vùng nước ở trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là những đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn 
nước triều thấp nhất trở ra.
+ Lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí. Là vùng nước song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài, được coi là biên giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, dây cáp ngầm, (VN có quyền kiểm soát thuế quan, di cư, y tế và nhập cư).
+ Vùng đặc quyền kinh tế Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng các nước khác vẫn được đặt ống dẫn dầu và dây cáp ngầm.
+ Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
? Tổng cộng các bộ phận biển của nước ta bằng bao nhiêu hải lý ?
HS: ( 200 hải lý ) 
? Nếu mỗi hải lí là 1852 m, thì
 em cho biết:
+ Vùng lãnh hải
+ Vùng đặc quyền kinh tế là bao 
nhiêu m và bao nhiêu km ?
GV: Vậy vùng biển nước ta rất dài và rộng. Các đảo và quần đảo nước ta có đặc điểm gì ? Chúng ta sang mục 2.
GV yêu cầu HS quan sát hình 38.2:
? Quan sát lược đồ em có nhận xét gì về sự phân bố các đảo và quần đảo nước ta ?
? Nước ta có khoảng bao nhiêu đảo ? Chia làm mấy loại ?
? Các đảo tập trung chủ yếu ở tỉnh nào ? Tỉnh nào có nhiều đảo nhất ?
? Em hãy xác định vị trí một số đảo chính, gắn liền với địa danh tỉnh thành của đảo đó.
? Trong số các đảo này, cho biết hai đảo có diện tích lớn nhất ?
- GV chiếu lại lược đồ hình 38.2 chuẩn xác lại vị trí các đảo.
? Theo em, các đảo và quần đảo này có ý nghĩa như thế nào đối với chủ quyền Việt Nam ?
GV: 
Thiết kế thành 1 trò chơi.
GV yêu cầu HS đọc luật chơi.
Luật chơi:
Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội chuẩn bị 1 bài tập ứng dụng để hỏi đáp với đội kia. Mỗi bài tập ứng dụng có các câu hỏi tương ứng với số điểm của mỗi câu. Mỗi một câu trả lời đúng được cộng điểm của câu đó. Nếu đội nào trả lời sai, không có câu trả lời quyền trả lời thuộc về đội kia và đương nhiên đội kia được cộng điểm câu hỏi đó. Nếu không đội nào trả lời được thì người điều khiển chương trình đọc đáp án. Hiệu lệnh xin trả lời là giơ tay.
- GV: Sau đây cô mời đội 1 lên trình bày bài tập ứng dụng của mình, mời ban thư kí làm việc.
* Bài tập ứng dụng đội 1:
Đại diện HS đội 1 lên trình bày và hỏi – đáp các câu hỏi: 1,2,3,4,5,6. 
* Bài tập ứng dụng đội 2:
Đại diện HS đội 1 lên trình bày và hỏi – đáp các câu hỏi: 1,2,3,4,5,6. 
GV tổng kết phần bài tập ứng dụng và yêu cầu ban thư kí lên công bố kết quả điểm 2 đội.
GV: Nhận xét phần chuẩn bị bài tập ứng dụng của 2 đội. Cô có lời khen.
Như vậy các em đã tìm hiểu xong đặc điểm của biển và đảo, biển và đảo nước ta có tiềm năng, giá trị kinh tế nào 
-> ta chuyển sang phần II.
*Hoạt động 2: Tiềm năng của biển – đảo
(Hoạt động nhóm)
- Chuẩn bị :
GV chuẩn bị 2 mảnh gép giấy Ao đã cho HS kẻ sẵn theo mẫu phiếu học tập ở nhà.
- Tiến hành :
Bước 1 : Chia lớp làm 2 nhóm, giao nhiệm vụ.
Bước 2 : HS làm việc theo nhóm, mỗi HS hay mỗi nhóm HS điền nội dung 1 miếng ghép.
Bước 3 : GV tổng hợp, đánh giá kết quả và chốt kiến thức.
- Câu hỏi : 
+ Nhóm 1 : Dựa vào kiến thức đã học, em hãy điền những tài nguyên biển vào chỗ () của sơ đồ sau.
+ Nhóm 2 : Dựa vào kiến thức đã học, em hãy điền những ngành kinh tế chính của biển nước ta vào sơ đồ sau.
