Chuyên đề Sử dụng phương pháp dạy học theo góc và kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Toán lớp 9

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhằm tiếp tục thực hiện theo chủ đề năm học về đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn Toán.

1. Cơ sở lí luận

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” (PPDHTC) với các kỹ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.

 

doc 16 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 10426Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Sử dụng phương pháp dạy học theo góc và kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Toán lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay đa phần giáo viên môn toán chúng ta đã và đang sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạp của học sinh như “phương pháp nêu vấn đề”, “phương pháp vấn đáp”, “luyện tập thực hành”,  những phương pháp ấy cũng đã có không ít ưu điểm, và cơ bản đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; song về hiện tại, các phương pháp ấy lại chưa thật sự đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau của những học sinh khác nhau trong một lớp học.
Phương pháp dạy học: theo góc và kĩ thuật dạy học mảnh ghép là một trong nhiều nội dung về dạy & học tích cực trong khuôn khổ của Dự án giáo dục Việt – Bỉ, đang triển khai có hiệu quả ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong tất cả các môn học, nội dung của các phương pháp dạy học sẽ triển khai tiếp trên phạm vi toàn quốc tới các đối tượng day – học. 
Bởi vậy, tiếp cận các phương pháp dạy học theo góc và kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Toán sẽ khẳng định hơn vai trò của giáo dục trong cuộc sống ngày nay. 
Thực hiện theo kế hoạch tập huấn chuyên môn của ngành, sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Ban Giám Hiệu trường THCS Tân Hội, tổ Toán – Tin thực hiện chuyên đề: “Sử dụng phương pháp dạy học theo góc và kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Toán lớp 9”. 
Vậy khi vận dụng “phương pháp dạy học theo góc và kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Toán thì giáo viên cần nắm bắt được những gì?; Thực hiện như thế nào?.
Đó là những vấn đề mà tổ Toán–Tin trường THCS Tân Hội chúng tôi đề cập đến.
II. NỘI DUNG
1. Dạy học theo góc
1.1. Dạy học theo góc là gì?
Học theo góc còn được gọi là “trạm học tập” hay “trung tâm học tập” là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. 
Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể
Kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động 
Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động 
Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động.
Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập trong đó, tại các góc học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học hoặc có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng theo các cách tiếp cận khác nhau.
1.2. Cơ sở khoa học của dạy theo góc
Theo phong cách học tập của Kolb David A.Kolb là giáo sư khoa Hành vi tổ chức của Trường quản trị Weatherhead, Đại học Case Western Reserve. Ngoài ra, ông là nhà sáng lập kiêm chủ tịch công ty Phương pháp học tập dựa trên kinh nghiệm.
Kinh nghiệm cụ thể; Thử nghiệm chủ động; Khái niệm trừu tượng; Quan sát phản ánh.
CHU KÌ HỌC HỎI CỦA KOLB CÁC CÁCH HỌC CỦA KOLB
Phân kỳ (cảm nhận và quan sát – CE/RO):
Những người với cách học này có thể nhìn mọi việc ở những góc độ khác nhau. Họ là những người nhạy cảm. Họ thích quan sát hơn thực hiện, có chiều hướng thu thập thông tin và dùng trí tưởng tượng để giải quyết vấn đề. Họ có khả năng quan sát tốt nhất những tình huống cụ thể với những quan điểm khác nhau.
Đồng hóa (tư duy và quan sát – AC/RO):
Những người với cách học này thiên về cách nhìn nhận vấn đề có khoa học và súc tích. Đối với họ, các ý tưởng và khái niệm thì quan trọng hơn con người. Những người này cần một sự giải thích rõ ràng hơn là một cơ hội thực tế. Họ có khả năng nắm vững thông tin ở diện rộng và sắp xếp chúng theo một lối tư duy có khoa học
Hội tụ (tư duy và thực hiện – AC/AE):
Những người với cách học này có thể giải quyết vấn đề và dùng cách học của mình để tìm giải pháp cho những vấn đề thực tế. Họ thiên về những công việc kỹ thuật và các vấn đề, ít quan tâm đến con người, các vấn đề về cá nhân và các vấn đề xã hội. Những người với cách học Hội tụ này có khả năng tìm kiếm những cách ứng dụng thực tế cho các ý tưởng và lý thuyết.
