Đề tài Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non xã Ba Đình - Huyện Nga Sơn

Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non (GDMN) có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục tiêu của GDMN là chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học giúp trẻ phát triển toàn diện với 5 lĩnh vực. thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm Mỹ. Muốn đạt được mục tiêu đó thì trước hết Hiệu trưởng (HT) các nhà trường phải tăng cường công tác quản lý chuyên môn trong trường, vì hoạt động quản lý chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất trong chất lượng chung của nhà trường.

Chất lượng hoạt động chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý của HT. Hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu để ứng dụng khoa học quản lý cải tiến các biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường. người HT có tinh thần trách nhiệm cao, biết quản lý toàn diện và khoa học, quản lý chuyên môn phù hợp, chặt chẽ và có biện pháp quản lý hữu hiệu sẽ quyết định nâng cao chất lượng chung của nhà trường.

Thực tế, trong những năm gần đây GDMN đã chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng, nhưng chất lượng như yêu cầu mong muốn vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hạn chế ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ HT chưa có biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn hữu hiệu. Công tác quản lý chuyên môn đã thực hiện, nhưng quản lý chuyên môn theo kế hoạch hệ thống thì chưa làm được, vì vậy kết quả quản lý thực sự chưa cao. HT mới chỉ chú ý đến việc kiểm tra, giám sát từng giáo viên, chưa chú trọng đến quản lý chuyên môn theo hệ thống phân cấp, theo tổ, nhóm nhất định, đề giúp giáo viên tự đánh giá mình qua các hoạt động sinh hoạt tổ, dự giờ nhóm.

Xuất phát từ những yêu cầu về nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn, trong năm học 2012 -2013, tôi đạt ra cho minh một nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu các giải pháp quản lý chuyên môn của HT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục (CS - GD) trẻ trong trường.

Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non xã Ba Đình - huyện Nga Sơn » làm đề tài nghiên cứu đúc rút sáng kiến kinh nghiệm ( SKKN) trong năm học 2012 - 2013.

 

