Công nghệ 8 - Học kỳ II - Năm học 2005-2006

I:MỤC TIÊU : Học xong bài này phải :

+ Biết được quá trình xản xuất và truyền tải điện năng.

+ Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.

II:CHUẨN BỊ :

· Thầy :+ Chuẩn bị nội dung của bài học và các tranh giáo khoa từ 32.1 đến 32.4; Đi namô xe đạp.

· Trò : + Xem trước bài học để nắm sơ bộ các quá trình sán xuất điện năng.

III: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 1. - Ôn định lớp: ( 1 )

2. - Kiểm tra bài cũ: ( Không )

 + Nhận xét kết quả kiểm tra HKI. (5)

3. – Giảng bài mới:

* Giới thiệu bài: ( 2 )Nhờ có điện năng mà sinh hoạt của con người và các quá trình sản xuất được thúc đẩy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu “ Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống”

* Tiến trình tiết dạy

 

doc 69 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công nghệ 8 - Học kỳ II - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chỉnh, Áp tô mát.
+ Lõi thép của máy biến áp được làm bằng các lá thép kĩ thật điện, ghép lại thành một khối. Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.
+ Dây quấn được làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép. Giữa các vòng đây dược cách điện với nhau và cách điện với lõi thép .
+ Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây được nối với nguồn điện có điện áp U1.
Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây được nối với nguồn điện có điện áp U1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp 
+ Không, vì dây quấn sơ cấp và thứ cấp không nối với nhau.
+ Do cảm ứng điện từ giưã dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, nên ở 2 đầu ra của dây quấn thứ cấp xuất hiện điện áp.
+ Nghe GV kết luận:
+Trả lời mối quan hệ giữa N1 và N2.
+ N1 = N2
+ N2 > N1: MBA tăng áp.
+ N2 < N1: MBA giảm áp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và công dụng.
+ Nêu í nghĩa các số liệu kĩ thuật của máy biến áp theo thông tin trong SGK và thực tế sử dụng máy biến áp .
+ Nghe GV củng cố thêm:
- Công suất sử dụng từ các ổ lấy điện ra của máy biến áp không được lớn hơn công suất định mứccủa máy biến áp .
-Điện áp sơ cấp định mức là điện áp qui định cho dây quấn sơ cấp .
- Điện áp thứ cấp định mức là điện áp giữa các cực của dây quấn thứ cấp.
- Dòng điện định mức là dòng điện qui định cho mỗi dây quấn của máy biến áp ừng với Pđm và Uđm.
+ Nêu công dụng của máy biến áp 1 pha :
- Giữ điện áp thứ cấp phù hợp với điện áp định mức của các đồ dùng điện khi điện áp sơ cấp thay đổi 
- Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều 1 pha .
+Nêu các yêu cầu khi sử dụng máy biến áp .
Hoạt động 4.Củng cố:
+ Hs:Dựa vào kiế thức bàihọc để trả lời câu hỏi .
+Dựa vào công thức
để làm bài tập số 3.
1.Cấu tạo: 
+ Máy biến áp 1 pha gồm 2 bộ phận chính : lõi thép và dây quấn. Ngoài ra còn có vỏ máy , trên mặt có gắn đồng hồ đo điện , đèn tín hiệu và các núm điều chỉnh .
a) Lõi thép: Gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành một khối, dùng để dẫn từ cho máy biến áp ,
b) Dây quấn : Làm bằng dây điện từ , có bọc lớp cách điện, dùng để ẫn điện. Gồm có 2 cuộn dây quấn .
+ Dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây được nối với nguồn điện có điện áp U1.
+ Dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây có điện áp U2 dùng để lấy điện ra sử dụng.
2. Nguyên lí làm việc:
