Đề cương ôn tập môn giáo dục công dân 9 - Học kì I năm học: 2015 - 2016

I. Trắc nghiệm:

Phần A. Hãy khoanh tròn một chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng:

1. Việc làm nào thể hiện đức tính chí công vô tư?

A. Làm việc vì lợi ích riêng B. Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình

C. Giải quyết công việc công bằng D. Dùng tiền bạc của Nhà nước cho việc của gia đình

2. Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?

A. Bồ câu. B. Hải âu. C. Bồ nông. D. Đại bàng.

3. Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là:

A. Quan hệ anh em với các nước gần gũi B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng

C. Quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước D. Quan hệ bạn bè với các nước phát triển

4. Câu nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Tay làm hàm nhai B. Đủng đỉnh như chỉnh trôi sông

C. Ăn to nói lớn D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

5. Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo:

A. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được B. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích

C. Biết bày tỏ ý kiến riêng của mình D. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả

6. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

 A. Luôn làm theo số đông.

B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn giáo dục công dân 9 - Học kì I năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 9-HKI
Năm học: 2015 -2016
I. Trắc nghiệm:
Phần A. Hãy khoanh tròn một chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng: 
1. Việc làm nào thể hiện đức tính chí công vô tư? 
A. Làm việc vì lợi ích riêng	 	B. Chỉ chăm lo cho lợi ích của mình
C. Giải quyết công việc công bằng D. Dùng tiền bạc của Nhà nước cho việc của gia đình
2. Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình? 
A. Bồ câu.	B. Hải âu.	C. Bồ nông.	D. Đại bàng.
3. Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là: 
A. Quan hệ anh em với các nước gần gũi	B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng
C. Quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước	D. Quan hệ bạn bè với các nước phát triển
4. Câu nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 
A. Tay làm hàm nhai 	B. Đủng đỉnh như chỉnh trôi sông
C. Ăn to nói lớn	D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
5. Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo: 
A. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được 	B. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích
C. Biết bày tỏ ý kiến riêng của mình D. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả
6. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ? 
 A. Luôn làm theo số đông.
B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.
C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.
D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập.
7. Ý kiến thể hiện lòng yêu hoà bình 
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
C. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
D. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình.
Phần B. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp
	Cột A
Cột B
Nối
1 . “Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”
A. Uống nước nhớ nguồn.
1-B
2. “Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan”
B. Tôn sư trọng đạo.
2-C
3. “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
C. Cần cù lao động
3-A
4. “Học, học nữa, học mãi”
D. Yêu thích nghệ thuật dân tộc.
4-E
E. Truyền thống hiếu học
Phần C. Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào là năng động, sáng tạo; biểu hiện nào là chưa năng động, sáng tạo? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) 
Biểu hiện
Năng động, sáng tạo (1)
Chưa năng động, sáng tạo (2)
A. Dám nghĩ dám làm 
X
B. Tìm tòi cách giải quyết công việc hiệu quả hơn 
X
C. Né tránh công việc khi gặp khó khăn 
X
D. Theo kinh nghiệm của người đi trước rồi làm theo 
X
Phần D. Điền những từ thích hợp dưới đây vào ô trống để có khái niệm về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 
(Thời gian, hình thức, sản phẩm, nội dung, giá cả)
	“Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều (a) sản phẩm có giá trị cao cả về (b) nội dung và (c) hình thức trong một (d) thời gian nhất định.”
