Đề khảo sát học sinh giỏi môn: Vật lý 8 năm học 2016 - 2017 (lần 2)

Bài 1. Một người đang ngồi trên một ô tô tải chuyển động đều với vận tốc 18km/h thì nhìn thấy một ô tô du lịch ở cách xa mình 300 m và chuyển động ngược chiều. Sau 20 s hai xe gặp nhau.

 a) Tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường?

 40 giây sau khi gặp nhau, hai ô tô cách nhau bao nhiêu?

Bài 2. Người ta cần chế tạo một hợp kim có khối lượng riêng 5g/cm3 bằng cách pha trộn đồng có khối lượng riêng 8900 kg/m3 với nhôm có khối lượng riêng 2700 kg/m3 . Hỏi tỉ lệ giữa khối lượng đồng và khối lượng nhôm cần phải pha trộn?

Bài 3. Một cục nước đá hình khối lập phương mỗi cạnh 10 cm, nổi trên mặt nước trong một bình thủy tinh. Phần nhô lên trên mặt nước có chiều cao 1 cm.

 a) Tính khối lượng riêng của nước đá.

 b) Nếu nước đá tan hết thành nước thì mực nước trong bình có thay đổi không?

Bài 4. Người ta thả 300 g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng tới t1 = 1000C vào một bình nhiệt lượng kế có chứa 1 kg nước ở nhiệt độ t2 = 150C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 170C. Hãy tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp nói trên. Cho biết khối lượng của nhiệt lượng kế là 200 g. Nhiệt dung riêng C1 của chất làm nhiệt lượng kế, C2 của nhôm, C3 của thiếc và C4 của nước lần lượt bằng:

C1 = 460 J/kg.K; C2 = 900 J/kg.K; C3 = 230 J/kg.K; C4 = 4200 J/kg.K;

