Dạy học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” - Chú ý xây dựng câu hỏi phát triển năng lực của học sinh trong bài dạy

I/Lí do tổ chức chuyên đề:

-Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng và hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo

-“Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.

-Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.

 - Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Thông qua các bước của phương pháp bàn tay nặn bột gv xây dựng các câu hỏi thuộc nhóm phát triển năng lực nhằm rèn luyện và kiểm tra đánh giá được khả năng phát triển năng lực của HS.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” - Chú ý xây dựng câu hỏi phát triển năng lực của học sinh trong bài dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Tên chuyên đề 1 : 
 DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP“ BÀN TAY NẶN BỘT”
- CHÚ Ý XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA                                   HỌC SINH TRONG BÀI DẠY 
 -Cấp triển khai: Cấp tổ
 -Ngày triển khai: 17 – 09 – 2015 
 -Người triển khai: Đào Thị Ngọc Thu.
 -Đối tượng thực hiện: GV của tổ và Học sinh các khối lớp 6,7,8,9. Giảng dạy
 các môn học Lý-Hóa-Sinh-Công nghệ ở Trường THCS Tân Thiện.
I/Lí do tổ chức chuyên đề:
-Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng và hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo 
-“Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
-Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
 - Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Thông qua các bước của phương pháp bàn tay nặn bột gv xây dựng các câu hỏi thuộc nhóm phát triển năng lực nhằm rèn luyện và kiểm tra đánh giá được khả năng phát triển năng lực của HS.
II/ Mục tiêu:
- Mục tiêu kiến thức: ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu về kĩ năng cần yêu cầu HS đạt được ở mức độ phát triển kĩ năng thực hiện các hoạt động đa dạng. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường. - Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, HS sẽ được hình thành và phát triển không phải 1 loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học. - Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn. - Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau.Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ thành tố của năng lực cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá từng thành tố của các năng lực thành phần. 
III/ Nội dung và giải pháp thực hiện:
1) Các bước của tiến trình dạy học
Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột:
 Chúng ta có thể làm rõ tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học BTNB theo 5 bước cụ thể như chuyên đề 1 sau đây.
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
b) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực của HS lồng ghép trong bài dạy. 
- GV phải đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi hay các bài tập củng cố phát triển được năng lực của HS trong bài dạy phải thể hiện được:
+ Nhóm năng lực liên quan đến kiến thức ( Từ k1 đến k4 )
–K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
–K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. 
–K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
–K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp  ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ Nhóm năng lực về phương pháp ( Tập trung về năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa ) Từ P1 đến P9.
–P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.
–P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó.
–P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
–P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí.
–P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí.
–P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí.
–P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
–P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. 