doc 21 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1873Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non xã Ba Đình - Huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1: HT Nắm vững các nội dung; các hoạt động quản lý hoạt động chuyên môn trong trường mầm non.
Quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường được xem như một nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng. Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, cơ bản trong nhà trường, chiếm nhiều thời gian nhất trong các hoạt động quản lý trường học. Thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động chuyên môn là góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trường.Vì vậy HT phải năm vững các nội dung, các hoạt động cần thực hiện trong công tác quản lý chuyên môn. Các Nội dung, các hoạt động quản lý hoạt động chuyên môn của HT bao gồm :
* Các nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Xây dựng và tổ chức hoạt động của đội ngũ giáo viên, nhân viên.
+ Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình và kế hoạch chuyên môn.
+ Chỉ đạo việc sử dụng phương pháp dạy học.
+ Chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp.
+ Xây dựng và tổ chức hệ thống các biện pháp kiểm tra, đánh giá. 
+ Chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn.
+ Xây dựng và tổ chức hoạt động có hệ thống các độ tuổi của trẻ.
+ Xây dựng và chỉ đạo công tác thi đua "Hai tốt"  
+ Xây dựng và tổ chức sử dụng cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 	
* Các hoạt động Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng
 Quản lý hoạt động chuyên môn của HT chính là quản lý các hoạt động sau:
+ Các hoạt động nuôi dưỡng, CS - GD trẻ của giáo viên ở trên các lớp theo phân phối chương trình như qui định của Bộ giáo dục- Đào tạo.
+ Lập kế hoạch, làm sổ sách liên quan đến vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Hoạt động đổi mới hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.
+ Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên định kỳ theo chương trình của Bộ, Sở, Phòng giáo dục-đào tạo.
+ Hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Thi giáo viên dạy giỏi các cấp đồng thời viết sáng kiến kinh nghiệm.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ theo các chủ điểm.
+ Hoạt động đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Ngoài hoạt động chuyên môn các thành viên còn tham gia các công tác khác như: các phong trào bề nổi, công tác đoàn thể...khi HT hoặc các tổ chức đoàn thể giao nhiệm vụ.
2. Giải pháp 2:Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động chuyên môn tại trường; xây dựng sơ đồ hệ thống trong quản lý chuyên môn, quản lý chương trình.
2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động chuyên môn tại trường.
Mục đích xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động chuyên môn, giúp cho việc chỉ đạo của quản lý nhà trường có tính pháp quy và có hệ thống, là cơ sở quan trọng để các tổ chuyên môn, giáo viên định hướng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; giúp cho việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hoạt động chuyên môn của quản lý nhà trường thực hiện dễ dàng hơn.
Thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng, dựa trên hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn nghành cấp trên. Từ đó xây dụng thành hệ thống các văn bản chỉ đạo phù hợp tại nhà trường, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu của văn babr cấp trên. Hệ thống văn bản chỉ đạo chuyên môn tại trường của HT bao gồm các nội dung: 
 + Xây dựng nội quy hoạt động của nhà trường;
 +Quy chế hoạt động chuyên môn;
 + Kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn;
 + Hệ thống các văn bản chỉ đạo chuyên môn đã được cụ thể hoá trên cơ sở các văn bản chỉ đạo chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; 