Thích nghi (cảm nhận và thực hiện – CE/AE):
Những người với cách học này dựa trên trực giác hơn là sự phân tích có khoa học. Họ áp dụng các phân tích của người khác và thực hiện cách tiếp cận thực tế và thử nghiệm. Họ bị thu hút vào những thử thách, kinh nghiệm mới và hoạch định kế hoạch. Họ có xu hướng dựa trên thông tin của người khác hơn là thực hiện theo cách phân tích của chính mình.
1.3. Cơ hội 
- Học sinh được lựa chọn hoạt động. 
- Các góc khác nhau – cơ hội khác nhau: Khám phá, Thực hành, Hành động,:
Mở rộng, phát triển, sáng tạo ( thí nghiệm mới, bài viết mới,).
Đọc hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn bằng văn bản của GV.
Cá nhân tự áp dụng. 
- Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.
1.4. Ưu điểm của học theo góc
- Kích thích HS tích cực học tập thông qua hoạt động. 
- Tăng cường sự tham gia, năng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở HS.
- Học sâu và hiệu quả bền vững. 
- Tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò
- Hạn chế tình trạng học sinh phải chờ đợi 
- Cho phép điều chỉnh HĐ dạy học sao cho phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của HS ( thuận lợi đối với HS).
- Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực.
- Nhiều khả năng lựa chọn hơn .
- Nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân hơn .
- Tạo điều kiện cho HS tham gia hợp tác cùng học tập.
	1.5 Các bước dạy học theo góc
Bước 1: Lựa chon nội dung bài học phù hợp.
Bước 2: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc. 
Bước 3: Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu ( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,).
Bước 4: Tổ chức thực hiện học theo góc 
HS được lựa chọn góc theo sở thích
HS được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định ( ví dụ 10’ – 15’ tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu.
Bước 5: Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (thực hiện linh hoạt ).
	1.6 Ví dụ: 
4 góc cùng thực hiện một mục tiêu là giải được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp công đại số, nhưng mỗi góc học theo các phong cách khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau.
Bài tập trắc nghiệm
Trải nghiệm
Áp dụng
Vận dụng
Xem Video
Quan sát
Đọc tài liệu
Phân tích
6 phút
	1.6.a. Góc xem video
 Học sinh được xem một video về ví dụ giải các hệ phương trình sau:. 
 Cách giải hệ phương trình mà các em vừa quan sát là “giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số”.
 Hãy tóm tắt cách giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số theo cách hiểu của em?.
1.6.b. Góc phân tích ( học sinh đọc tài liệu). 
GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG ĐẠI SỐ
b1. Quy tắc cộng đại số:
Quy tắc cộng đại số dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương. Quy tắc cộng đại số gồm hai bước sau:
Bước 1. Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của hệ phương trình đã cho để được một phương trình mới.
Bước 2. Dùng phương trình mới ấy thay thế cho cho một trong hai phương trình của hệ (và giữ nguyên phương trình kia).
b2. Áp dụng
a) Giải hệ phương trình 
Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất. ( hoặc có thể viết ( x;y) = ( 3;4).
b) Giải hệ phương trình 
Hệ có nghiệm duy nhất ( x;y) = ( 12; 3).
( Vì sao lại giữ lại phương trình đầu của hệ? x + y = 15).
c) Giải hệ phương trình 
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất ( x;y) = ( 2;1).
	1.6.c. Góc trải nghiệm
HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP SAU
1. Hệ phương trình có nghiệm duy nhất là:
a) (x;y) = ( 3;3); 	 b) (x;y) = ( 1;-1); c) (x;y) = ( 3;-4)
2. Hãy điền vào chỗ  để hoàn thành bài toán sau:
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất là: (x;y) = ( 4;-3)
3. Hãy điền vào chỗ  để hoàn thành bài toán sau:
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất là: (x;y) = ( 3;-4)
Cách giải hệ phương trình ở bài tập 2 và 3 được gọi là “Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số”. 