Khi đưa dòng điện có điện áp U1 vào 2 đầu dây quấn sơ cấp, nhf có cảm ứng điện từ nên ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp cungc có điện áp U2.
+ Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa số vòng dây của chúng.
k được gọi là hệ số biến áp .
Điện áp lấy ra ở thứ cấp là :
+ Máy biến áp có U2 > U1 được gọi là máy biến áp tăng áp .
+ Máy biến áp có U2 < U1 được gọi là máy biến áp giảm áp .
+ Ví dụ: ( SGK )
3. Các số liệu kĩ thuật:
+ Công suất định mức, đơn vị là VA ( Vôn Ampe )
kVA ( kilôVôn Ampe ).
+ Điện áp định mức: V ( Vôn )
+ Dòng điện định mức:A( ampe)
4. Sử dụng: (SGK )
4.Dặn dò: ( 1 ‘ )
+ Làm các câu hỏi và bài tập dưới bài học vào vở tập.
+Xem nội dung bài thực hành MÁY BIẾN ÁP , làm mẫu báo cáo , tiết sau TH: MÁY BIẾN ÁP 
IV:RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tiết 50 :
Bài 47: THỰC HÀNH MÁY BIẾN ÁP 
 Ngày soạn: 05-03-2005
I:MỤC TIÊU : Sau bài này GV phải làm cho HS:
	+ Biết được cấu tạo của máy biến áp và hiểu được các số liệu kĩ thuật.
	+ Sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật và an tòan .
II:CHUẨN BỊ :
Thầy : Chuẩn bị các dụng cụ sau đây cho mỗi nhóm HS:
+ 01 mô hình máy biến áp , 1 máy biến áp 1 pha Hoạt động được, 01 bóng đèn 6V – 15W có đế,4 dây nối, 01 công tắc 2 cực, 01 bảng lắp mạch điện , nguồn điện 220 V, 01 đồng hồ vạn năng, 01 bút thử điện thông mạch, 01 tuốc nơ vít.
Trò : Mẫu báo cáo thực hành- đọc trước nội dung thực hành.
III: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1. - Ôn định lớp: ( 1’) 
2.- Kiểm tra bài cũ: ( 7’ )
+ Mô tả cấu tạo và nêu nguyên lí Hoạt động của máy biến áp một pha ?
+ Nêu cách sử dụng máy biến áp ?
+ Làm bài tập số 3 trang 161SGK ?
3.– Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: ( 1’ )
+ Để các em có thể nắm chắc cấu tạo và nguyên lí Hoạt động và sử dụng tốt hơn máy biến áp của nhà mình. Hôm nay chúng ta nghiên cứu chúng qua mô hình máy biến áp và máy biến áp một pha Hoạt động được.
* Tiến trình tiết dạy
3’
12’
5’
10’
5’
Hoạt động 1.Tổ chức chuẩn bị thưcï hành:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm: Việc phân công các thành viên trong nhóm, việc chuẩn bị mẫu báo cáo.
+ Nhắc nhở các nhóm việc an toàn điện trong quá trình vận hành máy biến áp .
+ Hướng dẫn trình tự thực hành cho các nhóm.
Hoạt động 2.Tìm hiểu máy biến áp :
+ Các nhóm quan sát máy biến áp 1 pha Hoạt động được.
? Nêu tên và chức năng của từng bộ phận chính vào mục 2 của báo cáo TH. 
? Giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của máy biến áp .
+ GV: Thông báo Pđm của máy là 15V.A.
? Uđm sơ cấp.
? Uđm thứ cấp.
+ GV: Thông báo công thức tính công suất dựa vào U, I: P = U.I.
? I = ? 
? Tính dòng điện ĐM ở dây quấn thứ cấp.
Hoạt động 3. Chuẩn bị cho máy biến áp làm việc:
? Muốn sử dụng an toàn ta cần làm gì.
? Dùng tua vít mở vỏ nhựa của máy biến áp .
? Dùng bút thử thông mạch để kiểm tra thông mạch của các cuộn dây quấn và giữa các cuộn dây quấn .
? Dùng đồng hồ vạn năng mà GV đã chuẩn bị sẵn để kiểm tra cách điện trên các cuộn dây quấn với lõi thép .
Hoạt động 4: Vận hành máy biến áp .
? Cử người mắc mạch điện như sơ đồ hình 47.1.
+ GV kiểm tra các nhóm chuẩn bị vận hành máy biến áp .
? Nêu chức năng của Ampekế .
+ Yêu cầu các nhóm găm phích vào ổ điện, đóng K quan sát hiện tượng, mở K quan sát hiện tượng .
+ GV: Khi đóng K, máy biến áp cung cấp dòng điện cho bóng đèn ( máy biến áp chạy có tải ), khi mở K, máy biến áp không cung cấp dòng điện cho bóng đèn ( máy biến áp chạy không tải )