GV : Sau khi HS trả lời xong, GV chốt kiến thức tại bảng HS đã làm và ghép 2 sơ đồ 2 nhóm thành sơ đồ tư duy. Phần này GV có thế đưa sơ đồ tư duy lên máy hoặc ghép luôn lên bảng đen, hoặc yêu cầu hS tự ghép.
? Dựa vào sơ đồ tư duy trên, em hãy thuyết trình về tiềm năng kinh tế của tài nguyên biển Việt Nam.
? Em biết biển còn có những tài nguyên nào khác không ?
? Thực tế những tiềm năng nào mà chúng ta chưa khai thác nhiều từ biển ?
GV : Tài nguyên biển Việt Nam giàu có và lè cơ sở để phát triển nền kinh tế biển tổng hợp.
? Em hiểu thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển. Cho ví dụ.
Phát triển tổng hợp: Là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác.
Phát triển bền vững: Phát triển hiện tại không ảnh hưởng tới mai sau, gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động phòng chống thiên tai.
GV: Biển và đảo nước ta rất giàu và đẹp. Tuy nhiên, biển nước ta còn đẹp mãi được không -> sang phần III.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút.
Nhóm 1: Thực trạng của tài nguyên và môi trường biển – đảo nước ta trong những năm gần đây ?
Nhóm 2: Nguyên nhân của thực trạng đó ?
Nhóm 3: Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển – đảo ?
Nhóm 4: Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo ?
GV kết luận, chốt kiến thức.
GV: Các hậu quả này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người giống như thiên nhiên đang nổi giận với con người. Trực tiếp là những cảnh sinh vật biển chết, con người mắc bệnh và gián tiếp là: Hiện tượng nhiễu loạn thời tiết, thay đổi khí hậu, En Nino và Lanila.
- GV đưa 1 số hình ảnh:
+ 1 trận động đất 8,9 độ richter gây ra cơn sóng thần ở Tsunami, Miyako, Nhật Bản. Trong ảnh, cơn sóng thần đang “quét” hàng loạt xe cộ trên đường cao tốc. Ảnh chụp vào ngày 11/3/2011.
GV: Trước hiện trạng tài nguyên biển đảo bị giảm sút, môi trường nước biển ô nhiễm như hiện nay.
? Nếu là em, em sẽ làm gì để khắc phục hiện trạng này ?
? Em hãy kể những việc làm thiết thực em có thể làm khi còn đang là HS.
GV: Hiện nay có một vấn đề nổi cộm đang đặt ra cho nhiều quốc gia ĐNA, đó là vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển.
Tích hợp môn Ngữ văn.
GV cho HS nghe hoặc đọc bài thơ.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trờ
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
? Bài thơ này là của ai và có nội dung gì ?
GV: Đây được coi như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc Việt Nam.
? Theo em, ngoài ra còn những văn bản nào khẳng định chủ quyền dân tộc nữa không ?
? Em hãy đọc diễn cảm một đoạn trích trong các văn bản đó ?
GV: Ở đây ta đang nói tới chủ quyền. 
? Vậy, chủ quyền của nước ta được xác định bao gồm những phần nào ?
GV: Tất cả các bản Tuyên ngôn trên đều khẳng định chủ quyền của VN trên cả vùng trời và vùng biển.
GV cho Hs xem 1 số hình ảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
? Bằng kiến thức, sự hiểu biết về thông tin, thời sự. Em hãy thuyết trình về vấn đề này.
Trong thời gian hơn 2 tháng, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan và liên tiếp có những hành động gây hấn, Việt Nam luôn nỗ lực thiện chí giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình, nhưng Trung Quốc đã không thừa nhận thiện chí. VN đã tiến hành hơn 30 lần tiếp xúc với Trung Quốc nhưng Trung Quốc đã từ chối. Nhưng cuối cùng.
? Trong lịch sử chống ngoại xâm, em biết đến những trận đánh nào gần cửa biển mà Trung Quốc đã thất bại trước Việt Nam ?
? Trong trận đánh Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã biết dựa vào yếu tố tự nhiên nào của biển để đánh giặc ?
