Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí 6 năm học 2015 - 2106

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của các môi trường trên thế giới

 Quan sát bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới, SGK và kiến thức đã học em hãy hoàn thành bảng sau:

Các môi trường

địa lí Vị trí giới hạn Đặc điểm khí hậu

Đới nóng

 Xích đạo ẩm

 Nhiệt đới

 Nhiệt đới gió mùa ẩm

Đới ôn hoà

Hoang mạc

Đới lạnh

Vùng núi

Đáp án:

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1334Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí 6 năm học 2015 - 2106", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 6
NĂM HỌC 2015 -2106
A – LÍ THUYẾT
Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của các môi trường trên thế giới 
	Quan sát bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới, SGK và kiến thức đã học em hãy hoàn thành bảng sau:
Các môi trường
địa lí
Vị trí giới hạn
Đặc điểm khí hậu
Đới nóng
Xích đạo ẩm 
Nhiệt đới
Nhiệt đới gió mùa ẩm 
Đới ôn hoà 
Hoang mạc
Đới lạnh
Vùng núi 
Đáp án:
Các môi trường
địa lí
Vị trí giới hạn
Đặc điểm khí hậu
Đới nóng
Xích đạo ẩm 
Nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến nên còn gọi là đới nóng"nội chí tuyến"
Nóng ẩm quanh năm
Nhiệt đới
Từ khoảng vĩ tuyến 50 đến đường chí tuyến ở cả hai bán cầu
Nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa. Càng gần 2 chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và BĐNN càng lớn.
Nhiệt đới gió mùa ẩm 
Nam á và Đông Nam á là các khu vực điển hình của môi trờng nhiệt đới gió mùa
Có khí hậu đặc sắc nhất đới nóng, khí hậu có đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường.
Đới ôn hoà
Từ chí tuyến đến vòng cực Bắc ở cả 2 bán cầu
- Khí hậu có tính chất trung gian
-Thời tiết diễn biến thất thường 
Hoang mạc
 Nằm hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục á- Âu
 + Lượng mưa ít.
 + Biên độ nhiệt năm rất lớn.
 + Biên độ nhiệt ngày đêm cũng rất lớn.
=> Khí hậu khô hạn và vô cùng khắc nghiệt 
Đới lạnh
Nằm từ hai vòng cực đến hai cực
 + Quanh năm lạnh lẽo, mùa hạ ngắn ngủi chỉ có 3->5 tháng nhưng cũng không bao giờ nóng quá 100C.
 + Lượng mưa ít chủ yếu dưới dạng tuyết rơi
Vùng núi
Vùng núi ở đới nóng và đới ôn hoà 
 + Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao
+ Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng sườn núi.
Câu 2: Nêu đặc điểm dân số đới nóng. Dân số đới nóng đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường như thế nào?
- Đặc điểm dân số đới nóng
+ Dân số đông chiếm gần 50% dân số thế giới.
+ Dân tập trung đông ở 4 khu vực: Đông Nam á, Nam á, Tây Phi, Đông Nam Braxin.
+ Dân số ở đới nóng tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước.
+ Hiện nay việc kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia ở đới nóng.
- Dân số đới nóng đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường
Ÿ Sức ép đối với tài nguyên:
+ Diện tích rừng ngày càng thu hẹp
+ Đất bạc màu
+ Khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt
Ÿ Sức ép đối với môi trường
+ Môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt nước sạch và nguồn nước ngầm bị cạn kiệt
+ Môi trường bị tàn phá
Câu 3: Các đới các kiểu môi trường có những vấn đề cần quan tâm, báo động (đất, rừng, khí hậu...) gì?
- Đới nóng: hiện tượng xói mòn, diện tích rừng bị suy giảm, khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt, bùng nổ dân số
- Đới ôn hoà: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đô thị hoá nhanh
- Đới lạnh: Bảo vệ động vật quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, giải quyết sự thiếu nhân lực
- Hoang mạc: Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng
- Vùng núi: Ô nhiễm môi trường, các hoạt động kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá của các dân tộc bị mai một