	1.6.d. Góc áp dụng
GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG ĐẠI SỐ
1. Quy tắc cộng đại số:
Quy tắc cộng đại số dùng để biến đổi một hệ phương trình thành hệ phương trình tương đương. Quy tắc cộng đại số gồm hai bước sau:
Bước 1. Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của hệ phương trình đã cho để được một phương trình mới.
Bước 2. Dùng phương trình mới ấy thay thế cho cho một trong hai phương trình của hệ (và giữ nguyên phương trình kia).
2. Áp dụng
a) Giải hệ phương trình 
Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất. ( x;y) = ( 3;4).
b) Giải hệ phương trình 
c) Giải hệ phương trình 
1.7. Thiết kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học
Vào cuối giờ học sau khi học sinh đã được học luân chuyển qua đủ các góc, GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả học tập ở mỗi góc. Đại diện HS ở các góc (vòng cuối) trình bày kết quả học tập theo nhiệm vụ được giao, các HS khác bổ sung ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của HS, GV nhận xét đánh giá, chốt lại vấn đề trọng tâm, đảm bảo cho HS học sâu và học thỏa mái.
1.8. Tổ chức dạy học theo góc
Sắp xếp góc học tập trước khi vào giờ học.
Mỗi góc có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với nhiệm vụ học tập tại mỗi góc.
Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Giáo viên giới thiệu bài học, phương pháp học theo góc, nhiệm vụ tại các góc, thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại các góc và cho phép học sinh chọn góc xuất phát.
Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo sở thích, tuy nhiên giáo viên sẽ phải điều chỉnh nếu như có số học sinh quá đông cùng chọn một góc.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các góc, giáo viên quan sát, hỗ trợ. 
Hết thời gian hoạt động tại mỗi góc, giáo viên yêu cầu HS luân chuyển góc.
Kết thúc giờ học tại các góc, giáo viên yêu cầu đại diện các góc trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét, đánh giá. Cuối cùng là nhận xét của giáo viên về kết quả học tập của học sinh, chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.
	2. Kĩ thuật dạy học mảnh ghép
2.1. Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
2.2. Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”.
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C,  (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)].
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3).
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
2.3. Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Các mảnh ghép”.
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
- Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn).
- Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
- Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.
* Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
 2.4. Cách tiến hành             
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. 
Ví dụ:
+ Nhóm 1: Khai triển hằng đẳng thức: ( a + b)2                                
+ Nhóm 2: Khai triển hằng đẳng thức: ( a - b)2                                
+ Nhóm 3: Viết tích thành tổng: 2.(1 - 2ab)     
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1).
+ Nhiệm vụ mới: Chứng tỏ biểu thức A = 2 – 4ab + ( a + b)2 - ( a – b)2 không phục thuộc vào các giá trị của a và b.    
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
2.5. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép
Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.
Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.
Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với giáo viên
Nghiên cứu kĩ về phương pháp dạy học theo góc, thấy được điểm mới trong phương pháp này thì phong cách của người học được quan tâm nhiều hơn, có thời gian quan tâm đến cá nhân học sinh nhiều hơn.
Nghiên cứu kĩ các bước dạy học theo góc và biết lựa chọn bài phù hợp với phương pháp dạy theo góc.
Tư vấn cho học sinh cách học theo góc để học sinh có thói quen khi học với phương pháp này.
Chuẩn bị về CSVC, trang thiết bị cần thiết cho tiết dạy của mình.
Lập kế hoạch bài dạy chu đáo, chú ý lường đến các tình huống xảy ra, chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh, tư vấn, giúp đỡ kịp thời.
Nghiên cứu kĩ về cách tiến hành “ kĩ thuật mảnh ghép”.
2. Đối với học sinh
Biết cách học theo phương pháp dạy học theo góc.
Biết cách hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép.
Chủ động, tích cực trong các hoạt động.
Tích cực trong hoạt động nhóm.