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Liên hệ hãy nêu ít nhất 4 di sản văn hóa phi vật thể của nước ta được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 
Câu 2. Công ty xây dựng công trình giao thông cầu đường B vừa cắt băng khánh thành sớm hơn dự định đoạn đường liên Huyện. Thế nhưng chỉ hai tháng sau ngày con đường được đưa vào sử dụng thì đã xuất hiện dấu nứt, lún, ổ gà trên mặt đường gây khó khăn cho phương tiện và người tham gia giao thông.
Câu hỏi:
a) Việc thi công đạt năng suất, vượt định mức của công ty B có đem lại chất lượng và hiệu quả không?
b) Em có suy nghĩ gì về trường hợp trên?
Câu 3. Tình huống: Bạn Hoàng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn ấy rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “ bật mí” cho em: “ Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái, khi uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”.
Câu hỏi:
a) Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em làm như vậy?
b) Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
Câu 4. Giải thích câu tục ngữ: “vào thưa, ra gửi”.
Câu 5. Những việc làm cụ thể của HS để góp phần phát triển tình hữu nghị.
ĐÁP ÁN
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1.- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp); hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc; được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Liên hệ 4 di sản văn hóa phi vật thể của nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: nhã nhạc cung đình Huế; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; dân ca quan họ Bắc Ninh; tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; đàn ca tài tử Nam Bộ, Hội Gióng(Hà Nội), hát xoan, ca trù...
	 Câu 2. Công ty xây dựng công trình giao thông cầu đường B vừa cắt băng khánh thành sớm đoạn đường liên Huyện  
a) Không đem lại chất lượng và hiệu quả
b) Có hiện tượng gian dối, gây lãng phí, gây nguy hiểm, cản trở cho các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương 
Câu 3. Tình huống: Bạn Hoàng lớp em là người giao du rộng. Một hôm bạn ấy rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “ bật mí” cho em: “ Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái, khi uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”.
a) Trong trường hợp này em sẽ: Không đi theo bạn ấy hoặc em đi theo bạn nhưng không dùng viên thuốc màu hồng. Tại vì: Em nghĩ rằng viên thuốc đó là ma túy uống nó có thể gây nghiện
b) Hành vi của em đã thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật, vì theo em biết sử dụng trái phép chất kích thích gây nghiện có chứa chất ma túy là hành vi vi phạm luật
Câu 4. Câu tục ngữ “ vào thưa, ra gửi” (có nơi đọc là “ra gửi, vào thưa”) chỉ có bốn chữ, mà ai cũng thấy đúng lý quá đi chứ. Trước hết là cách cư xử của những đưá con cháu trong nhà: một đưá con vưà từ ở ngoài đường bước vào trong nhà, thấy có khách lạ trong nhà, là lập tức chào “thưa bác (thưa chú, thưa thím, thưa dì, thưa dượng...), con mới về!” hoặc lịch sự hơn, đầy đủ hơn thì “con mới đi học (đi chợ, đi lễ..) về.”  Trường hợp với người lớn:  khi đến một nhà lạ, vừa thoáng thấy ông chủ nhà, bà chủ nhà, hoặc bất cứ ai trong nhà đi ra mà lớn tuổi hơn mình là lập tức “thưa” liền: “Thưa ông (thưa bà), xin lỗi, có phải là ông (bà) Nguyễn.. không ạ?” Đó là “vào thưa”
Còn “ra gửi” thì sao? “Gửi” ở đây cũng có nghĩa tương đương với lời chào nhắn gửi trước khi đi ra khỏi nhà,  nhưng vì lý do muốn cho lịch sự hơn, thì làm bộ xin “gửi” nhà lại cho khách trông coi giùm, “gửi” những người khách ở lại cho người trong nhà tiếp giùm, “gửi” câu chuyện còn dang dở với khách để người nhà còn ở lại nói tiếp giùm, nói chung là muốn tỏ cho khách biết là tuy mình có việc bận, bất đắc dĩ phải đi, nhưng lòng còn quyến luyến muốn ở lại cùng khách. 
Câu 5. Những việc làm cụ thể của HS để góp phần phát triển tình hữu nghị.
- Quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
- Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo.
- Bảo vệ môi trường.
- Chia sẽ nỗi đau với các bạn mà nước họ bị khủng bố, xung đột.
- Thông cảm, giúp đỡ các bạn ở nước nghèo đói.
- Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516GDCD_9.doc