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh gía bài TH.
+ GV: Yêu cầu các nhóm căn cứ vào mục tiêu của bài học để đánh giá kết quả TH.
+ GV nhận xét về tinh thần thái độ và kết quả TH của lớp.
Hoạt động 1.Chuẩn bị thưcï hành:
+ Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Kiểm tra mẫu báo cáo.
+ Nghe GV nhắc nhở việc an toàn điện khi vận hành máy biến áp .
+ Nắm trình tự thực hành bài học.
Hoạt động 2.Tìm hiểu máy biến áp :
+ Cả nhóm quan sát cấu tạo của máy biến áp qua mô hình và máy biến áp Hoạt động được.
+ Nêu tên và chức năng của từng bộ phận chính vào mục 2 của báo cáo TH. 
+ Pđm của máy là 15V.A, đó là khả năng cung cấp công suất cho các tải .
+ P đm = 15V.A
+ Uđm sơ cấp =220V.
+ Uđm thứ cấp 1 = 6V .
+ Uđm thứ cấp 2 = 12V.
+ I = .
+ I1 đm = .
+ I2 đm = 
Hoạt động 3. Chuẩn bị cho máy biến áp làm việc:
HS: Để sử máy biến áp an toàn cần:
+ Nắm vững các trị số định mức ghi trên nhãn.
+ sử dụng đúng điện áp và công suất định mức của máy biến áp .
+ Cử người tua vít mở vỏ nhựa của máy biến áp .
+ Dùng bút thử thông mạch để kiểm tra thông mạch dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
+ Dùng đồng hồ vạn năng mà GV đã chuẩn bị sẵn để kiểm tra cách điện trên các cuộn dây quấn với lõi thép .
+ Các nhóm ghi kết quả kiểm tra vào báo cáo TH.
+ Mắc mạch điện như hình 47.1.
+ Trả lời chức năng của Ampekế : Cho biết dòng điện qua đèn là bao nhiêu.
+ Ampekế mắc nối tiếp với đèn.
+ Nghe GV TB máy biến áp chạy có tải và máy biến áp chạy không tải .
+ Các nhóm quan sát trạng thái khi đóng K và mở K để ghi báo cáo .
Hoạt động 5: Tổng kết và đánh gía bài TH.
+ Các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả TH của nhóm.
+Các nhóm nộp báo cáo TH.
BÁO CÁO THỰC HÀNH
 MÁY BIẾN ÁP:
1.Các số liệu kĩ thuật và giải thích ý nghĩa
TT
Số liệu kĩ thuật
Yù nghĩa 
2. Tên và chức năng các bộ phận chính của máy biến áp:
TT
Tên các bộ phận chính
Chức năng
3. Kết quả kiểm tra máy biến áp trước khi thực hành:
TT
Kết quả kiểm tra
4. Quan sát vận hành máy biến áp :
5. Nhận xét và đánh giá bài TH.
4.Dặn dò: ( 1’ ) + Xem bài 44: Đồ dùng loại điện cơ : Quạt điện –máy bơm nước.
IV:RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Tiết 51
Bài 44: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN CƠ : QUẠT ĐIỆN – MÁY BƠM NƯỚC
 Ngày soạn: 09 /03 /2005
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	* Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng của động cơ điện 1 pha.
	* Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước.
II. CHUẨN BỊ:
	* Tranh vẽ động cơ điện, quạt điện, máy bơm nước.
* Mô hình động cơ điện 1 pha
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: (1’ )
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 ‘ )
? Nêu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp ?
? Các con số 220V trên dây quấn sơ cấp và 6V – 12V trên dây quấn thứ cấp của máy biến áp có ý nghĩa gì?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: ( 1’ )
Động cơ điện là thiết bị điện dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng làm quay các máy công tác. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị này qua bài “ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN CƠ : QUẠT ĐIỆN – MÁY BƠM NƯỚC”
8’
HĐ 1. Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện 1 pha: 
Treo tranh vẽ, mô hình và động cơ điện còn tốt. GV chỉ ra 2 bộ phận chính: Stato (phần đứng yên) và rôto (phần quay), đặt câu hỏi cho học sinh:
