Chuyên đề Địa lí 6

A. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:

1. Bước 1:

- Tên chuyên đề: Biển và đại dương

- Căn cứ xây dựng chuyên đề:

+ Căn cứ vào nội dung bài 24, 25 có nội dung nói khái quát về biển và đại dương

+ Căn cứ vào thực tế: nội dung nghiên cứu biển và đại dương là mạch kiến thức đại cương xuyên suốt để phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung về biển đảo ta.

2. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực

a. Kiến thức:

- Thuộc được độ muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có muối.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3611Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Địa lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN TỔ 1 - NHÓM 4
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 6
* Tên thành viên:
- Nguyễn Việt Hương - THCS Vân Cơ
A. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:
1. Bước 1:
- Tên chuyên đề: Biển và đại dương
- Căn cứ xây dựng chuyên đề:
+ Căn cứ vào nội dung bài 24, 25 có nội dung nói khái quát về biển và đại dương
+ Căn cứ vào thực tế: nội dung nghiên cứu biển và đại dương là mạch kiến thức đại cương xuyên suốt để phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung về biển đảo ta.
2. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực
a. Kiến thức:
- Thuộc được độ muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có muối.
- Nói được các vận động của nước biển và đại dương (sóng, thuỷ triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng. Nói được ảnh hưởng của các vận động này tới yếu tố tự nhiên khác và hoạt động của con người.
- Kể tên được những dòng biển chính, nêu được mối quan hệ giữa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua.
b. Kĩ năng:
- Tìm và xác định được trên bản đồ thế giới 1 số dòng biển nóng, lạnh.
- Xác định được vị trí, hướng chảy của dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Nói được nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới.
c. Thái độ:
- Có ý thức chung tay bảo vệ môi trường của vùng biển nước ta.
- Có được kĩ năng quan sát và xác định các yếu tố địa lí trên bản đồ.
d. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ
3. Bước 3: Xây dựng nội dung chuyên đề
- Hoạt động 1: Độ muối của nước biển và đại dương
- Hoạt động 2: Sự vận động của nước biển và đại dương
- Hoạt động 3: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
4. Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
Nội dung/chuẩn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1. Độ muối của nước biển và đại dương
Biết được độ muối của nước biển và đại dương
Giải thích được vì sao nước trong các biển và đại dương không giống nhau
Xác định trên bản đồ thế giới biển Ban - tích (châu Âu); biển Đỏ, biển Hồng Hải
Giải thích được vì sao người ta có thể nằm đọc báo trên biển Chết
2. Sự vận động của nước biển và đại dương
3. Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
5. Bước 5: Xây dựng câu hỏi và bài tập
a. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Trình bày về độ muối của nước biển và đại dương?
b. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Giải thích được vì sao nước trong các biển và đại dương không giống nhau?
c. Câu hỏi vận dụng 
Câu 1: Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới, em hãy xác định trên bản đồ thế giới biển Ban - tích (châu Âu); biển Đỏ, biển Hồng Hải?
d. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1: Giải thích được vì sao người ta có thể nằm đọc báo trên biển Chết?
B. CÁC BƯỚC SOẠN GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:
CHUYÊN ĐỀ: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Thời lượng: 2 tiết (Tiết 30, 31)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thuộc được độ muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có muối.
- Nói được các vận động của nước biển và đại dương (sóng, thuỷ triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng. Nói được ảnh hưởng của các vận động này tới yếu tố tự nhiên khác và hoạt động của con người.
- Kể tên được những dòng biển chính, nêu được mối quan hệ giữa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua.
2. Kĩ năng:
- Tìm và xác định được trên bản đồ thế giới 1 số dòng biển nóng, lạnh.
- Xác định được vị trí, hướng chảy của dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Nói được nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên đại dương thế giới.
3. Thái độ:
- Có ý thức chung tay bảo vệ môi trường của vùng biển nước ta.
- Có được kĩ năng quan sát và xác định các yếu tố địa lí trên bản đồ.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ
- Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật:
- Hình thức: nội khoá
- Phương pháp: nêu vấn đề, giảng giải; trực quan; đàm thoại ; hướng dẫn HS khai thác kiến thức thông qua bản đồ.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi
III. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ tự nhiên thế giới (Bản đồ các dòng biển trong đại dương)
- Hình 65 SGK (phóng to)
- Tranh ảnh về sóng, thuỷ triều...
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi, sách bài tập
IV. Tiến trình bài mới:
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
6A
1
2
6B
1
2
1. Khởi động:
- GV cho HS quan sát hình ảnh một người nằm đọc sách trên biển và giới thiệu cho HS: Tại sao người ta lại có thể đi lại và nằm trên biển thư giãn để HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Giới thiệu dẫn dắt vào nội dung chuyên đề
2. Hình thành kiến thức mới:
2.1. Hoạt động 1: Độ muối của nước biển và đại dương
a. GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Ban đầu nước biển do đâu mà có? Tại sao nước biển không bao giờ cạn?
- Xác định các biển và đại dương lớn trên thế giới?
- Tại sao nước biển mặn?
- Độ muối do đâu mà có?
- Biển và đại dương thông với nhau, nhưng tại sao độ muối khác nhau?
- Xác định biển Ban Tích (châu Âu), Biển H.Hải (giữa châu Á- Phi) trên bản đồ thế giới. Giải thích vì sao nước biển Hoàng Hải (400/00) mặn hơn nước biển Ban Tích( 320/00)
- Độ muối TB của biển Việt Nam?
- Tại sao ở nước ta độ muối thấp hơn mức trung bình? 
b. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiến hành hoạt động cá nhân; kết hợp đọc nội dung kiến thức trong SGK và bản đồ trên bảng để trả lời các câu hỏi
c. HS báo cáo:
- HS lên bảng xác định vị trí các biển và đại dương chính trên bản đồ.
- HS trả lời các câu hỏi GV đã phát vấn
d. Đánh giá:
- Các biển và đại dương đều thông với nhau. Độ muối TB của nước biển và đại dương : 350/00
- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra
- Độ muối trong nước biển không giống nhau tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy ra nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
2.2. Hoạt động 2: Sự vận động của nước biển và đại dương
2.3. Hoạt động 3: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
3. Luyện tập:
Câu 1: Trình bày về độ muối của nước biển và đại dương?
Câu 2: Giải thích được vì sao nước trong các biển và đại dương không giống nhau?
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu HS giải thích được vì sao người ta có thể nằm đọc báo trên biển Chết?
5. Tìm tòi, mở rộng:
V. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung chuyên đề
- Câu hỏi củng cố:
+ Trình bày về độ muối của nước biển và đại dương?
+ Kể tên các sự vận động của nước biển và đại dương? (Khái niệm? Nguyên nhân?)
+ Xác định các dòng biển trong các đại dương?
+ Nêu ảnh hưởng của dòng biển ở những khu vực chúng đi qua?

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_va_dai_duong_dia_6_VT.doc