GV: Vậy lịch sử Việt Nam cho thấy Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước mọi âm mưu xâm lược của giặc phương Bắc. Xong trong bối cảnh hiện nay: Hòa bình, hợp tác, phát triển của chúng ta không thể có chiến tranh.
? Thực tế, em thấy Việt Nam đã làm gì để buộc Trung quốc rút dàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam ?
? Là HS, trong thực tế em đã có những việc làm nào để hướng về biển đảo quê hương ?
GV chốt: Những hoạt động thực tiễn này sẽ giúp các em bảo vệ môi trường và hướng về chủ quyền đất nước ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng chúng ta nên nhớ nhiệm vụ chính của chúng ta vẫn là học tập thật giỏi và tu dưỡng đạo đức. Đó là con đường chắp cánh cho các em hướng tới tương lai tươi sáng.
HS quan sát
HS thuyết trình:
+ Biển Đông là biển lớn, tương đối kín.
+ Nằm trải dài từ 
XĐ đến CTB, 
trong khu vực 
 khí hậu NĐGM 
 ĐNA
+ Diện tích: 3.447.000 km2.
+ Có 2 vịnh lớn: 
Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. 
HS thuyết trình
HS quan sát
Gồm: 
+ Vùng Nội thủy: Đất liền đến đường cơ sở.
+ Lãnh hải: 12 hải lí (từ đường cơ sở đến vùng tiếp giáp lãnh hải)
+ Tiếp giáp lãnh hải: 12 hải lí.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: (Lãnh hải + vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí).
HS quan sát hiệu ứng xác định danh giới của từng bộ phận.
HS quan sát và ghi nhớ các khái niệm.
HS quan sát lát cắt trả lời
+ Vùng lãnh hải: 12 x 1852m = 22.224m = 22,224 km.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: 200 x 1852m = 370.040m = 370,4 km.
HS quan sát
Phân bố: Trải dài B – N phù hợp hình dáng lãnh thổ VN.
 - Tỉnh: 
 Quảng Ninh 
 Hải Phòng 
 Khánh Hòa 
 Kiên Giang
- Tỉnh Quảng Ninh.
HS xác định vị trí
Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cái Bầu (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang).
Phú Quốc – 567 km2, Cát Bà – 100 km2
HS quan sát
HS trả lời
HS nghe nắm rõ luật chơi
HS đội 2 trả lời
HS đội 1 trả lời
HS nghe
HS làm việc theo nhóm
HS lên ghép sơ đồ tư duy
HS thuyết trình theo sơ đồ tư duy
Sức gió và thủy triều
Các khoáng sản sâu dưới đáy đại dương.
HS trả lời
VD: Khai thác than, dầu khí phải xử lí chất thải trước khi đưa ra biển tránh làm ôn nhiễm nước biển gây chết ngạt các loài thủy, hải sản ven bờ, ảnh hưởng tới khu du lịch.
HS thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Tham gia tuyên truyền chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: Trồng cây, dọn dẹp vệ sinh lớp học, nơi ở xung quanh và làm sạch môi trường.
- Lên án các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Vẽ tranh phê bình.
- Quyên góp sách báo, quần áo cũ ủng hộ HS nghèo.
- Đổ rác đúng nơi quy định.
- Thực hiện chiến lược mùa hè xanh HS tình nguyện.
HS nghe hoặc đọc
Bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt
- Nội dung: Khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc.
Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của chủ tịch HCM.
Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đêm 19/12/1946 của chủ tịch HCM.
Vùng đất liền, vùng trời, vùng biển.
HS thuyết trình:
- Ngày 2/5/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hải dương 981 vào vị trí có tọa độ 15029/58//B và 111012/06//Đ trong vùng biển Việt Nam.
- Ví trí này cách đảo Lý Sơn 119 hải lí, tương đương 221 km và cách đất liền Việt Nam132 hải lí, tương đương 245 km. Với vị trí này giàn khoan của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí của Việt nam.
