Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì I

a/ Phần Văn:

i/tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

Kí việt nam(1900 – 1945)

- Nhớ được chủ đề, cảm hứng chủ đạo, ý nghĩa và nét đặc sắc của từng bài:

+Niềm tự hào về một thứ quà mang nét đẹp văn hóa, giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng ( một thứ quà của lúa non: cốm);

+ Ngòi bút tả cảnh tài hoa( sài gòn tôi yêu; mùa xuân của tôi), đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, nghệ thuật biểu cảm, ngôn ngữ tinh tế.

- Nhận biết được những cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc đan xen với lời kể, tả trong các bài tùy bút.từ đó nhớ được những câu văn hay trong các văn bản.

- Bài một thứ quà của lúa non: cốm

1. Bố cục:3 phần

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1875Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 7 HKI
a/ Phần Văn:
i/tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:
Kí việt nam(1900 – 1945) 
Nhớ được chủ đề, cảm hứng chủ đạo, ý nghĩa và nét đặc sắc của từng bài: 
+Niềm tự hào về một thứ quà mang nét đẹp văn hóa, giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng ( một thứ quà của lúa non: cốm);
+ Ngòi bút tả cảnh tài hoa( sài gòn tôi yêu; mùa xuân của tôi), đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, nghệ thuật biểu cảm, ngôn ngữ tinh tế.
Nhận biết được những cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc đan xen với lời kể, tả trong các bài tùy bút.từ đó nhớ được những câu văn hay trong các văn bản.
Bài một thứ quà của lúa non: cốm
Bố cục:3 phần
-Phần 1 (từ đầu đến “thuyền rồng”): cốm – sự kết hợp tài tình giữa tinh túy của trời đất và bàn tay khéo léo của con người.
 - Phần 2 (tiếp theo đến “kín đáo và nhã nhẵn”): cốm thức dâng của trời đất, một sản phẩm văn hóa độc đáo.
 - Phần 3 (còn lại): hãy nâng việc thưởng thức cốm thành một nghệ thuật.
2. nội dung
Nội dung: bài tùy bút viết về cốm – một thứ quà làm từ lúa non rất phổ biến ở miền bắc, đặc biệt nơi làm cốm ngon nổi tiếng là cốm làng vòng ở hà nội.
Ccốm là thức quà riêng biệt của đất nước. , cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.
Cốm là sản vật mang đậm nét văn hoá:
+ Gắn liền với kinh nghiệm quí về qui trình làm cốm bao đời nay
+ Gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng,ước mong hạnh phúc của mọi người
+ Gắn liền với nếp sống thanh lịch của người hà nội (cách thưởng thức)
	 -	 Những cảm giác lắng đọng, sâu sắc của thạch lam
3. ý nghĩa nghệ thuật
	 - Bài văn thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, sâu sắc của thạch lam về văn hoá lối sống ở hà nội
	 -	Lời văn chân trong và tinh tế đầy cảm xúc, 
 -Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, gọi cảm
Sài Gòn tôi yêu
Bố cục:3 phần
 đoạn1: từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với sài gòn.
 đoạn 2: tiếp theo đến “leo lên hơn năm triệu”: những cảm nhận và những lời bình luận của tác giả về phong cách con người sài gòn
đoạn 3: phần còn lại: khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với thành phố ấy
Nội dung
Cảm tưởng chung về sài gòn(sài gòn là 1 thành phố trẻ trung năng động)
Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ở sài gòn với mưa, nắng và gió lộng
Đặc điểm con người sài gòn:
+ dân cư bốn phương tụ hội
+ Phong cách con người sài gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị, tuân thủ các lễ nghi nhưng không màu mè, không mặc cảm, tự ti và đặc biệt hơn cả là họ luôn kiên cường, bất khuất vào những thời khắc thách thưc trong lịch sử dân tộc
tình yêu sài gòn lại được thắt chặt
ý nghĩa và nghệ thuật
Văn bản bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với sài gòn
Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về sài gòn
sd ngôn ngữ đậm đà bản sắc nam bộ
Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung
Mùa xuân của tôi
1). Bố cục:3 phần
- Đoạn 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan”): cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở hà nội và miền bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Nội dung
Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân hà nội
Nỗi nhớ cảnh săc, không khí đất trờivà long người lúc xuân sang:
+Những nét riêng về thời tiết, khí hậu
+Những nét riêng về ngày tết miền bắc
+Không khí gia đình sum vầy, đoàn tụ
+Cảm nhận lòng người lúc xuân sang
Nỗi nhớ cảnh săc, không khí đất trời và lòng người lúc sau rằm tháng giêng
+Cảm nhận tinh tế sự thay đổicủa thời tiết khí hậu sau rằm tháng giêng
+Cảm nhận về cuộc sống êm đềm thường nhật trở lại sau tết
Ý nghĩa và nghệ thuật
Văn bản đã cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp mùa xuân trên đất Bắc hiện lên trong lòng người xa quê
Bài văn thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người và quê hương
Trình bày nd văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn say mê
Dùng nhiều từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu chất thơ
Có nhiều SS liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ
b/ Phần Tiếng Việt:
i/ Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong sgk:
1/ Từ ghép:
a/ Khái niệm:
từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. vd: bút bi, cái áo, thước kẻ, 
tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). vd: sách vở, quần áo, bàn ghế,  
b/ ý nghĩa:
từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính
từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
2/ từ láy:
a/ khái niệm:
từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh). vd: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, 
Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. vd: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, 
b/ ý nghĩa:
nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, 
3/ đại từ:
a/ khái niệm:
đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất,  được nói đến trong một số ngữ cảnh nhát định của lời nói hoặc dùng để hỏi
địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, 
b/ phân loại:
đại từ dùng để trỏ:
trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). vd: nó, bác, tôi, 
trỏ số lượng. vd: bấy, bấy nhiêu, 
trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. vd: vậy, thế, 
đại từ dùng để hỏi:
hỏi về người, sự vật. vd: ai, gì, 
hỏi về số lượng. vd: bao nhiêu, mấy, 
hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. vd: sao, thế nào, 
4/ quan hệ từ:
a/ khái niệm:
quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,  giữa các bộ phận của câu hãy giữa cau với câu trong đoạn văn. vd: mà, nhưng, giá  mà, 
b/ cách sử dụng:
khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩahawcj không rõ nghĩa. bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)
có một số quan hệ từ được dụng thanh cặp
c/ các lỗi thường gặp:
thiếu quan hệ từ
dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
thừa quan hệ từ
dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
5/ từ đồng nghĩa:
a/ khái niệm:
từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nahu. một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. vd: phu nhân – bà xã – vợ, 
b/ phân loại:
từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau)
c/ cách sử dụng:
không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. khi nói cùngnhuw khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.
6/ từ đồng âm:
a/ khái niệm:
từ đồng âm là nhưgx từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. vd: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, 
b/ cách sử dụng:
trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm
7/ từ trái nghĩa:
a/ khái niệm:
từ trái nghãi là những từ có nghãi trái ngược nhau
một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
vd: giàu – nghèo, tươi – héo, 
b/ cách sử dụng:
từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_Van.doc