Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 9 học kì I

PHẦN I: LÝ THUYẾT.

Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Câu 1: Cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. Những nét riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống về nghề gì là chủ yếu, cho ví dụ?

 - Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8%

 - Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán . Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc.

 - Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật.

Ví dụ : Học sinh tự cho ví dụ đúng (về tiếng nói, trang phục, lễ hội )

Câu 2: Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ?

 -Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta:

 

doc 64 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2597Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 9 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o.	
Câu 7: Nêu những hạn chế của ngành công nghiệp Tây Ninh? 
v Hạn chế của ngành công nghiệp Tây Ninh:
 - Tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc, chưa sử dụng hết nguồn nguyên liệu nông sản. - Chưa có ngành công nghiệp then chốt.- Thiếu vốn, chậm đổi mới công nghệ.
 - Sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
 - Cơ cấu lẫn trình độ nghề nghiệp của người lao động chưa đáp ứng yêu cầu. 
 -
PHẦN III: BÀI TẬP
Bài tập 1:
 Dựa vào bảng số liệu tỉ suất sinh và tỉ suất tử của nước ta thời kì 1999 dưới đây:
Năm
Tiêu chí
1979
1999
Tỉ suất sinh (‰)
32,5
19,9
Tỉ suất tử (‰)
7,2
5,6
 a)Em hãy tính tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%) của nước ta qua 2 thời điểm trên.
 b)Vẽ biểu đồ trên hệ trục tọa độ, thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta. 
v Hướng dẫn HS:
a) Tính tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: Lấy tỉ lệ sinh trừ tỉ lệ tử rồi chia 10.
b) Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ:
‰0oooo
Biểu đồ tình hình tăng dân số tự nhiên nước ta thời kì 1979 - 1999
Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu tỉ lệ dân thành thị nước ta:
Năm
1985
1990
1995
2000
2003
Tỉ lệ dân thành thị (%)
18,97
19,51
20,75
24,18
25,80
a. Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1985-2003.
b. Nhận xét biểu đồ ? Nêu lên sự phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
v Hướng dẫn học sinh:
a) Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1985 - 2003
b) Nhận xét:
 - Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng liên tục. Nhưng không đều giữa các giai đoạn, tăng nhanh nhất là giai đoạn 1995 - 2003. 
 - Tỉ lệ dân thành thị tăng thể hiện tốc độ đô thị hoá nhanh. Nhưng tỉ lệ dân thành thị còn ít, thể hiện trình độ đô thị hoá ở nước ta còn thấp. 
Bài tập 3: 
Qua bảng số liệu dưới đây:
Năm
Tỉ lệ lao động
1989 (%)
2003 (%)
- Ngành nông - lâm - ngư nghiệp
71,5
59,6
- Ngành công nghiệp - xây dựng
11,2
16,4
- Ngành dịch vụ
17,3
24,0
a) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động theo ngành năm 1989 và 2003.
b) Nhận xét biểu đồ. 	
v Hướng dẫn học sinh:
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành
 b) Nhận xét:
- Tỉ trọng lao động nông-lâm-ngư nghiệp giảm (71,5% còn 59,6%). 
- Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. 
- Sử dụng lao động theo hướng tích cực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa. 	
Bài tập 4: Dựa vào bảng số liệu diện tích rừng nước ta năm 2002:
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng (nghìn ha)
4733
5397,5
1442,5
11573
a. Em hãy tính tỉ lệ % của các loại rừng.
 b.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại rừng nước ta năm 2002. Nhận xét. 
v Hướng dẫn học sinh:
a) Tính tỉ lệ:
- Rừng sản xuất
=
4733 x 100
=
40,9% 
11.573
- Rừng phòng hộ
=
5397,5
=
46,6% 	
11.573
- Rừng đặc dụng
=
1442,5 x 100
=
12,5% 
11.573
 b) Vẽ biểu đồ tròn: 
40,9 %
Biểu đồ cơ cấu rừng nước ta năm 2002
- Nhận xét: Cơ cấu rừng nước ta chia 3 loại. 	
+ Rừng phòng hộ và rừng sản xuất chiếm tỉ lệ lớn. 
+ Rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ nhỏ (12,5%). 
Bài tập 5: Dựa vào hiểu biết của em về ngành công nghiệp nước ta. Hãy hoàn chỉnh sơ đồ các nguồn tài nguyên ảnh hưởng các ngành công nghiệp nước ta. 
Nguồn tài nguyên
Nhiên liệu, than, dầu khí
Kim loại: sắt, thiếc, chì, kẽm, 
Phi kim: Apatit, piret, phốtphorít
Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi.
Các ngành công nghiệp
.
Công nghiệp nặng, lượng thủy điện
Đất, nước, rừng, sinh vật, 
v Hướng dẫn học sinh:
Sơ đồ các nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp nước ta:
Nguồn tài nguyên
Nhiên liệu, than, dầu khí
Kim loại: sắt, thiếc, chì, kẽm, 
