Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9

Phần I: Văn xuôi (4,5 điểm)

Cho đoạn trích sau:

“ Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông, đồng hở chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.

-Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.”

 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2416Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi NĂM HỌC 2014-2015 
 Ngày thi: 18/12/2014 MÔN: NGỮ VĂN 9
 Thời gian: 90 phút 
Phần I: Văn xuôi (4,5 điểm)
Cho đoạn trích sau: 
“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông, đồng hở chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.
-Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...”	
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
1) Những lời tâm sự trên giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? (0,5 điểm) 
2) Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoài cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? (0,5 điểm)
3) Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
4) Từ hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp diễn dịch với câu chủ đề là: “Anh thanh niên rất yêu nghề và tìm được niềm vui trong công việc”. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán. (3,0 điểm)
Phần II: Thơ (5,5 điểm)
 để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết đoạn thơ trích ở tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?(1,25 điểm)
2) Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) làm rõ luận điểm: Những câu thơ giản dị trên không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người đồng chí mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt và phép nối. (3,0 điểm)
3) Từ tình đồng chí đồng đội trong kháng chiến, bằng một đoạn văn ngắn( 8 câu) em hãy nêu suy nghĩ gì của mình về tình bạn trong thế hệ trẻ ngày nay?(1,25 điểm) 
PHÒNG GD-ĐT BA ĐÌNH ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi MÔN: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 18/12/2014 Thời gian: 90 phút 	
Phần I: văn xuôi (4,5 điểm)
1) Những lời tâm sự đó cho thấy:
+ Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cây cỏ và mây núi ở Sa Pa.
+ Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: anh đã sống một mình trong suốt một thời gian dài trên đỉnh Yên Sơn. Trong những năm tháng đó, ông hoạ sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. (0,5 điểm) 
2) Trong hoàn cánh sống đó, điều đã giúp anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:
Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình. Anh rất yêu nghề và tìm được niềm vui trong công việc. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng.
Anh còn biết tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động; nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. (0,5 điểm).
3) Câu có sử dụng phép nhân hóa: 
 Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...” (0,5 điểm)
4) (3,0 điểm) 
- Hình thức đoạn văn , biết đánh thứ tự câu (0,25 điểm)
- Nội dung:
+ Học sinh viết được đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp diễn dịch làm rõ câu chủ đề là: “Anh thanh niên rất yêu nghề và tìm được niềm vui trong công việc”. (2,25 điểm)
- Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán (0,5 điểm)
Phần II: Thơ (5,5 điểm)	 
 1) (1,25 điểm) 
- Học sinh chép chính xác 9 câu thơ tiếp theo (0,5 điểm)
- Trích” Đồng chí” của Chính Hữu (0,25 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947). (0,5 điểm)
2) (3,0 điểm) 
- Hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
- Nội dung (2,0 điểm): Viết được đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) làm rõ luận điểm: Những câu thơ giản dị trên không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người đồng chí mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. 
- Trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt và phép nối.(0,75 điểm) .
3) (1,25 điểm) 
* Hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
* Nội dung: (1,0 điểm)
- Trong kháng chiến tình đồng chí đồng đội hiện lên rất đep,cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng mục đích lí tưởng nên họ hiểu nhau, chia sẻ khó khăn gian khổ, chia sẻ tâm tư nguyện vọng cùng nhau( 0,25 điểm)
- Ngày nay, thế hệ trẻ sống trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, ổn định, phát triển, họ có nhiều cơ hội để học tập và cống hiến cho Tổ Quốc. Trong một môi trường học tập như nhau có:
+ Tình bạn tốt biết giúp nhau trong học tập, cùng tiến bộ (0,25 điểm)
+ Có mối quan hệ bạn bè tiêu cực, lôi kéo nhau vào lối sống tiêu cực (0,25 điểm)
+ Chọn bạn để chơi. Biết giúp đỡ người bạn nếu lỡ sa vào lối sống tiêu cực(0,25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐÈ THI HỌC KÌ I VĂN 9- 2.12.doc