Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn lớp 7

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất.

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”

(Trích Ngữ văn 7 – Tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên của tác giả nào?

A. Phạm Văn Đồng

B. Đặng Thai Mai C. Hồ Chí Minh

D. Hoài Thanh

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 3: Nội dung chính mà đoạn văn đề cập đến là gì?

A. Nhiệm vụ của văn chương

B. Công dụng của văn chương C. Nguồn gốc của văn chương

D. Tất cả nội dung trên

Câu 4: Từ “thâm trầm” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

A. Sâu sắc, kín đáo

B. Trầm tĩnh, chậm rãi C. Âm u, tăm tối

D. Buồn rầu, phiền muộn

Câu 5: Dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên được dùng với mục đích gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp;

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

 

doc 17 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đặc biệt
C. Câu thiếu trạng ngữ
D. Câu mở rộng thành phần
Câu 6: Xác định trạng ngữ của câu văn "Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, 
tì bà, nhị, đàn tam"?
A. Trong khoang thuyền
B. Dàn nhạc gồm đàn tranh
C. Đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam
D. Không có trạng ngữ
Câu 7: Xác định kiểu liệt kê trong câu văn "Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, 
tì bà, nhị, đàn tam"?
A. Liệt kê tăng tiến
B. Liệt kê không tăng tiến
C. Liệt kê theo từng cặp
D. Không phải những đáp án trên
Câu 8: Nếu viết "Bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa" thì câu văn sẽ thiếu thành phần nào?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Bổ ngữ
Câu 9: Em hiểu "đàn tì bà" là loại đàn như thế nào?
A. Loại đàn có 16 dây
B. Đàn có 2 dây
C. Đàn có 4 dây, hình quả bầu
D. Đàn có 3 dây
Câu 10: Hãy giải nghĩa từ "lữ khách"?
A. Người đi đường xa
B. Người đi nhiều nơi, nay đây mái đó
C. Người ở trong dàn nhạc
D. Người thưởng thức ca Huế
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng chúng ta là "Học tập tốt, lao động tốt". Em hiểu gì về lời dạy trên của Bác.
Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1: C
Câu 6: A
Câu 2: B
Câu 7: B
Câu 3: A
Câu 8: A
Câu 4: C
Câu 9: C
Câu 5: B
Câu 10: A
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Học sinh có thể trình bày bố cục theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm sáng tỏ các ý sau:
1. Về nội dung:
- Nêu được xuất xứ lời dạy của Bác: Năm 1960 - 1961
- Thế nào là học tập tốt? lao động tốt? Mối quan hệ giữa học tập tốt và lao động tốt?
- Tại sao phải học tập tốt? Phải lao động tốt?
- Muốn học tập tốt, lao động tốt, thiếu niên nhi đồng Việt Nam phải làm như thế nào?
- Phần kết bài, nói lên suy nghĩ quyết tâm của em trong học tập và lao động.
2. Về hình thức:
- Hiểu đề, xác định đúng kiểu bài lập luận giải thích.
- Phải tìm đủ lí lẽ để giải thích được vấn đề: "Học tập tốt, lao động tốt".
- Bố cục rành mạch, hợp lí. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
Đề kiểm tra chất lượng cuối năm
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Câu 1: Câu văn sau người ta quên dấu phẩy và dấu chấm lửng, em hãy điền vào cho đúng.
"Lúc nào cũng rượu lúc nào cũng say. Ăn nói thì lèm bèm lèm bèm"
Câu 2: Lời nói của nhân vật trong Chèo thường là văn gì?
A. Văn vần
B. Văn xuôi
C. Kịch
D. Ca trù
Câu 3: Về nội dung, vở chèo "Quan Âm Thị Kính" mang đặc điểm nào của các tích chèo cổ?
A. Tích truyện xoay quanh trục bĩ cực thái lai
B. Nhân vật Thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành Phật
C. Châm biếm đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Hề chèo là loại nhân vật như thế nào?
A. Là vai mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc
B. Là vai thể hiện sự đức hạnh, nết na