Biết đánh giá, nhân xét, chia sẻ những thôn tin cần thiết với thầy cô, bạn bè.
3. Giáo án thể nghiệm
3.1. Thực hiện bài dạy rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai. 
Tuần 6	Ngày soạn: /9/2015
Tiết 12	Ngày dạy: 20/9/2015
§8. RÚT GỌN BIỂU THỨC CHỨA CĂN BẬC HAI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
Học sinh biết các phép biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn bậc hai.
2. Kĩ năng
Học sinh vận dụng thích hợp các phép tính và phép biến đổi đơn giản để rút gọc biểu thức có chúa căn thức bậc hai.
Học sinh rút gọn được biểu thức chứa căn bậc hai trong một số trường hợp đơn giản.
3. Thái độ
Biết nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của mình cũng như của bạn.
Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập, máy tính.
Học sinh: Sách, vở, MTBT, dụng cụ học tập.
III. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo góc, đàm thoại gợi mở, luyện tập thực hành, hợp tác nhóm.
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp ( 2p)
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Giới thiệu 
2. Bài cũ ( 3p)
Gv: Ở các tiết trước, để rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai ta đã vận dụng những kiến thức nào?
- Để rút gọn biểu thức có chứa căn thức bậc hai, ta cần biết vận dụng thích hợp các phép tính và các phép biến đổi đã biết.
Gv: Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục vận dụng thích hợp các phép biến đổi để làm một số dạng bài về rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai.
	Giới thiệu bài mới.
 3. Bài mới (27 phút).
	Hôm nay, chúng ta sẽ học bài này theo góc.
	Giáo viên chiếu sơ đồ về học theo góc, mỗi góc sẽ học tại một vị trí xuất phát ban đầu và sau 6 phút chúng ta sẽ luân phiên nhóm theo sơ đồ như sau:
Bài tập trắc nghiệm
Trải nghiệm
Áp dụng
Vận dụng
Xem Video
Quan sát
Đọc tài liệu
Phân tích
6 phút
Bắt đầu từ nhóm số 1 sẽ xem video ( bài giảng elearning một số ví dụ về rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai).
	Gv cho học sinh đăng kí theo nhóm để học theo góc.
3.1. Góc quan sát
	Xem bài giảng Eleaning về ví dụ 3 trong sách giáo khoa.
	+ Nhóm trưởng điều hành nhóm.
	+ Trao đổi với giáo viên nếu gặp khó khăn, thắc mắc.
3.2. Góc phân tích
	Đọc tài liệu về rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai như sau:
RÚT GỌN BIỂU THỨC CHỨA CĂN THỨC BẬC HAI
NỘI DUNG
CHÚ THÍCH
1. Ví dụ 1: Rút gọn biểu thức với a > 0. 
2. Ví dụ 2: Chứng minh đẳng thức. 
Biến đổi VT ta có: 
Ta thấy VT = VP. Vậy đẳng thức được chứng minh.
(A –B)(A+B) = A2 – B2
(A+B)2 = A2 + 2AB + B2
 ( A ≥ 0 )
	Những kiến thức nào hay được dùng trong rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai?
3.3. Góc trải nghiệm 
Điền vào chỗ ... để hoàn thành các bước giải các bài toán sau:
Bài 1: với a ≥ 0.
	 = = 
	 = =  + = 
Bài 2: Chứng minh đẳng thức
 với a > 0, b > 0.
	 Biến đổi vế trái ta có:
	Sau khi biến đổi, ta thấy vế trái bằng vế phải. Vậy đẳng thức được chứng minh.
? Có những cách nào để chứng minh đẳng thức A = B; Trong bài 2 đã dùng cách chứng minh nào?
3.4. Góc áp dụng
Rút gọn các biểu thức sau:
a) 	với x ≠ -	b) 	với a ≥ 0 và a ≠ 1.
( luân phiên góc 24 phút).
3.5. Trao đổi, chia sẻ giữa các nhóm ( 8 phút).
	Gv đặt lại nội dung câu hỏi, đại điện các nhóm trả lời.