+ Các văn bản bổ sung các văn bản theo yêu cầu mới của công tác chỉ đạo; 
+ Các văn bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp với đổi mới giáo dục mầm non, với tình hình thực tiễn của địa phương.
 2.2.Xây dựng sơ đồ hệ thống quản lý chuyên môn
* Sơ đồ 1: 
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN CỦA HT.
 HIÊU TRƯỞNG
PHÓ HT CS -ND
PHÓ HT GIÁO DỤC
 TỔ TRƯỞNG 
 NUÔI DƯỠNG
TỔ TRƯỞNG 
 NHÀ TRẺ
TỔ TRƯỞNG 
 MẪU GIÁO
 NHÂN VIÊN
 NUÔI DƯỠNG
GIÁO VIÊN
 NHÀ TRẺ
 GIÁO VIÊN
 MẪU GIÁO
* Sơ đồ 2: ( gồm các sơ đồ: 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e.)
 ( Sơ đồ 2a )
 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 
 GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
 HỆ THỐNG TIN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 
 TRONG TRƯỜNG MẦM NON
CHƯƠNG TRÌNH KHỐI NHÀ TRẺ 
 CHƯƠNG TRÌNH KHỐI MẪU GIÁO 
 18 - 24 
 Tháng
(6 chủđề)
 25 - 36 
 Tháng
 (10 chủ đề)
Mẫu giáo 
 Bế
(10 chủ đề)
Mẫu giáo
 nhỡ
( 10 chủ đề)
 Mẫu giáo 
 lớn
(10 chủ đề)
 ( Sơ đồ 2b)
 PHÂN RA SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ( Mẫu giáo lớn)
Chủ đề 1: 
 Trường mầm 
 non - Ngày hội bé đến trường
Chủ đề 2:
 Bản thân
Chủ đề 3:
 Gia đình
Chủ đề 4:
 Nghể nghiệp
 CHƯƠNG TRÌNH
 LỚP MẪU GIÁO LỚN 
 (10 chủ đề) 
Chủ đề 6: 
Thế giới thực vật
- tết nguyên đán
Chủ đề 5: 
Thế giới động vật 
Chủ đề 10: 
Trường tiểu học 
- tết 01/6.
Chủ đề 7: 
 Phương tiện và luật Giao thông
Chủ đề 8: 
Các hiện tượng tự nhiên
Chủ đề 9: 
 Quê hương - đất nước - Bác Hồ
 ( Sơ đồ 2c)
 PHÂN RA SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ( Mẫu giáo nhỡ)
Chủ đề 4:
 Nghể nghiệp
(Ngày quốc phòng toàndân)
Chủ đề 3:
 Gia đình
(Cô giáo là mẹ hiền)
Chủ đề 2:
 Bản thân
Chủ đề 1: 
 Trường mầm 
 non - Ngày hội bé đến trường
 CHƯƠNG TRÌNH
 LỚP MẪU GIÁO NHỠ 
 (9 chủ đề) 
Chủ đề 6: 
Thế giới thực vật
- ngày vui của mẹ
Chủ đề 5: 
Thế giới động vật 
( Múa hát mừng xuân)
Chủ đề 7: 
 Phương tiện và luật Giao thông
Chủ đề 9: 
 Quê hương - đất nước - Bác Hồ
Chủ đề 8: 
Các hiện tượng tự nhiên
 ( Sơ đồ 2d)
 PHÂN RA SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ( Mẫu giáo bé)
Chủ đề 1: 
 Trường mầm 
 non - Ngày hội bé đến trường
Chủ đề 2:
 Bản thân
Chủ đề 3:
 Gia đình
Chủ đề 4:
 Nghể nghiệp
 CHƯƠNG TRÌNH
 LỚP MẪU GIÁO BÉ 
 (9 chủ đề) 
Chủ đề 6: 
Thế giới thực vật
- tết nguyên đán
Chủ đề 5: 
Thế giới động vật 
Chủ đề 8: 
Các hiện tượng tự nhiên
Chủ đề 7: 
 Phương tiện và luật Giao thông
Chủ đề 9: 
 Quê hương - đất nước - Bác Hồ
 (Sơ đồ 2đ)
 PHÂN RA SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH (nhà trẻ 25-36 tháng tuổi)) 
Chủ đề 4:
 cây xanh, rau quả thơm và những bông hoa đẹp
Chủ đề 3:
 Các cô bác trong nhà trẻ
Chủ đề 2:
 Đồ dùng độ chơi của bé
Chủ đề 1: 
 Bé và các bạn
 CHƯƠNG TRÌNH 
 NHÀ TRẺ 25 – 36 
 THÁNG TUỔI 
 (10 chủ đề) 
Chủ đề 5: 
Những con vật đáng yêu
Chủ đề 6: 
Ngày tết vui vẻ
 SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH (nhà trẻ 18- 24 tháng tuổi))
Chủ đề 2:
 Gia đ ình thân yêu của bé
Chủ đề 1: 
 Bé Với trường mầm non.
 CHƯƠNG TRÌNH
 NHÀ TRẺ 18 – 24 
 THÁNG TUỔI 
 ( 6 chñ ®Ò) 
 (6 chủ đề) 
Chủ đề 4: 
Bé với hoa, quả, rau
Chủ đề 3: 
Những con vật đáng yêu
Chủ đề 6:
 Mùa hè đến rồi
Chủ đề 5: 
Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?
Nhìn vào các sơ đồ hệ thống thông tin, HT, các phó hiệu trưởng và cán bộ giáo viên,nhân viên ( CBGV,NV) trong trường sẽ hình dung được nhiệm vụ của mình, biết ngay mình sẽ chịu sự quản lý chuyên môn của cấp nào.
Để hệ giá trị của thống thông tin tác động đến hiệu quả quản lý chuyên môn nhà trường, thì từ đầu năm học HT triển khai hệ thống thông tin đến từng CBGV,NV nhà trường; Sơ đồ hệ thống được treo tại văn phòng chuyên môn để CBG,NV dễ quan sát. 
