Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lí 6

I.Trắc nghiệm:

A. Chọn ý trả lời đúng.

Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ?

A. Thước thẳng B. Lực kế C. Thước cuộn D. Bình chia độ

Câu 2: Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:

A. lít B. N/m3 C. m D. m3.

Câu 3: Để đo thể tích của một lượng chất lỏng ta dùng dụng cụ nào?

A. Bình tràn. B. Bình chia độ.

C. Lực kế D. Cân.

Câu 4. Công thức nào sau đây là công thức tính khối lượng riêng của một vật?

A. B.

C. D.

Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây không dùng để đo độ dài:

A/ Cân B/ Thước mét C/ Xilanh D/ Ống nghe của bác sĩ

Câu 6: Trên vỏ túi mì ăn liền có ghi 85gam, số đó chỉ gì?

A/Thể tích mì trong túi B/ Chiều dài sợi mì trong túi

C/ Khối luợng mì trong túi D/ Trọng lượng mì trong túi.

Câu 7: Để cân một vật có khối lượng 850g bằng cân rô béc van, khi con mã nằm ở vạch số 0, thì ta dùng các nhóm quả cân nào sau đây:

A/ 500g; 200g; 50g; 20g; 20g; 10g B/ 500g; 200g; 100g; 20g; 20g; 10g

C/ 500g; 300g; 50g; 20g; 20g; 10g. D/ 500g; 200g; 50g; 50g; 40g; 10g.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI ( Năm học: 2017 – 2018)
MÔN VẬT LÍ 6
I.Trắc nghiệm:
A. Chọn ý trả lời đúng.
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài ?
A. Thước thẳng B. Lực kế C. Thước cuộn	 D. Bình chia độ
Câu 2: Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:
A. lít B. N/m3 C. m D. m3.
Câu 3: Để đo thể tích của một lượng chất lỏng ta dùng dụng cụ nào?
A. Bình tràn. B. Bình chia độ.
C. Lực kế D. Cân.
Câu 4. Công thức nào sau đây là công thức tính khối lượng riêng của một vật?
A. 	 B. 	
C. D. 
Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây không dùng để đo độ dài:
A/ Cân	B/ Thước mét	C/ Xilanh	D/ Ống nghe của bác sĩ
Câu 6: Trên vỏ túi mì ăn liền có ghi 85gam, số đó chỉ gì?
A/Thể tích mì trong túi B/ Chiều dài sợi mì trong túi	
C/ Khối luợng mì trong túi D/ Trọng lượng mì trong túi.
Câu 7: Để cân một vật có khối lượng 850g bằng cân rô béc van, khi con mã nằm ở vạch số 0, thì ta dùng các nhóm quả cân nào sau đây:
A/ 500g; 200g; 50g; 20g; 20g; 10g B/ 500g; 200g; 100g; 20g; 20g; 10g
C/ 500g; 300g; 50g; 20g; 20g; 10g. D/ 500g; 200g; 50g; 50g; 40g; 10g.
Câu 8: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn không bằng thể tích nào sau đây :
A/ Thể tích bình tràn	 C/ Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
B/ Thể tích phần nước tràn ra do vật rắn chiếm chổ D/ Thể tích còn lại trong bình tràn
Câu 9: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A/Lực mà tay ta ép vào lò xo lá tròn làm cho lò xo méo đi. 
B/ Lực mà chân ta đá quả bóng lăn đi
C/Lực làm cho chiếc bè trôi trên một dòng suối chảy xiết 
D/ Lực mà tay ta kéo vào lò xo và lực mà lò xo kéo lại tay ta. 
Câu 10: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt 
B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
C. Trọng lưc tác dụng lên một quả nặng
D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
Câu 11: Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
Thước 25cm có ĐCNN tới mm B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm
Thước 20cm có ĐCNN tới mm D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.
Câu 12: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu trong phòng thí nghiệm:
	Bình: Mình chỉ cần một cái cân là đủ.	
	Lan: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng.
	Chi: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ và nước mới xác định được chứ.
Chỉ có Bình đúng B. Chỉ có Lan đúng