Phi kim: Apatit, piret, phốtphorít
Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi.
Thủy sản sông suối
Đất, nước, rừng, sinh vật, 
Các ngành công nghiệp
Công nghiệp 
năng lượng
Công nghiệp luyện kim
Công nghiệp 
hóa chất
.Công nghiệp vật liệu xây dựng
Công nghiệp nặng, lượng thủy điện
CN chế biến lương thực, thực phẩm.
Bài tập 6: Hoàn chỉnh sơ đồ bằng cách sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra, ảnh hưởng đế sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta. (3 đ)
Các yếu tố đầu vào
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Các yếu tố đầu ra
Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
v Hướng dẫn học sinh:
Các yếu tố đầu vào
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Các yếu tố đầu ra
nguyên liệu
Thị trường trong nước
Chính sách phát triển công nghiệp
Thị trường ngoài nước
Năng lượng
Lao động
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài tập 7: Dựa vào bảng số liệu sau:
Tiêu chí
Địa phương
Đất nông nghiệp
(nghìn ha)
Dân số
(triệu người)
Cả nước (năm 2002)
9406,8
79,7
Đồng bằng sông Hồng
855,2
17,5
a. Em hãy tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng.
b.Vẽ biểu đồ cột để thể hiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng năm 2002. Nhận xét biểu đồ ? 
v Hướng dẫn học sinh:
a) Tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người lập bảng số liệu mới.
 Đất nông nghiệp
Bình quân đất nông nghiệp = (người / ha)
 Số dân tương ứng
- Lập bảng số liệu mới:
0,12
0,6
0
người/ha
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
0,12
0,05
b) Vẽ biểu đồ: 
 Cả nước ĐBSH tiêu chí
 Biểu đồ bình quân đất nông nghiệp theo đầu người năm 2002
- Nhận xét: 
+ Bình quân diện tích đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng 2,4 lần của cả nước.
+ Đồng bằng sông Hồng có dân số đông, quỹ đất nông nghiệp ít. 
Bài tập 8: Dựa vào bảng số liệu sau:
 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002.
Các thành phần kinh tế
Tỉ lệ %
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
38,4
8,0
8,3
31,6
13,7
Tổng cộng
100,0
- Em hãy vẽ biểu đồ hình tròn .Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế?
v Hướng dẫn hoc sinh vẽ biểu đồ: 	
 	 Kinh tế Nhà nước
 	 Kinh tế tập thể
 	 Kinh tế tư nhân
 	 Kinh tế cá thể 	
 	 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài	
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2002).
Nhận xét : Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta đa dạng. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (38,4%), ít nhất là thành phần kinh tế tập thể (8,0%) 
Bài tập 9 : 
Căn cứ vào bảng số liệu : Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
100,0
40,5
23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0
27,2
28,8
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0
25,4
34,5
40,1
100,0
23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
a. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002
b. Hãy nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5 xuống còn 20,3 % nói lên điều gì ?
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ?
v Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ : (Biểu đồ miền là biến thể của biểu đồ cột)
20
40
60
100
80
a/ Vẽ biểu đồ: BIỂU ĐỒ MIỀN THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP 1991-2002
Nhận xét: Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 20,3%. Nói lên sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
-Tỉ trọng khu vực kinh tế dịch vụ tăng nhanh. Thực tế phản ảnh quá trình CNH và HĐH đất nước. 
Bài tập 10: Theo bảng số liệu dưới đây về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%), em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1999 và 2002.
Năm 
Tổng số 
Gia súc 
Gia cầm 
Sản phẩm trứng, sửa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990 
100% 
63,9 
19,3 
12,9 
3,9 
2002 
100%
62,8 
17,5 
17,3 
2,4 
v Trả lời: Vẽ biểu đồ: chính xác, đẹp.
63,9
19,3
12,9
62,8
17,5
17,3
năm
Gia cầm
Gia súc
%
100 -
80 -	
60 - 	 
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
40 - 	 	 
20 -	
 1990 2002 
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1999 và 2002.
Bài tập 11:
 Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002(%); hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp- xây dựng
Dịch vụ
100,0
1,7
46,7
51,6
Trả lời: 
	Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của TP Hồ Chí Minh năm (2002)
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố HCM (2002)
Nhận xét:
 Cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có sự chuyển dịch cơ cấu ngành rõ rệt: giảm tỉ trọng trong khu vực nông, lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng trong khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
Bài tập 12: 
 Dựa vào bảng số liệu sau về giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hãy vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Năm
Tiểu vùng
1995
2000 
2002
Tây Bắc
320,5 
541,1 
696,2 
Đông Bắc 
6179,2 
10657,7 
14301,3 
Trả lời:
a/ Vẽ biểu đồ:
Năm 
(Tỉ đồng)
 Biểu đồ trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
b/ Nhận xét:
	- Tây Bắc tăng: (696,2 - 302,5) : 7 = 56,24 tỉ đồng. 
	- Đông Bắc tăng: (14301,3 – 6179,2) : 7 = 1.160,3 tỉ đồng.
* Vậy trong cùng thời gian 7 năm (1995- 2002) giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc 20 lần.
Bài tập 13: Dựa vào bảng số liệu thống kê năm 2002 dưới đây:
Vùng kinh tế
Đồng bằng sông Hồng
Trung du miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Cả nước
Mật độ dân số (người/km2)
1.179
114
81
242
a.Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số trung bình các vùng năm 2002.
b.Nhận xét biểu đồ về mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng.
a) Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ: 	
Biểu đồ mật độ dân số các địa phương năm 2002
 b) Nhận xét:
- Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng cao nhất nước. 
- Gấp 4,87 lần mật độ trung bình cả nước; 10,34 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ; gấp 14,56 lần Tây Nguyên. 	
Bài tập 14:
 Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo các tỉnh, năm 2002.
Các tỉnh, thành phố
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hoà
Ninh Thuận
Bình Thuận
Diện tích (nghìn ha)
0,8
5,6
1,3
4,1
2,7
6,0
1,5
1,9
v Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ:
Nghìn/ha
6,0
1,5
0,8
5,6
1,3
4,1
2,7
1,9
6
4
2
0
 Đà.N Q.Nam Q.Ngãi B.Định Phú Yên K.Hoà N.Thuận B.Thuận 
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002
* Nhận xét: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ các Tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản thấp: Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Ninh Thuận. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản cao nhất là Khánh Hoà và Quãng Nam.. 
Bài tập 15: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Năm
Tiêu chí (%)
1995
1998
2000
2002
Dân số đồng bằng sông Hồng
100
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100
117,7
128,6
131,1
Lương thực bình quân đầu người
100
113,8
121,8
121,2
a) Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người của đồng bằng sông Hồng?
b) Nhận xét mối tương quan của 3 đường biểu diễn đã vẽ ở biểu đồ? 
v Hướng dẫn học sinh: 
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người đồng bằng Sông Hồng
 b. Nhận xét:
	- Tốc độ tăng dân số giảm. (0,25đ)
	- Sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người tăng. (0,25đ)
	- Gia tăng dân số giảm làm sản xuất và chất lượng cuộc sống tăng.
Bài tập 16:
 Qua bảng số liệu về một số sản phẩm nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ, hãy tính tỉ lệ tăng trưởng (%) giữa 2 năm 2002 so với năm 1995 của chăn nuôi và thuỷ sản. Nhận xét?
Năm
Tiêu chí
1995
2000 
2002
Đàn bò (nghìn con)
1026,0 
1132,6 
1008,6 
Thuỷ sản (nghìn tấn) 
339,4 
462,9 
521,1 
Trả lời: 
v Hướng dẫn học sinh tính mức tăng trưởng % của: 
- Đàn bò năm 2000 : (1132,6 x 100) : 1026 = 110,38%.
- Thuỷ sản năm 2000 : (462,9 x 100) : 339,4 = 136,38%.
- Đàn bò năm 2002 : (1008,6 x 100) : 10236 = 98,30%.
- Thuỷ sản năm 2002 : (521,1 x 100) : 339,4 = 153,53%.
 v Nhận xét: Thủy sản năm giữa 2 năm 2002 so với năm 1995 có tăng 153,53%.
Đàn bò giữa 2 năm 2002 so với năm 1995 giảm còn 98,30 %.
HỌC KÌ II
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Câu 1: Tại sao vùng Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài ? 
– Đông Nam bộ có sức thu hút đầu tư nước ngoài vì: 
- Vị trí địa lí thuận lợi: Cầu nối các vùng Tây Nguyên – duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Đông Nam Bộ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác.
- Là vùng phát triển năng động, có trình độ phát triển kinh tế cao vượt trội.
- Số lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhạy bén với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Năng động với nền sản xuất hàng hóa.
- Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu
Câu 2: Em hãy trình bày tiềm năng và tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta ?
– Tiềm năng và tình hình phát triển ngành dầu khí của nước ta:
- Dầu mỏ phân bố trong các mỏ trầm tích ở thềm lục địa trữ lượng lớn.
- Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. Có giá trị xuất khẩu cao.
- Khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất đang hình thành.
- Công nghiệp chế biến dầu khí phục vụ cho các ngành khác (điện, phân bón,hóa học..)
Câu 3: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì ?
 - Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, Cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất nước.
 - Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.
 - Có nhiều ngành kinh tế phát triển như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, . . .. Tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu.
 - Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất nước.
Câu 4: Tại sao các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng 	Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp ?
– Các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp vì:
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam.
- Số lượng khách du lịch trong và ngoài nước rất đông.
 - Vùng Đông Nam Bộ có số dân đông, thu nhập cao nhất nước.
- Các điểm du lịch trên có cơ sở hạ tầng rất phát triển như: khách sạn, khu vui chơi, 
- Khí hậu tốt cho sức khỏe quanh năm.
- Nhiều phong cảnh, bãi tắm đẹp, . . ..
Câu 5: Bằng kiến thức đã học, cho biết từ TP.HCM đi đến các tỉnh khác như Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang, Hà Nội bằng tuyến đường nào?
- TP. HCM đi Đà Lạt quốc lộ 20 hoặc 1A
- TP. HCM đi Vũng Tàu quốc lộ 51
- TP. HCM đi Nha Trang quốc lộ 1A
- TP. HCM đi Hà Nội quốc lộ 1A
Câu 6: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
– Điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ:
-Vị trí địa lí thuận lợi, cầu nối các vùng kinh tế, trung tâm khu vực Đông Nam Á.
-Có nhiều mỏ dầu khí, bãi biển đẹp, vườn quốc gia, di tích văn hóa lịch sử.
-Có nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.
-Cơ sở hạ tầng hiện đại và hoàn thiện.
-Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất nước.	
Câu 7: Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động nào? Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các Tỉnh, Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
 - Dịch vụ vùng Đông Nam bộ rất đa dạng gồm những hoạt động: Thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông
 - Từ TP HCM có thể đi đến các Tỉnh, Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông như. + Đường bộ.
 + Đường sắt.
 + Đường thủy.
 + Đường hàng không
Câu 8: Em hãy nêu vị trí, giới hạn và ý nghĩa của vị trí địa lí vùng đồng bằng sông Cửu Long ? 
a) Vị trí: Vùng đồng bằng sông Cửu Long liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ.
b) Giới hạn: 	- Bắc giáp Campuchia.
	 - Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.
	 - Đông Nam giáp biển Đông.
	 - Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
c) Ý nghĩa vị trí địa lí:
- Nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ. Khu kinh tế năng động nhất.
- Gần các tuyến đường giao thông khu vực và quốc tế, tiểu vùng sông Mêcông.
- Vùng biển giàu tài nguyên, bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo.
Câu 9: Trình bày vị trí địa lý của đồng bằng sông Cửu Long nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long. 
v Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
v Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long: 
 - Có vị trí dịa lý thuận lợi (giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Biển Đông), điều kiện tốt để phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.
 - Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích đất phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha).
 - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
 - Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản hết sức phong phú, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho khai thác. 
 - Diện tích rừng ngập mặn lớn, phát triển mạnh. 
Câu 10: Các yếu tố nào đã giúp cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước ?
– Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước là nhờ: 
 - Vị trí địa lý thuận lợi; diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, diện tích ,đất phù sa ngọt là:1,2 triệu ha.
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn nước phong phú. 
- Người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trồng lúa và sản xuất hàng hoá. 
- Có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước: 3834,8 nghìn ha (cả nước 7504,3 nghìn ha), chiếm 51,10%. Có sản lượng lúa lớn nhất cả nước 17,7 triệu tấn/ 34,4 triệu tấn (chiếm 51,45%).
Câu 11: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi, khó khăn gì trong phát triển kinh tế ?