C. Là vai thể hiện sự thư sinh, nho nhã
D. Là vai thể hiện sự lẳng lơ, bạo dạn
Câu 5: Trích đoạn "Nỗi oan hại chồng" có mấy nhân vật?
A. Ba nhân vật
B. Bốn nhân vật
C. Năm nhân vật
D. Sáu nhân vật
Câu 6: Nhân vật chính trong đoạn trích này là ai?
A. Thị Kính
B. Sùng Bà
C. Thị Kính và Sùng Bà
D. Thị Kính, Sùng Bà và Thiện Sỹ
Câu 7: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu "Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ"...
A. Thể hiện sự hiền lành của nhân vật
B. Thể hiện sự uất ức của nhân vật
C. Thể hiện sự nhẫn nhục của nhân vật
D. Thể hiện sự căm phẫn của nhân vật
Câu 8: Những câu sau đây, câu nào không phải là thành ngữ?
A. Mèo mả gà đồng
B. Say hoa đắm nguyệt
C. Mặt sứa gan lim
D. Quỷ thần hai vai
Câu 9: Số phận của những người lao động nghèo khổ được thể hiện trong đoạn trích "Quan Âm Thị Kính"?
A. Bị khinh miệt
B. Bị vu oan
C. Bị làm nhục và đuổi ra khỏi nhà
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 10: Câu văn "Lúc nào cũng rượu, lúc nào cũng say" là loại câu gì?
A. Câu đặc biệt
B. Câu rút gọn
C. Câu bị động
D. Câu chủ động
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1: Lúc nào cũng rượu, lúc nào cũng say. Ăn nói thì lèm bèm, lèm bèm...
Câu 6: C
Câu 2: A
Câu 7: A
Câu 3: D
Câu 8: D
Câu 4: A
Câu 9: D
Câu 5: C
Câu 10: B
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Học sinh có thể trình bày bố cục theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm sáng tỏ các ý sau:
1. Mở bài: Nêu thực trạng hiện nay
Qua thực tế hiện nay ta nhận thấy có nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học để đánh điện tử, về nhà không chịu ôn bài. Hơn thế các bạn còn có thái độ học tập chưa nghiêm túc, thiếu tính tự giác, nhiều bạn coi học tập là nghĩa vụ nặng nề, cho nên học theo kiểu đối phó, học cho xong. Có thể nói đây là một vấn đề cần được xem xét bởi việc chểnh mảng học hành của các bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này.
2. Thân bài:
* Nêu tầm quan trọng của học tập:
- Ai sinh ra và lớn lên đều mong muốn sau này mình sẽ làm được điều gì có ích cho bản thân cho gia đình và cho xã hội.
- Nếu không nắm bắt được kiến thức cơ bản thì học càng cao càng không hiểu bài.
- Chẳng thế mới có chuyện có rất nhiều người sau này lớn lên không nghề nghiệp bởi ngày xưa đi học thì mải chơi nên giờ tiếc nuối. Vậy nên nếu không nhận thức vấn đề học tập một cách nghiêm túc chắc chắn sau này có hối tiếc cũng không kịp nữa.
* Muốn học tập tốt thì phải làm gì?
- Vậy nên khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý học tập ngay từ đầu để tránh tình trạng rỗng kiến thức. 
- Muốn học tốt thì việc làm đầu tiên là phải chăm chú nghe cô giáo giảng bài ở trên lớp, về nhà học lại bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị cho buổi học tiếp theo...
- Không nên học vẹt...
Từ đó để nói lên rằng học giỏi hay không là do chính bản thân mình quyết định. Cánh cửa duy nhất giúp bạn tiến vào tương lai một cách tươi sáng chính là tri thức...
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề
Từ đó ta nhận thấy đối với mỗi học sinh chúng ta, nhưng người chủ trong tương lai cần có một khối lượng tri thức để tạo dựng cho mình một tương lai vững chắc và để có thể làm tốt được điều đó con đường duy nhất của chúng ta là phải học tập sao cho thật tốt. Điều đó vô cùng quan trọng bởi trước tiên thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ tiếp đến là tạo hành trang vững chắc vào đời. Do đó, việc học tập đối với chúng ta, những học sinh đang cắp sách đến trường là vô cùng quan trọng.
Đề kiểm tra chất lượng cuối năm
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất.
Cuộc gặp gỡ chấm dứt ở đấy, hay ít ra là không ai biết được gì hơn nữa. Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ ở trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết- cái anh chàng ranh mãnh đó- rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