–P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
+ Nhóm năng lực trao đổi thông tin ( Từ X1 đến X8 )
–X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí. 
–X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành). 
–X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
–X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ.
–X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
–X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
–X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí. 
–X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
+ Nhóm năng lực liên quan đến cá thể ( Từ C1 đến C6 ).
–C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.
–C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.
–C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí. 
–C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 
–C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. 
–C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. 
2 /Biện pháp thực hiện
 - Giáo viên có thể chọn bài phù hợp để áp dụng phương pháp BTNB, có thể dạy toàn bài hoặc chọn một nội dung của bài để áp dụng phương pháp BTNB như yêu cầu của chuyên đề 1.
- Để xây đựng được hệ thống câu hỏi phát triển năng lực của HS lồng ghép trong bài dạy, GV cần xác định đúng câu hỏi thuộc nhóm năng lực nào? Liên quan đến kiến thức hay phương pháp hay trao đổi thông tin.... cần phát triển năng lực cho HS và lồng ghép vào từng bước của bài dạy cho phù hợp.
*Ví dụ: 
- Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
+Năng lực sáng tạo: Gồm các câu hỏi dạng như sau và thuộc nhóm phát triển năng lực phương pháp:
–Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết (hoặc dự đoán) ( P8 ) 
–Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu.- Giải được bài tập sáng tạo.( P5 )
–Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu. ( p3 )
- Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
+Năng lực giải quyết vấn đề của HS: Gồm các dạng câu hỏi và thuộc các nhóm năng lực như sau:
–Đặt được những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng diễn ra như nào? Điều kiện diễn ra hiện tượng là gì? Các đại lượng trong hiện tượng tự nhiên có mối quan hệ với nhau như nào? Các dụng cụ có nguyên tắc cấu tạo và hoạt động như thế nào? ( thuộc nhóm năng lực hương pháp ( P1 ) .
–Đưa ra được cách thức tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra. ( P3 ).
–Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng suy luận lí thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm. ( K3 )
–Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được. ( P9 )
–Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được ( K4 )
+Năng lực hợp tác:
–Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. ( X8 )
–Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác nhau. ( X8 ).
3/ Phân công thực hiện
- Phân công: Cô Thu viết chuyên đề 2 – Phổ biến chuyên đề.
- Phô tô chuyên đề cho mỗi nhóm nghiên cứu.
- Nhóm Sinh Hóa: Soạn giảng 1 giáo án minh họa trước trong tháng 2+3
- Nhóm Lý- công nghệ: Soạn giảng 1 giáo án minh họa trong tháng 3+4.
- Chuyên đề này chỉ áp dụng dạy học sinh khối 6.7.8 không áp dụng dạy khối 9
 Cả tổ thảo luận để thống nhất nội dung chuyên đề.
 Phân công minh họa chuyên đề mỗi môn 1 tiết.
Duyệt của BGH Tân Thiện ,ngày 17 tháng 09 năm 2015
 Người triển khai
 Đào Thị Ngọc Thu
 BIÊN BẢN THẢO LUẬN THỐNG NHẤT
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1.
Tên Chuyên đề : 
 DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP ‘‘BÀN TAY NẶN BỘT’’.
 - CHÚ Ý XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA                                   HỌC SINH TRONG BÀI DẠY 
 Thành phần: Tổ Lý – Hóa – Sinh – Công nghệ.
 Thời Gian: 9 h 35’ ngày 17 / 9 /2015.
 Địa điểm: Phòng máy chiếu.
1) Điểu hành tổ thảo luận: Tổ trưởng chuyên môn.
*Thống nhất chung:
 Thống nhất thực hiện chuyên đề 1: 
- Soạn giảng theo 5 bước như chuyên đề 1 phổ biến.
+ Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
+ Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu.
+ Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm.
+ Bước 4: Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu
+ Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Lồng ghép câu hỏi định hướng phát triển năng lực của HS vào từng bước cụ thể của bài dạy sao cho phát triển được năng lực của hs theo hướng học tập tích cực
+ Nhóm năng lực liên quan đến kiến thức ( Từ k1 đến k4 )
+ Nhóm năng lực về phương pháp ( Tập trung về năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa ) Từ P1 đến P9.
+ Nhóm năng lực trao đổi thông tin ( Từ X1 đến X8 )
+ Nhóm năng lực liên quan đến cá thể ( Từ C1 đến C6 ).
* Lưu ý: 
- Môn Hóa và môn sinh phần định hướng phát triển năng lực cho HS: GV soan theo bảng mô tả chi tiết không tách ra theo từng nhóm phát triển năng lực K,x,p như bộ môn vật lý.
- Tùy theo nội dung từng bài, GV có thể chọn áp dụng phương pháp BTNB cho toàn bài hoặc một phần nào đó cho bài dạy, không nhất thiết phải thực hiện hết cho cả bài dạy. 
- Tuy nhiên không nhất thiết phải lồng ghép hệ thống câu hỏi phát triển năng lực cho HS vào đầy đủ ở các bước của PPBTNB. Tùy theo nội dung, tình huống và vận dụng các kĩ thuật dạy học mà GV có thể xây dựng câu hỏi phát triển năng lực cho HS phù hợp.
- Cố gắng thực hiện bài dạy trong 45 phút.
- Giáo án sọạn các hoạt động dạy học theo đủ yêu cầu của chuyên đề phổ biến.
- Mỗi bộ môn thao giảng 1 tiết chuyên đề minh họa.
2. Phân công thao giảng chuyên đề: 
Cả nhóm cùng đầu tư soan giáo án, cử GV dạy thể hiện 
- Tiết 1,3 : Nhóm Lý thực hiện ( phân công thầy Giai + cô Sen dạy minh họa ).
- Tiết 2,4: Nhóm Sinh – Hóa ( Phân công cô An + Tuyết dạy minh họa )
 Qua 4 tiết thể nghiệm chuyên đề nếu đạt được theo yêu cầu của chuyên đề thì thống nhất triển khai áp dụng chuyên đề vào trong giảng dạy trong thời gian gian tiếp theo. Nếu chưa đạt thì tiếp tục dạy thể nghiệm và rút kinh nghiệm trong thời gian tiếp theo.
 Biên bản kết thúc vào lúc 11h 15’ 
 Tân Thiện, ngày 17 tháng 9 năm 2015. 
 Tổ trưởng Thư kí
Đào Thị Ngọc Thu Lê Thị Sen.
 BIÊN BẢN GÓP Ý RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ.
●TUẦN 5: Ngày 24/ 9 / 2015
Minh họa giáo án dạy : Lớp 83.
Tiết PPCT : 6
Bài: LỰC MA SÁT
Giáoviên dạy: Lê văn Giai
● GÓP Ý TIẾT DẠY:
 *Ưu điểm: 
- Xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu bài dạy.
- Chuẩn bị tốt các thiết bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy chu đáo.
- Tổ chức cho các nhóm HS tiến hành được thí nghiệm theo thiết kế yêu cầu của bộ môn.
- Có chú ý rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cho HS.
- Liên hệ kiến thức thực tế đặt vấn đề gắn với bài học hợp lý.
- Thông qua thí nghiệm 1 và 2 giúp HS xử lý được kết quả thí nghiệm phát hiện được đặc điểm của lực ma sát trượt khác với lực ma sát lăn. Cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ của lực ma sát lăn.
* Khuyết điểm:
- Bước 3: GV thực hiện chưa đúng yêu cầu của chuyên đề: Cần cho HS tự nêu phương án tiến hành thí nghiệm trước sau đó GV mới nhắc nhở lưu ý các thao tác thí nghiệm cho HS.
- Bước 4: cần đặt thêm câu hỏi phát triển năng lực cho HS: Nêu đặc điểm khác nhau ở hai thí nghiệm. (k3)
+ Các nhóm thấy được Thí nghiệm 1 kéo vật và xe trượt trên mặt bàn, còn thí nghiệm 2 vật và xe lăn trên mặt sàn. Giúp đỡ các HS yếu tham gia vào bài học tốt hơn. 
- Phần II) Lực ma sát có trong đời sống:
+ Nên giao nhiệm vụ cho HS các nhóm tìm hiểu và phân tích trên hình vẽ 6.3 vì sao lực ma sát trong trường hợp này có hại và cách làm giảm lực ma sát như thế nào? Tương tự cho hình 6.4 ma sát có lợi và cách làm tăng lực ma sát như thế nào.
+ Sau đó mới cho HS tìm thêm ví dụ ma sát có lợi và có hại trong thực tế thường gặp.
- Mức độ tích cực chủ động, hợp tác sáng tạo của HS thực hiện nhiệm vụ học tập chưa cao chỉ tập trung ở môt số HS khá giỏi.
 Tân Thiện, ngày 24 tháng 09 năm 2015.
 Tổ Trưởng Thư kí
 Đào Thị Ngọc Thu Lê Thị Sen

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_1_2015_2016.doc