- Hơn thế nữa, Trung Quốc còn có nhiều hành động với ngư dân Việt Nam, cụ thể: ném đá, đập phá, đánh đập ngư dân, thậm chí đâm cho chìm tàu. Ngày 26/5, tàu cá Đà Nẵng 90102 cùng 10 ngư dân đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Không chỉ ở khu vực dàn khoan hải dương 981, ngay cả vịnh Bắc Bộ trong tháng 6 và đầu tháng 7, một số tàu cá của Việt Nam cũng bị tàu Trung Quốc tấn công hoặc bắt giữ. Đối với tàu kiểm ngư và tàu cảnh sát biển Việt Nam, tàu Trung Quốc sử dụng chiến thuật phun vòi rồng gần như hàng ngày, đặc biệt là phun vào những bộ phận trọng yếu làm tê liệt tàu, thậm chí phun vào buổi tối để tàu Việt Nam không thể tự vệ. 
- Như vậy với những hành động gây hấn đó theo quy định của công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam đã đấu tranh kiên quyết, nhiều lần lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc bằng mọi biện pháp hòa bình.
Ngày 15/7/2014, Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển Việt Nam.
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông:
+ Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
+ Trận Bạch Đằng của Trần Quốc Tuấn năm 1288.
Thủy triều
- Phát ngôn ngoại giao Việt Nam yêu cầu: Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
- Họp báo quốc tế: Công khai và lên án hành động của Trung Quốc.
- Kêu gọi lực lượng hòa bình tiến bộ đấu tranh cho Việt Nam.
- Tuyên truyền, phát động ý thức độc lập chủ quyền theo hướng tích cực.
- Nghiêm cấm các hành động lợi dụng vấn đề này để kích động quần chúng gây bạo loạn.
- Thiết lập các cuộc gặp mặt, tới thăm giữa các nhà lãnh đạo 2 nước để giải quyết vấn đề này bằng biện pháp hòa bình.
Nhiệm vụ của HS:
- Học tập, tu dưỡng đạo đức.
- Đấu tranh vì độc lập chủ quyền theo hướng tích cực, như: Vẽ tranh, viết thư, làm thơ có chủ đề về biển đảo.
- Tham gia các cuộc thi hướng về biển đảo.
- Quyên góp ủng hộ những bạn HS vùng đảo.
I. Đặc điểm của biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta:
- Là một bộ phận của biển Đông.
- Có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Bao gồm 5 bộ phận.
+ Vùng nội thuỷ
+ Vùng lãnh hải 
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải 
+ Vùng đặc quyền kinh tế.
+ Vùng thềm lục địa.
2. Các đảo và quần đảo:
- Đặc điểm:
+ Nước ta có nhiều đảo (khoảng 4000 đảo), chia thành 2 loại (đảo ven bờ và đảo xa bờ).
+ Một số các đảo có diện tích khá lớn.
- Ý nghĩa: Các đảo và quần đảo là ranh giới chủ quyền quốc gia trên biển.
3. Bài tập ứng dụng:
II. Tiềm năng của biển và đảo
(Nội dung của sơ đồ tư duy)
III. Những vấn đề của biển và đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo
a. Thực trạng
- Diện tích rừng ngập mặn giảm, 
- Sản lượng đánh bắt giảm, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
b. Nguyên nhân: Do ô nhiễm môi trường biển, đánh bắt, khai thác quá mức.
c. Hậu quả: - Suy giảm nguồn tài nguyên, sinh vật biển, 
- Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển.
d. Phương hướng:
(SGK)
2. Vấn đề chủ quyền biển – đảo
- Năng lực: sử dụng bản đồ, thuyết trình, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, nhận xét.
- Năng lực: sử dụng bản đồ, thuyết trình, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, nhận xét.
- Năng lực sử dụng lát cắt.
- Năng lực tính toán
- Năng lực: sử dụng lược đồ, nhận xét 
- Năng lực sử dụng lược đồ
- Năng lực tự học
- Năng lực: tự học, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực: sử hợp tác, tư duy
- Năng lực: hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự quản, sử dụng lược đồ
- Năng lực tổng hợp, khái quát hóa
- Năng lực tự học
- Năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề.
- Năng lực: hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự quản, sử dụng lược đồ, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, NL tự học.
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực tư duy, NL tự học.
4. Củng cố: (5 phút)
- GV mời 1 HS lên tóm tắt nội dung giờ học.
Câu 1: Chọn đáp án đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de dao Viet Nam_12267611.doc