v Thuận lợi: 
 - Đất: Là nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác; hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp; phù sa màu mở.
 - Khí hậu: Nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra; thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là lúa. 
 - Sông ngòi: Có hệ thống sông Mê Kông với lượng nước dồi dào; kênh rạch chằng chịt; đó là nguồn cung cấp nước để thau chua, rửa mặn, cung cấp thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển giao thông đường thuỷ. 
 - Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm; có nhiều loài chim, thú.
 - Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quí chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước. 
 - Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí.
v Khó khăn:
 - Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất (2,5 triệu ha).
 - Mùa khô sâu sắc kéo dài; thêm vào đó là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn làm cho tính chất chua mặn của đất ngày càng cao.
 - Lũ hàng năm gây thiệt hại về người và của cải.
Câu 12: Những yếu tố thiên nhiên nào mà vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh ngành nông nghiệp ? Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là gì ?
v Những yếu tố thiên nhiên để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nông nghiệp là:
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
- Đa dạng sinh học.
 - Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích tương đối rộng. 
- Nguồn nước sông Mê Kông dồi dào.
v Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là: 
- Quy hoạch cư trú nông thôn để chủ động sống chung với lũ. 
- Khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông, tìm các biện pháp thoát lũ về biển Tây. 
- Cải tạo đất phèn, đất mặn.
Câu 13: Em hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có những loại đất chính nào và sự phân bố của chúng ? 
Các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng:
- Đất phù sa ngọt: ở ven biển sông Tiền – sông Hậu.
- Đất phèn: ở Đồng Tháp Mười – Hà Tiên – Cà Mau.
- Đất mặn: ở dọc vành đai biển Đông và vịnh Thái Lan.
Câu 14: Phân tích vai trò của sông Cửu Long đối với sự phát triển kinh tế vùng đồng bằng 	sông Cửu Long ? 
 – Vai trò của sông Cửu Long rất to lớn:
- Nguồn nước tự nhiên dồi dào, cung cấp nước ngọt cho đời sống và sản xuất.
- Nguồn thủy sản, tôm – cá phong phú.
 - Lượng phù sa lớn, màu mỡ. Bồi đắp hàng năm, mở rộng đất mũi Cà Mau từ 60 – 80m mỗi năm.
- Giao thông đường thủy quan trọng trong nước và ngoài nước.
Câu 15: Nêu những khó khăn chính về mặt tự nhiên và giải pháp khắc phục ở đồng bằng 	sông Cửu Long ?
a) Khó khăn chính về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn 2,5 triệu ha.
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước ngọt, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền.
- Mùa lũ gây ngập úng diện rộng.
b) Giải pháp khắc phục:
- Cải tạo đất phèn, đất mặn.
- Thoát lũ, cấp nước ngọt cho mùa khô.
- Cung sống với lũ, đắp đê bao, xây nhà vùng cao, nhà nổi.
- Khai thác lợi thế do lũ mang lại.
- Chuyển hình thức trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, nuôi cá bè, nuôi tôm.
Câu 16: Em hãy nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long? 
– Ý nghĩa việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:
 - Đất phèn, đất mặn có diện tích rất lớn (2,5 triệu ha). Có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, nên cần được cải tạo.
 - Áp dụng biệp pháp thau chua, rửa mặn. Xây dựng hệ thống bờ bao kênh rạch thoát nước mùa lũ, giữ nước ngọt mùa khô.
 - Đầu tư lượng phân bón lớn, phân lân, cải tạo đất. Chọn giống cây trồng thích hợp. 
Câu 17: Em hãy nêu những thuận lợi, khó khăn và biện pháp phòng chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long ? 
a) Thuận lợi: 	
- Nước lũ thau chua, rửa mặn đất đồng bằng.
- Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng.
- Giao thông kênh rạch thuận lợi.
- Phát triển du lịch sinh thái.
b) Khó khăn: 
- Gây ngập lụt diện rộng.
- Phá hoại mùa màng.
- Làm thất thoát ngành nuôi trồng thủy sản.
 - Gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chết người.
c) Biện pháp phòng chống lũ:	
 - Đắp đê bao hạn chế lũ.
- Tiêu lũ ra kênh rạch phía Tây.
- Sống chung với lũ, làm nhà nổi.
- Xây dựng nhà ở vùng đất cao.
Câu 18: Hãy so sánh điểm giống và khác nhau về dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng ? 
v So sánh dân cư - dân tộc của 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
– Giống nhau: 
 + Cả 2 vùng đều đông

Tài liệu đính kèm:

  • docdia_ly.doc