Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy ôn tập môn KHTN

I. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:

- Giúp GV trong nhóm chuyên môn hiểu rõ hơn các yêu cầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy các năng lực của học sinh.

- GV được trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm giảng dạy tiết ôn tập.

- GV nắm bắt được phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chât lượng giảng dạy.

II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

1. Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung:

- Giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.

- Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính xa rời thực tiễn sang việc chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng trong cải cách PPDH.

- Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. GV cần tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.

 

docx 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1592Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy ôn tập môn KHTN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY ÔN TẬP MÔN KHTN 
Ngày triển khai: 16/1/2018 
I. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:
- Giúp GV trong nhóm chuyên môn hiểu rõ hơn các yêu cầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy các năng lực của học sinh.
- GV được trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm giảng dạy tiết ôn tập. 
- GV nắm bắt được phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chât lượng giảng dạy. 
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1. Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung:
- Giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
-  Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính xa rời thực tiễn sang việc chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng trong cải cách PPDH.
- Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. GV cần tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. 
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học. Trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
2. Đổi mới trong phương pháp dạy ôn tập : 
a) Định hướng rõ tiết dạy ôn tập: Nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học.
Cấu trúc:
Loại bài này thường gồm các bước sau 
	HĐ 1. Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số
	HĐ 2. Định hướng mục đích, nhiệm vụ học tập cho học sinh:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức cơ bản đã học trong bài hoặc trong chương,... ( bổ sung kiến thức nâng ca0, mở rộng). Làm bài tập vận dụng dạng cơ bản và nâng cao, các bài tập cóa tính giáo dục, tính thực tiễn.
	HĐ 3. Tổ chức cho học sinh ôn tập:
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản, 
- Nêu dạng bài
- Định hướng phương pháp giải
- Tổ chức làm bài tập áp dụng kiến thức cơ bản, bài tập nâng cao, bài tập có tính giáo dục, tính thực tiễn.
	HĐ 4. Củng cố:
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản trong tiết ôn tập đã được hệ thống hóa
- Nhắc lại các dạng toán đã giải và phương pháp giải mỗi dạng ( những lưu ý cần thiết trong mỗi dạng).
- GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ 
	HĐ 5. Hướng dẫn công việc ở nhà.
- Ôn lại kiến thức đã ôn tập
- Xem lại các bài tập đã làm
- Làm bài tập mới.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập lần sau( nếu là dạy ôn tập chiều).
3. Các hoạt động dạy học ôn tập: 
Có nhiều cách dạy học ôn tập, một phương án là: Hoạt động hóa người học thông qua việc tổ chức cho HS làm bài tập tập vận dụng những kiến thức cơ bản và nâng cao ( nếu có).
Giờ học được thiết kế theo chùm 4 bài tập tương ứng với 4 loại đối tượng học sinh là: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, kém.
Phương pháp chủ yếu là mỗi đối tượng học sinh được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần. Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau:
Đối tượng
Mức độ
Ghi chú
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Học sinh Yếu, kém
Bài 1.1
Bài 1.2
Bài 1.3
Bài 1.4
Học sinh Trung bình
Bài 2.1
Bài 2.2
Bài 2.3
Bài 2.4
Học sinh Khá
Bài 3.1
Bài 3.2
Bài 3.3
Bài 3.4
Học sinh Giỏi
Bài 4.1
Bài 4.2
Bài 4.3
Bài 4.4
Ghi chú: Mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 , trong đó:
Bài 1.4 tương đương bài 2.1
Bài 2.4 tương đương bài 3.1
Bài 3.4 tương đương với bài 4.1,...
Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự giác chiếm lĩnh tri thức. Giờ học được diễn biến theo tiến trình:
Hoạt động 1
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS : Yêu cầu mỗi đối tượng làm một bài tập thích hợp hoặc tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi một cách phù hợp ( không nên phân cặp 2 HS cùng quá đuối). Tất nhiên là có sự hạn chế thời gian.
(Chú ý: Các bài tập giao cùng một lúc phải có sự tương đương về kiến thức và vận dụng pp giải tương tự để HS dễ nhớ phương pháp giải).
Hoạt động 2
Giáo viên theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc mắc, đưa ra những hướng dẫn hoặc gợi ý cho mỗi đối tượng học sinh độc lập làm bài.
Hoạt động 3
Kiểm tra kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép.
- Nếu học sinh nào làm đúng, nhanh nhất sẽ được khen và được thưởng (thông qua việc mời học sinh đó chữa bài cho cả lớp), giáo viên tổ chức cho HS chấm điểm của bạn hoặc của cặp => GV chốt và cho điểm .
- Với những học sinh chưa hoàn thành công việc trong thời gian cho phép thì cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh.
Giáo viên cần giúp học sinh lấp được lỗ hổng trong kiến thức .
Hoạt động 4
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Chú ý thông qua hoạt động này, giáo viên giúp học sinh nắm được tri thức và tri thức phương pháp.
Các hoạt động được diễn ra và lặp lại cho đến khi hoạt động nhận thức được thực hiện.
4. Ưu điểm, nhược điểm: 
Cách dạy học ôn tập như thế có những ưu điểm, nhược điểm chính sau:
a) Ưu điểm: Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của mình.
b) Nhược điểm: Chuẩn bị vất vả, điều khiển giờ học phức tạp vì có nhiều học sinh hiểu không giống nhau, nếu điều khiển không khéo giờ học sẽ bị phân tán và phản tác dụng. Mặt khác, trong quá trình tự học như vậy, học sinh nào tự giác tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ngược lại một số học sinh kém, hoạt động chậm hơn luôn bị động và rất dễ dẫn đến chán học.
5. Khi dạy tiết ôn tập GV cần lưu ý:
Để chuẩn bị cho tiết ôn tập, yêu cầu học sinh làm việc ở nhà: trả lời các "câu hỏi tự kiểm tra" và chuẩn bị các bài tập.
Mục "Tóm tắt những kiến thức cần nhớ" trong SGK nhằm mục đích để cho học sinh tra cứu nếu cần thiết, không nên giảng lại cho học sinh trong giờ học ôn tập.
Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, mà là để giúp học sinh nhớ lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học.
Nên có các bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống của kiến thức.
Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên chọn một vài bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập và cùng làm việc với học sinh, qua đó nhắc lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cần nhớ và phương pháp giải. Không nên đi sâu vào những tính toán cụ thể.
Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả khoảng 15/20 phút cho mỗi hình thức. Trong bất kì hình thức nào, HS cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức.
	Người triển khai
 Đặng Thị Hồng Ánh

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuyen de Doi moi pp day hoc on tap_12267518.docx