Những kiến thức hay được dùng trong rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai?
	Có những cách nào để chứng minh đẳng thức A = B ?
Dự kiến học sinh trả lời:
Những kiến thức hay được dùng trong rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai:
- Các hằng đẳng thức đã học ở lớp 8.
- Các phép toán về phân thức đã học ở lớp 8 như rút gọn phân thức, cộng, trừ, nhân, chia phân thức, biến đổi các biểu thức hữu tỉ, giá trị của phân thức.
- Các phép biến đổi đơn giản căn thức bậc hai.
- Các phép toán về căn thức bậc hai.
Những cách để chứng minh đẳng thức A = B:
	- Biến đổi A về B
	- Biền đổi B về A
	- A – B = 0
	- A2 – B2 = 0 ( A,B cùng dấu).
	- Biến đổi đồng thời A và B về cùng một biểu thức trung gian C
Học sinh trong các nhóm nhận xét, trả lời bổ sung.
Cuối cùng là nhận xét của giáo viên về kết quả học tập của học sinh.
4. Củng cố ( 4 phút).
Giáo viên đánh giá hoạt động chung của các nhóm, chốt lại một số kiến thức qua sơ dồ tư duy.
5. Dặn dò ( 2 phút).
	Về nhà xem lại cách thực hiện các ví dụ.
	Làm bài tập 58,59/sgk/32.
	V. Rút kinh nghiệm
3.2. Thể nghiệm sử dụng kĩ thuật “ mảnh ghép” trong tiết ôn tập chương.
Dự kiến trong tiết ôn tập chương sẽ sử dụng kĩ thuật mảnh ghép cho bài tập này.
Tổng thời gian cho bài tập này là 10 phút.
Lớp học sẽ được chia thành x nhóm, mỗi nhón có 4 học sinh ( sao cho số nhóm là chẵn). 
Ví dụ lớp hiện tại trong tiết thể nghiệm này là 30 học sinh, sẽ chia thành 8 nhóm, trong đó có 6 nhóm 4 học sinh và 2 nhóm 3 học sinh, sơ đồ nhóm và cách di chuyển sẽ được bố trí minh họa ở phần sau.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia ( dự kiến 2 phút).
+ Nhóm có số lẻ: Rút gọn biểu thức: A=    ( với a ≥ 0, b > 0 ).                         
+ Nhóm có số chẵn: Rút gọn biểu thức: B = ( a < 0, b < 0 ).
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều biết các làm các bài tập nhỏ ở trên và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại các câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (dự kiến 6 phút).
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 - 4 học sinh (bao gồm 1-2 người từ nhóm lẻ; 1-2 người từ nhóm chẵn), gọi là nhóm mảnh ghép. ( 1 phút).
- Chia sẻ thông tin ở vòng 1 (dự kiến 2 - 3 phút).
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết như sau:
Rút gọn biểu thức A = + ( với b khác 0, ab ≥ 0). ( 1- 2 phút)
Giáo viên chủ trí cho các nhóm chia sẻ kết quả ( thời gian còn lại).
Sơ đồ bố trí lớp học và thực hiện mảnh ghép như sau:
VÒNG 1
Bảng đen
Vòng 1
Bàn GV
1
a
a
a
a
b
b
b
b
2
b
b
b
b
a
a
a
a
3
a
a
a
a
b
b
b
4
b
b
b
b
a
a
a
5
6
Số nhóm chia theo số học sinh thực tế của lớp, do giáo viên tính toán trước, chia nhóm đảm bảo nguyên tắc sao cho ở vòng 1 học sinh có thể ngồi ngay theo bàn, đỡ phải di chuyển.
Ở vòng hai giáo viên yêu cầu thực hiện mảnh ghép sao cho mỗi nhóm mới hình thành có hai màu giấy nháp khác nhau (không có màu thì đánh số), số học sinh yếu được ghép nhóm lúc nãy giáo viên bổ sung vào mỗi nhóm 1 học sinh dư cho đ

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_su_dung_pp_goc.doc