Câu 4: Trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?, hậu quả và biện pháp khắc phục?
- Ô nhiễm không khí:
+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. 	 
+ Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thảy vào khí quyễn. 
+ Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy , mực nước đại dương dâng cao,khí thải còn làm thủng tầng ôzôn. 	
+ Biện pháp: 	
 - Tăng cường hợp tác giữa các nước trên thế giới
 - Đổi mới công nghệ sản xuất
 - Đấu tranh chống thử nghiệm vũ khí hạt nhân 
Câu 5: Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
 + Chí tuyến Bắc đi qua gần giữa lãnh thổ Bắc phi, chí tuyến Nam đi qua gần giữa lãnh thổ Nam Phi => quanh năm Bắc phi , Nam phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến thời tiết ổn định, không có mưa.
 + Phía Bắc của Bắc Phi là lục địa á - Âu, 1 lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.
 + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn thứ 3 thế giới sau châu á, châu Mĩ, toàn bộ lục địa Phi là một khối cao nguyên khổng lồ có độ cao tring bình 750m nên ảnh hưởng của biển khó có thể ăn sâu vào đất liền
 + Châu Phi có 3 mặt giáp biển và đại dương nhưng đường bờ biển ít khúc khuỷ, ít vịnh biển, ít bán đảo và đảo nên ảnh hưởng của biển khó có thể ăn sâu vào đất liền
 + Các dòng biển:
	Phía Tây Bắc có dòng biển lạnh Ca -na-ri chảy qua, phía đông có dòng biển lạnh Xô-ma-li chảy qua -> mưa ít
	Phía Tây của Nam Phi có dòng biển lạnh Ben -ghê-la chảy qua -> mưa ít
Câu 6: Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa về địa hình và khoáng sản của châu Phi. 
- Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối, đường bở biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển và bán đảo
- Địa hình: Tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối sơn nguyên lớn 
- Khoáng sản: phong phú nhiều kim loại quý hiếm : Vàng, kim cương, uranium
Câu 7: Vẽ sơ đồ khái quát đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Châu Phi? 
Châu Phi
1. Nông nghiệp
2. Công nghiệp
3. Dịch vụ
4.Đô thị hóa
1.Dân cư Châu Phi
2.Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở Châu Phi
1.Vị trí địa lí
2.Địa hình khoáng sản
3.Khí hậu
4.Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
Kinh tế Châu Phi
Dân cư xã hội Châu Phi
Thiên nhiên Châu Phi
B- BÀI TẬP
Bài 1: Quan sát biểu đồ và điền vào chỗ trống :
Nhiệt độ cao nhất : Tháng:..
Nhiệt độ thấp nhất:  Tháng:	
Lượng mưa: ( Nhiều, ít, hay có tuyết rơi)
=> Biểu đồ thuộc kiểu môi trường: .. 
Bài 2: Dựa vào sơ đồ sau kể tên các đai thực vật của đới ôn hòa và đới nóng theo chiều từ thấp lên cao, có nhận xét gì về độ cao các đai thực vật đới nóng so với đới ôn hòa? Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó?
Tên các đai thực vật: ( theo chiều từ thấp lên cao)
tt
Các đai thực vật đới ôn hòa
tt
Các đai thực vật đới nóng
1
Rừng lá rộng và làng mạc
1
Rừng rậm, làng mạc , ruộng bậc thang
2.
Rừng hỗn giao
2.
Rừng cận nhiệt trên núi
3
Rừng lá kim
3.
Rừng hỗn giao on đới trên núi
4
Đồng cỏ núi cao
4.
Rừng lá kim ôn đới trên núi
5
 Tuyết vĩnh cửu
5.
Đồng cỏ núi cao
6.
Tuyết vĩnh cửu
*Nhận xét: 
- Đới nóng có số lượng đai thực vật nhiều hơn đới ôn hòa.
 - Các đai thực vật của đới nóng ở độ cao cao hơn đới ôn hòa.
* Giải thích: Vì đới nóng có nhiệt độ cao hơn đới ôn hòa.
Bài 3: Qua bảng số liệu dưới đây( nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng), em hãy xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên Trái Đất? Giải thích?
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ(0C)
25
25
26
27
28
25
26
27
27
28
25
25
Lượng mưa: mm
45
50
90
135
350
400
220
60
70
170
200
100
- HS nhận dạng đúng môi trường xích đạo ẩm. 
	- Giải thích: vì nhiệt độ trung bình năm 250C, biên độ nhiệt năm thấp 30C, mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm trên 1500mm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Dia_ly_7.doc