Hãy nêu cấu tạo, vật liệu và chức năng của stato?
Cho học sinh thảo luận
GV kết luận, ghi bảng.
Hãy nêu cấu tạo, vật liệu và chức năng của roto?
Cho học sinh thảo luận và trả lời.
GV kết luận.
Hãy nêu vị trí của dây quấn stato?
Hãy nêu vị trí của dây quấn roto kiểu lồng sóc?
Hãy nêu vị trí của lõi thép stato?
GV TB : Cấu tạo của dây quấn rôto lồng sóc gồm: Thanh dẫn vòng ngắn mạch.
Vòng ngắn mạch nối với thanh dẫn rôto như thế nào?
HĐ 1. Tìm hiểu cấu tạo động cơ điện 1 pha: 
+ Thảo luận, đại diện nhóm phát biểu.
Cấu tạo stato gồm : Lõi thép làm bằng lá thép KTĐ, dây quấn làm dây điện từ 
Chức năng: tạo ra từ trường quay.
Thảo luận, đại diện nhóm phát biểu:
Cấu tạo của roto lồng sóc gồm: Lõi thép làm bằng lá thép KTĐ, dây quấn: Gồm các thanh dẫn bằng nhôm hoặc bằng đồng tạo thành vòng ngắn mạch.
Chức năng: Làm quay máy công tác.
Được quấn xung quanh cực từ.
Gồm các thanh dẫn bằng nhôm hoặc đồng được đặt trong các rãnh của lõi thép.
Nằm sát trong vỏ máy.
- Hai đầu các thanh dẫn được nối tắt với nhau bằng vòng ngắn mạch.
I Động cơ điện 1 pha:
1.Cấu tạo: 
a. Stato: (Phần đứng yên)
Gồm lõi thép và dây quấn. 
+ Lõi thép làm bằng lá thép KTĐ.
+ Dây quấn được làm bằng dây điện từ, cách điện với lõi thép.
* Chức năng: Tạo ra từ trường quay.
b. Rôto: (Phần quay)
Cấu tạo của roto lồng sóc gồm:
+ Lõi thép làm bằng lá thép KTĐ.
+ Dây quấn: Gồm các thanh dẫn bằng nhôm hoặc bằng đồng tạo thành vòng ngắn mạch.
* Chức năng : Làm quay máy công tác.
7’
HĐ2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc động cơ điện 1 pha:
Hãy cho biết tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào trong động cơ điện 1 pha?
Học sinh thảo luận, GV đưa ra kết luận nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 pha:
Năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của động cơ điện là gì ?
HĐ2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc động cơ điện 1 pha:
+ HS: - Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho rôto động cơ quay với tốc độ n. 
Điện năng đưa vào động cơ điện được biến đổi thành cơ năng. Cơ năng của động cơ điện dùng làm nguồn động lực cho các máy (Quạt điện, máy bơm nước, máy xay, máy điện...)
1.Nguyên lý làm việc:
+ Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn Stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rô to, tác dụng từ của dòng điện làm cho Rôto quay.
5’
HĐ3: Tìm hiểu số liệu lỹ thuật và sử dụng:
Hãy nêu số liệu kỹ thuật và công dụng động cơ điện trong đồ điện gia đình?
Cho học sinh thảo luận, GV rút kết luận:
Hãy nêu các yêu cầu về sử dụng động cơ điện?
Để máy bơm nước làm việc tốt , bền lâu cần phải làm gì?
HĐ3: Tìm hiểu số liệu lỹ thuật và sử dụng:
Điện áp định mức: 127V, 220V.
Công suất định mức: từ 25W đến 300W.
Công dụng: 
Dùng để chạy máy tiện, mũi khoan, máy xay.
Dùng cho tủ lạnh, máy bơm, quạt điện...
Điện áp đưa vào động cơ không được lớn hơn điện áp định mức và cũng không được quá thấp.
Không để động cơ làm việc quá công suất định mức .
Cần kiểm tra và tra dầu mỡ đúng định kỳ.
Đặt động cơ ở nơi chắc chắn, khô ráo, thoáng gió, sạch sẽ và ít bụi.
Cần kiểm tra sự rò điện trước khi sử dụng đối với những động cơ mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng.
3. Các số liệu kỹ thuật: 
Điện áp định mức: 127V, 220V.
Công suất định mức: từ 25W đến 300W.
4. Sử dụng: ( SGK )
6’
HĐ4: Tìm hiểu quạt điện:
Cho học sinh quan sát tranh vẽ, mô hình quạt điện còn tốt.
Hỏi: Cấu tạo của quạt điện gồm những bộ phận chính gì?
Nêu chức năng của động cơ?
Nêu chức năng của cánh quạt.
Coi quạt điện là một trong những ứng dụng của động cơ điện một pha. Hãy phát biểu nguyên lý làm việc của quạt điện?
GV rút ra kết luận.
Để quạt điện làm việc tốt, bền lâu cần phải làm gì?
HĐ4: Tìm hiểu quạt điện:
* HS trả lời các câu hỏi của giáo viên:
+ Gồm 2 phần chính là động cơ điện và cánh quạt.
Chức năng của động cơ là làm quay cánh quạt.
Chức năng của cánh quạt là tạo ra gió khi quay.
Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho rôto động cơ quay.
Chú ý để cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, không làm vướng cánh.
II. Quạt điện:
1. Cấu tạo:
Gồm 2 phần chính là động cơ điện và cánh quạt.
2. Nguyên lý làm việc:
Khi đóng điện vào quạt , động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát .
3. Sử dụng:
Chú ý để cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, không làm vướng cánh.
6’
5’
HĐ5:Tìm hiểu máy bơm nước:
+Cho học sinh quan sát tranh vẽ, mô hình để giải thích cấu tạo:
+Máy bơm nước thực chất là động cơ điện cộng với phần bơm. Vậy, vai trò của động cơ điện là gì? Vai trò của phần bơm làgì.
Cho Học sinh thảo luận.
GV rút ra kết luận.
+Để máy bơm nước làm việc tốt, bền lâu cần phải làm gì?
HĐ 6: Củng cố bài học: 
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
Câú tạo của động cơ điện 1 pha gồm những phần chính nào?
Nêu nguyên lý làm việc của động cơ điện?
Nêu tên và chức năng các bộ phận chính của quạt điện và máy bơm nước?.
Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 1,2, 3 trang 155SGK.
HĐ5:Tìm hiểu máy bơm nước:
+Cấu tạo máy bơm nước gồm: động cơ điện, trục, buồng bơm, cửa hút nước, cửa xả nước.
Thảo luận theo hướng dẫn của GV và đại diện nhóm trả lời:
Khi đóng điện, động cơ điện quay, cánh bơm lắp trên trục động cơ quay, hút nước vào buồng bơm và đồng thời đẩy nước đến ống thoát đưa đến nơi sử dụng.
Cần chú ý: Nối đất với vỏ bơm, điểm đặt máy bơm phải hợp lý, tránh làm cho đường ống gấp khúc.
III. Máy bơm nước:
 1. Cấu tạo:
Gồm 2 phần chính là động cơ điện và phần quay.
Phần bơm gồm các bộ phận chính: Rôto bơm (phần quay), buồng bơm (phần đứng yên), cửa hút nước, cửa xả nước. Rôto bơm có nhiều cánh bơm được đặt trong buồng bơm và lắp chặt trên cùng trục quay của động cơ điện.
2. Nguyên lý làm việc:
Khi đóng điện, động cơ điện quay, cánh bơm lắp trên trục động cơ quay, hút nước vào buồng bơm và đồng thời đẩy nước đến ống thoát đưa đến nơi sử dụng.
3. Sử dụng:
Cần chú ý: Nối đất với vỏ bơm, điểm đặt máy bơm phải hợp lý, tránh làm cho đường ống gấp khúc.
4. Hướng dẫn về nhà: ( 1’ )
+ Về nhà làm bài tập 1,2 trang 148 SGK thầy vừa hướng dẫn xong.
+Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài 45 SGK “THỰC HÀNH QUẠT ĐIỆN” và chuẩn bị dụng cụ tiết sau dựa theo mục tiêu bài học.
IV: RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
Tiết 52 :
Bài : THỰC HÀNH QUẠT ĐIỆN
 Ngày soạn: 13-03-2005
I:MỤC TIÊU : Sau bài này, GV phải làm cho HS :
Kiến thức :+ Hiểu được cấu tạo của quạt điện: Động cơ điện, cánh quạt. 
Kĩ năng : + Đọc hiểu các số liệu kĩ thuật, sử dụng quạt điện đúng yêu cầu kĩ thuật, bảo đảm an toàn điện.
Thái độ : + Nghiêm túc thực hiện việc an toàn điện trong quá trình sử dụng điện.
II:CHUẨN BỊ : + GV cần chuẩn bị các dụng cụ sau .