C. Chỉ có Chi đúng D. Cả 3 bạn cùng sai.
Câu 13: Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật
 Có thể làm giảm trọng lượng của vật
Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
Câu 14: Trường hợp nào dưới đây có sự biến dạng:
A/ Đất sét( đất nặn) để trong hộp B/ Gió thổi, thuyền căng buồm ra khơi.
C/ Thợ săn vươn cung bắn thú D/ Móc một quả nặng vào lò xo đang được treo trên giá đở.
Câu 15: Những ví dụ nào sau đây là những máy cơ đơn giản?
A/ Tấm ván được đặt nghiêng để đưa hàng lên xe tải 
B/ Đường dẫn xuống tầng hầm để xe ở các cửa hàng, khách sạn lớn. 
C/ Xe máy cày 
D/ máy xay bột.
B. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
1, Giới hạn đo của thước là .................................ghi trên thước.
2, Khối lượng của một vật chỉ................................ vật đó.
3, Hai lực cân bằng là hai lực ............................có cùng ..................nhưng...........................cùng tác dụng vào một vật.
4, Lực tác dụng lên một vật có thể làm ................................của vật đó hoặc làm nó..........................
5, Trọng lực có phương................................và có chiều..................................................................
6, Mặt phẳng nghiêng càng....................... thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
C. Nối các đại lượng ở cột A với các đơn vị ở cột B cho phù hợp. 
A (các đại lượng)
B (đơn vị)
1. Khối lượng
2. Thể tích
3. Độ dài
4. Lực
5. Khối lượng riêng
1 - 
2 - 
3 - 
4 - 
5 - ........
a. N (Niu tơn)
b. Km (Kí lô mét)
c. m3 (Mét khối)
d. Kg (Kí lô gam)
e. Kg/m3( Ki lô gam trên mét khối)
Nối những ý ở cột A với những ý ở cột B một cách hợp lý
Cột A
Cột B
1/ Trọng lực là lực hút của
a/ lực kế
2/ Trọng lượng là cường độ của
b/ trọng lượng của vật
3/ Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng
c/ trái đất
4/ Ước lượng thể tích cần đo để chọn
d/ bình chia độ cho phù hợp
5/ Để đo lực người ta dùng 
e/ trọng lực
II. Tự luận: 
Câu 1: Một vật có khối lượng 0,5kg treo vào một sợi dây cố định
	a/ Trọng lượng của vật là bao nhiêu?
	b/ Giải thích vì sao vật đứng yên?
	c/ Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?
Câu 2: Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 cho ta biết điều gì?
Câu 3: Sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên cho ta lợi gì? Muốn cho lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn ta làm như thế nào?
Câu 4: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích của quả trứng.
Câu 5: Một vật nặng được treo thẳng đứng vào một lò xo, sau khi lò xo dãn ra một đoạn, vật nặng sẽ đứng yên. Có bao nhiêu lực tác dụng lên vật nặng? Vì sao vật nặng lại đứng yên?
Câu 6: Biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá có thể tích là 0.5m3 ?
Câu 7: Một khối gỗ có khối lượng 2 tấn. Biết khối lượng riêng của gỗ là 800kg/m3.
Hỏi thể tích của khối gỗ là bao nhiêu mét khối?
Người ta muốn kéo khối gỗ lên trực tiếp theo phương thẳng đứng. Hỏi năm người mỗi người dùng một lực 3000N có kéo được không ? Vì sao?
 c) Em hãy nêu các biện pháp có thể kéo khối gỗ lên một cách dễ dàng hơn?
Câu 8: Một chiếc cân Rô-bec-van thăng bằng khi:
a. Ở đĩa cân bên trái có 4 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 500g, 400g, 300g, 200g, 100g, 50g và 50g.
Ở đĩa cân bên trái có 2 gói bánh; ở đĩa cân bên phải có 4 gói kẹo 
Hãy xác định khối lượng của gói bánh và của gói kẹo. Biết rằng các gói bánh giống nhau và các gói kẹo giống nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY 6.doc