Nếu quả thật thế, thì có thể là lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy.
(Trích Ngữ văn 7- Tập 2)
Câu 1: Tác giả đã kí bút danh gì khi viết tác phẩm này?
A. Hồ Chí Minh
B. Nguyễn ái Quốc
C. Nguyễn Tất Thành
D. Nguyễn Sinh Cung
Câu 2: Hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
A. Ngôn ngữ độc thoại
B. Ngôn ngữ đối thoại
C. Ngôn ngữ nhân vật
D. Ngôn ngữ người kể chuyện
Câu 3: Giọng điệu của đoạn văn trên như thế nào?
A. Hóm hỉnh, mỉa mai
B. Phê phán, tố cáo
C. Nhẹ nhàng, tình cảm
D. Thiết tha, sâu lắng
Câu 4. Hãy giải thích nghĩa của từ "ranh mãnh" trong đoạn văn trên?
A. Nhỏ bé, chẳng được việc gì
B. Tinh khôn và nghịch ngợm
C. Trẻ con, tinh quái
D. Tinh ranh, ma mãnh
Câu 5: Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê trong câu kết của đoạn văn trên là gì?
A. Bộc lộ thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu trước kẻ thù
B. Thể hiện bản lĩnh kiên cường của Phan Bội Châu trước kẻ thù
C. Nhấn mạnh tính cách của người tù yêu nước Phan Bội Châu
D. Cả 3 điều trên
Câu 6: Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?
A. Dánh dấu bộ phận chú thích trong câu
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Nối các từ nằm trong một liên danh
D. Nối các tiếng trong từ mượn
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện "Sống chết mặc bay" và tác dụng của nó?
Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1: B
Câu 4: B
Câu 2: D
Câu 5: D
Câu 3: A
Câu 6: A
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Học sinh có thể trình bày bố cục theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm sáng tỏ các ý sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu giá trị của truyện ngắn "Sống chết mặc bay"
- Giải thích thế nào là nghệ thuật tương phản
2. Thân bài:
* Tương phản giữa sức nước và sức người, giữa nguy cơ đê vỡ và nhân dân cứu đê:
- Thời điểm: Gần 1 giờ đêm, càng làm tăng thêm khó khăn cho người dân (giờ này đáng lẽ người dân được yên nghỉ sau 1 ngày lao động vất vả, cực nhọc)
- Mưa gió tầm tã, không dứt và ngày càng to
- Đê núng thế ..., rất nguy hiểm
- Nước sông cuồn cuộn bốc lên
- Không khí, cảnh tượng hộ đê: người dân đói khát, mệt lử, nhốn nháo, căng thẳng, lộn xộn, sợ hãi và bất lực (Qua tiếng động, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau, qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi động vừa lộn xộn của người dân)
- Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước
→ Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân
* Sống chết mặc bay còn là một bức tranh tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cảnh quan phủ cùng đám nha lại đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm:
- Địa điểm: Đình cao, rất vững chãi, đê vỡ cũng không việc gì
- Quang cảnh, không khí: Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga (phản ánh uy thế của viên quan với lũ nha lại, tay sai)
- Đồ dùng sinh hoạt của quan phủ khi ngài đi hộ đê: quý giá, đắt tiền... → chứng tỏ một cuộc sống rất quý phái, cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của đám con dân ngoài kia.
- Dáng ngồi oai vệ, đường bệ, cử chỉ, cách nói năng hách dịch, độc đoán
- Quang cảnh đánh tổ tôm lúc mau, lúc khoan, ung dung, êm ái
- Thái độ của quan phủ khi có người báo tin đê vỡ: đổ trách nhiệm cho dân, đe doạ
- Đúng lúc con đê vỡ, người dân cứ thét, cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước còn vị quan phụ mẫu thì được mùa: hắn ù ván bài to chưa từng thấy.
3. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn 
Trường THCS Phương Trung
Họ và t Họ và tên: .........................................
Lớp: .........
 Thi khảo sát chất lượng
Môn: Ngữ văn 7
 Điểm	 Lời phê của thầy cô giáo