Thầy : 01 quạt bàn, 01 mô hình động cơ điện, bộ dụng cụ kĩ thuật điện, 01 đồng hồ vạn năng, 01 bút thử điện.
Trò : Mỗi nhóm gồm 01 mô hình động cơ điện, 01 đồng hồ vạn năng, 01 quạt bàn (HS tự phân công trong nhóm mang theo )
III: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 	1. - Ôn định lớp: ( 1’ )
	2.- Kiểm tra bài cũ: ( 7’ )
	? Nêu các bộ phận chính của động cơ điện.
	? Nêu cấu tạo của quạt điện và nguyên lí hoạt động của quạt điện.
	? Nêu cách sử dụng quạt điện.
3.- Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
Quạt điện là đồ dùng loại điện cơ mà trong tiết học trước chúng ta đã đề cập đến , cấu tạo của nó gồm động cơ điện và cánh quạt. Để hiểu kĩ cấu tạo , các số liệu kĩ thuật, cách sử dụng. Trong tiết này chúng ta sẽ xét kĩ hơn những nội dung trên.
* Tiến trình tiết dạy
3’
7’
10’
10’
5’
HĐ-1:Ổn định lớp và giới thiệu nội dung công việc:
+ GV: Ổn định các nhóm và nêu nội dung công việc trong tiết học.
HĐ-2:Tìm hiểu quạt điện.
? Đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của quạt điện.
? Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của động cơ điện.
HĐ-3: Chuẩn bị cho quạt điện làm vịêc:
? Muốn sử dụng quạt điện an toàn cần chú ý điều gì.
+ GV: Hướng dẫn các nhóm kiểm tra phần cơ , kiểm tra phần điện.
* Phần cơ: Quay thử độ trơn ở ổ trục của rôto.
* Phần điện: Hướng dẫn các nhóm dùng đồng hồ vạn năng mở than đo (x 10K) để kiểm tra thông mạch dây quấn Stao to, kiểm tra cách điện giữa dây quấn và vỏ kim loại. 
HĐ-4:Cho quạt điện làm việc:
+ GV: đóng điện cho quạt làm việc, cho các nhóm theo dõi tiếng ồn khi quạt làm việc.
+ GV làm mẫu kiểm tra chạm vỏ bằng bút thử điện để HS nắm và vận dụng ở gia đình được thuận tiện hơn.
+ Sau đó các nhóm cho quạt nhóm mình hoạt đôïng và kiểm tra như GV đã hướng dẫn.
HĐ-5: Tổng kết bài học:
+ GV hướng dẫn các nhóm nhận xét và đánh giá giừo TH của nhóm, sau đó GV đánh giá chung cho toàn lớp.
HĐ-1:Ổn định lớp và giới thiệu nội dung công việc:
- HS: Các nhóm ổn định tổ chức và nghe GV nêu nội dung công việc của tiết TH.
HĐ-2:Tìm hiểu quạt điện.
- HS: Các nhóm đọc số liệu kĩ thuật trên quạt điện của nhóm mình , thảo luận tìm hiểu ý nghĩa và ghi vào BCTH.
- HS: Kết hợp kiến thúc đã học, với quan sát mô hình và mẫu vật quạt điện của nhóm để trả lời gồm Sta to và rôto.
+ Stato: Gồm lõi thép và dây quấn, có chức năng tạo ra từ trường quay.
+ Rôto: Gồm lõi thép và dây quấn (gồm các thanh dẫn), có chức năng làm quay máy công tác.
+ Trục: Đểû lắp cánh quạt.
+ Cánh: quay tạo ra gió.
+ Bộ điều chỉnh tốc độ và hướng gió.
HĐ-3: Chuẩn bị cho quạt điện làm vịêc:
- HS: Các nhóm dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm để trả lời.
+ HS: Các nhóm tiến hành kiểm tra phần cơ và phần điện theo hướng dẫn của GV, ghi kết quả vào BCTH.
HĐ-5: Tổng kết bài học:
- Các nhóm, tự nhận xét, đánh giá giờ thực hành của nhóm mình theo hướng dẫn của GV.
- Nghe Gv nhận xét chung giờ TH của lớp và rut kinh nghiệm cho nhóm mình.
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Các số liệu kĩ thuật và giải thích ý nghĩa:
TT
Số liệu kĩ thuật
Yù ù nghĩa
2.Tên và chức năng của các bộ phận chính của quạt điện.
TT
Tên các bộ phận chính
Chức năng
3. Kết quả kiểm tra quạt điện trước lúc làm việc:
TT
Kết quả kiểm tra
4.Tình trạng làm việc của quạt điện:
..
..
5. Tự nhận xét đánh giá bài TH
.
.
	4.Dặn dò : (1 ‘ )
	+ Về nhà tìm hiểu qui trình tháo, lắp quạt điện. Hôm sau tháo

Tài liệu đính kèm:

  • docCông Nghệ 8 kỳ II.doc