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn: Vật lý 8 năm học 2016 - 2017 (lần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRẦN CAOVÂN 
 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
 MÔN: VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2016-2017 (Lần 2)
 Thời gian: 120 phút
Bài 1. Một người đang ngồi trên một ô tô tải chuyển động đều với vận tốc 18km/h thì nhìn thấy một ô tô du lịch ở cách xa mình 300 m và chuyển động ngược chiều. Sau 20 s hai xe gặp nhau.
	a) Tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường?
	40 giây sau khi gặp nhau, hai ô tô cách nhau bao nhiêu?
Bài 2. Người ta cần chế tạo một hợp kim có khối lượng riêng 5g/cm3 bằng cách pha trộn đồng có khối lượng riêng 8900 kg/m3 với nhôm có khối lượng riêng 2700 kg/m3 . Hỏi tỉ lệ giữa khối lượng đồng và khối lượng nhôm cần phải pha trộn?
Bài 3. Một cục nước đá hình khối lập phương mỗi cạnh 10 cm, nổi trên mặt nước trong một bình thủy tinh. Phần nhô lên trên mặt nước có chiều cao 1 cm.
	a) Tính khối lượng riêng của nước đá.
	b) Nếu nước đá tan hết thành nước thì mực nước trong bình có thay đổi không?
Bài 4. Người ta thả 300 g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng tới t1 = 1000C vào một bình nhiệt lượng kế có chứa 1 kg nước ở nhiệt độ t2 = 150C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 170C. Hãy tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp nói trên. Cho biết khối lượng của nhiệt lượng kế là 200 g. Nhiệt dung riêng C1 của chất làm nhiệt lượng kế, C2 của nhôm, C3 của thiếc và C4 của nước lần lượt bằng:
C1 = 460 J/kg.K; C2 = 900 J/kg.K; C3 = 230 J/kg.K; C4 = 4200 J/kg.K; 
Bài 5. Một tia sáng mặt trời nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang. Dùng một gương phẳng hứng tia sáng đó để soi sáng đáy một ống hình trụ thẳng đứng. Hỏi góc nghiêng của mặt gương so với phương nằm ngang là bao nhiêu? 
 ....................................................................................................
PHÒNG GD - ĐT DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRẦN CAOVÂN 
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
 MÔN: VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2016-2017 (Lần 2)
 Thời gian: 120 phút
Tùy tình hình bài làm của học sinh, giáo viên xem xét dựa theo gợi ý chấm phân bố điểm chi tiết cho từng nội dung hợp lý. Mỗi bài 2 điểm x 5 bài = 10,0 điểm
Bài 1. 2,0 điểm
a) Vận tốc xe du lịch
- Gọi vận tốc xe tải v1; xe du lịch v2 đối với đường và xe du lịch đối với xe tải v21
- Viết công thức hai xe chuyển động ngược chiều v21 = v1 + v2 (1)
- Mặt khác có v21 = s/t (2)
- Từ (1) và (2) biến đổi để suy ra v2 
- Thay số, tính toán ra kết quả v2 =10 m/s
b) Khoảng cách giữa hai xe
- Tùy cách trình bày và tính của hs theo cách hiểu của các em
+ Tính theo công thức (2) hoặc
+ Tính quãng đường của mỗi xe chạy sau 40 giây rồi cộng lại ra khoảng cách
 + Kết quả 600 m
Bài 2. 2,0 điểm
- Viết được công thức khối lượng riêng của đồng D1 = m1/V1
- Viết được công thức khối lượng riêng của nhôm D2 = m2/V2
- Viết được công thức khối lượng riêng của hợp kim D = m/V
- Với m = m1 + m2 và V = V1 + V2
- Tỉ lệ giữa khối lượng đồng và nhôm k = m1/m2
- Từ các công thức trên học sinh biến đổi đến công thức cuối cùng
 k = D2(D - D1)/ D1(D2 - D)
- Thay số vào và tính ra kết quả
Bài 3. 2,0 điểm
a) Khối lượng riêng của nước đá
- Viết công thức điều kiện cân bằng khi vật nổi FA = P
- Lực đẩy Acsimet FA = dnc. Vc
- Trọng lượng cục nước đá P = dđ . Vđ
- Vc = S.hc; Vđ = S.h; hc = (h - 1)
- Từ các công thức trên biến đổi để rút ra dđ và từ dđ = 10.Dđ suy ra Dđ
- Thay số, tính kết quả Dđ = 900 kg/m3
b) Khi nước đá tan thành nước:
- Khối lượng nước đá không thay đổi
- Khối lượng riêng nước đá Dđ đã chuyển thành Dnc = 1000 kg/m3
- Thể tích nước đá giảm còn V’; Dđ.Vđ = Dnc.V’ suy ra V’ = Dđ.Vđ /Dnc = 9Vđ/10
- suy ra V’ = Vc
- Kết luận khi tan ra nước sẽ lấp đầy vừa vặn chỗ nước đó và không làm thay đổi mực nước trong bình.
( câu này để chứng minh cho các câu hỏi định tính về một ly nước có cục nước đá trong ly, nước vừa vặn miệng ly, khi cục đá tan thì nước có tràn ra ly không. Giải thích)
Bài 4. 2,0 điểm
- Viết phươngtrình cân bằng nhiệt Qthu = Qtỏa
 - Thu: NLK, nước; Tỏa: nhôm, thiếc
	- (m1C1 + m4C4)(t - t2) = (m2C2 + m3C3)(t1 - t) (1)
	- và m = m2 + m3 (2)
	- Từ (1) và (2) biến đổi, thay số, tính ra kết quả 250g và 50g
Bài 5. 2,0 điểm
- Vẽ dược hình đúng theo định luật phản xạ ánh sáng
- Ký hiệu đầy đủ gương phẳng, tia tới, tia phản xạ, đường pháp tuyển, vạch phương nằm ngang tạo góc 300 như đề bài
- Từ hình vẽ xác định góc cần tìm theo đề bài
- Vận dụng tính chất của các cặp góc theo kiến thức hình học, biến đổi, thay giá trị và tính được góc nghiêng của gương so với phương nằm ngang là 600

Tài liệu đính kèm:

  • docde khao sat HSG lan 2_12197168.doc