 I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm ) 
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Nội dung của văn bản nhật dụng là gì?
A. Những vấn đề thời sự gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay.
B. Những vấn đề truyền thuyết xa xưa.
C. Những câu chuyện thần thoại của một thời "một đi không trở lại".
D. Không phải những nội dung này.
Câu 2: Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?
A. Cuộc chia tay của những con búp bê
B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 3: Trong văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lý Lan, nhân vật người mẹ nói: “...Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu điều kì diệu đó là gì?
 A.Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
 B.Đó là thế giới của ánh sáng tri thức
 C. Đó là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp
 D.Tất cả đều đúng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
 A. xinh xắn, B. gần gũi, C.đông đủ, D. dễ dàng
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
 A. Trên cao, bầu trời xanh không một gợn mây. B. Hoa sim.
 C. Lan đi học. D. Mưa to quá.
Câu 6: Xác định kiểu liệt kê trong câu văn "Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam"?
A. Liệt kê tăng tiến C. Liệt kê theo từng cặp
B. Liệt kê không tăng tiến D. Liệt kê không tăng tiến, theo từng cặp
II. Phần tự luận ( 7 điểm ) 
Câu 1 ( 2 điểm ). Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
 (Cảnh khuya- Hồ chí Minh)
Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.
Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2 ( 5điểm ): 
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ CHí minh.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................
Trường THCS Phương Trung
Họ và t Họ và tên: .........................................
Lớp: .........
 Thi khảo sát chất lượng
Môn: Ngữ văn 7
 Điểm	 Lời phê của thầy cô giáo
Phần trắc nghiệm: (2 điểm ) 
Đọc kỹ đoạn văn và câu hỏi dưới đây, sau đó trả lời bằng cách ghi vào bài làm số thứ tự câu hỏi và chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
 ‘’......Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ”. 
 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? 
 A - Sông nước Cà Mau	C - Bức tranh của em gái tôi
 	 B - Vượt thác	 D - Bài học đường đời đầu tiên
 2.Tác giả của đoạn văn trên là ai?
 A – Võ Quảng	 B - Đoàn Giỏi	 C – Tô Hoài D – Tạ Duy Anh	 
 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
 	 A - Tự sự	C - Nghị luận
 	 B - Biểu cảm	D - Tự sự kết hợp với miêu tả.
 4. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào?
 A - ẩn dụ	 B - So sánh	 C - Hoán dụ D - Nhân hoá
 5. Nội dung chính của đoạn văn trên là: 
 	 A - Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của miền trung trung bộ
 B - Miêu tả cảnh thác dữ.	
 C - Miêu tả vẻ đẹp của con người lao động
 D - Miêu tả vẻ đẹp của dòng sông thu bồn
 6. Câu văn: “Những động tác thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.” có mấy cụm C - V? 
 A - Một cụm C - V	C - Ba cụm C -V
 B - Hai cụm C - V	D - Bốn cụm C - V
7. Khi làm bài văn miêu tả, không cần nhớ kĩ năng nào?
 A - Quan sát 	C - Liên tưởng, tưởng tượng
 B - Nhận xét	D - Nhớ cốt truyện
8.Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
A - Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.	C - Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
 B - Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời.	D - Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm.
II. Phần tự luận ( 7 điểm ) 
Câu 1(2 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Bóng Bác cao lồng lộng
 ấm hơn ngọn lửa hồng
	 ( Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Câu 2(6đ) Hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_Ngu_van_7_HK2.doc