3. Giải pháp 3: Tăng cường vai trò của hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trong việc quản lý hoạt động ND, CS và GD trẻ. 
Mục đích của giải pháp tăng cường vai trò của phó HT và tổ trưởng chuyên môn, là hẳng định vai trò quản lý của họ, các phó HT, TTCM sẽ giúp HT xây dựng các kế hoạch chuyên môn phù hợp với tình hình thực tiễn của tổ chuyên môn, đặc điểm từng lứa tuổi của trẻ. Và các kế hoạch được xây dựng trên cơ sở kế thừa một cách sáng tạo từ chương trình dạy của năm học trước. 
Tăng cường vai tró của phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn để giúp HT giám sát, đôn đốc giáo viên trong tổ hoạt động tích cực vì mục tiêu kế hoạch của nhà trường; làm cho công việc tiến hành đều đặn, đảm bảo sự liên tục, tạo nề nếp tốt ở mỗi giáo viên trong việc lập kế hoạch, và làm sổ sách, thực hiện các hoạt động chuyên môn hàng ngày. Đảm bảo việc kiểm tra chuyên môn giáo viên một cách chi tiết đúng kế hoạch đó xây dựng.
Thể hiện sự phân công công việc một cách hợp lý của Hiệu trưởng trong trường mầm non.
* Tiến hành tổ chức thực hiện các giải pháp: 
Ngay từ dầu năm học ( trong thời gian hè). HT Tổ chức họp hội đồng, công bố việc uỷ quyền và giao nhiệm vụ cho các phó HT, các tổ chuyên môn về nhiệm vụ quản lý của các chức danh, để giáo viên, nhân viên nhà trường chấp hành sự chỉ đạo của phó HT và TTCM. 
Trong quản lý, việc ủy quyền để chia sẻ gánh nặng công việc, đảm bảo cho công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục và đảm bảo sự phân công hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý mặt trái của việc ủy quyền đó là: Cấp dưới dễ làm sai hoặc không đủ tầm như cấp trên để giải quyết công việc, hoặc cấp dưới dễ lộng hành, làm quá công việc cho phép sẽ làm hỏng việc dẫn đến làm ảnh hưởng đến cấp trên. Để tránh những ảnh hưởng không tốt của việc ủy quyền cho cấp dưới; HT cần lưu ý quán triệt đến các phó HT và tổ trưởng chuyên môn, khi gặp các vấn đề vướng mắc trong kiểm tra, chỉ thực hiện ở giới hạn ở mức độ ghi lại kết quả kiểm tra, sau đó báo cáo lên HT giải quyết chứ không tự ý xử lý theo kết quả kiểm tra. 
Sau đó HT thống nhất, quán triệt các yêu cầu với phó HT, TTCM, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo phó HT và TTCM lập kế hoạch chuyên môn 
Hiệu trưởng chỉ đạo các TTCM họp Tổ mời thêm các thành phần tham dự là HT, phó HT, tổ trưởng các tổ khác, giáo viên giỏi trong trường. Yêu cầu giáo viên của từng tổ nêu ra những vướng mắc của mình về tất cả cỏc nội dung về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, như: Thời gian thực hiện chương trình của các chủ đề, kế hoạch, chương trình dạy vừa thực hiện, xây dựng mục tiêu các chủ đề, những đề tài chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tổ trưởng chuyên môn ghi những ý kiến đó sau đó cùng trao đổi để đi đến thống nhất chung xây dựng kế hoạch chỉ đạo của phó HT và TTCM. Bao gồm: 
+ Phó hiêu trưởng xây Kế hoạch chỉ đạo tổng thể chuyên môn; kế hoạch gợi ý chương trình các chủ đề.
 Xây dựng tiêu của kế hoạch chuyên môm tổng thể, dựa vào kết quả mong đợi của mỗi độ tuổi, để xây dựng mục tiêu cần đạt theo 5 lĩnh vực. ừõy dựng kế hoạch gợi ý chương trình các chủ đề ở các độ tuổi dự vào gợi ý thực hiện chương trình các độ tuổi, đồng thời tham khảo ý kiến của các tổ trưởng nhiều giáo viên để lựu chon phong phú các đề tài cho kế hoạch.
+ Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể chỉ đạo chuyên môn trong tổ kế hoạch cũng phải đảm bảo sự thống nhất về trình tự; mục tiêu phự hợp, nội dung, giải pháp phù hợp với từng độ tuổi cụ thể trương tổ.
Để có được kế hoạch chuyên môn mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn của trẻ, từng khối lớp và của nhà trường đồng thời kế hoạch của các tổ có sự thống nhất về trình tự các mục trong bản kế hoạch. Trước khi giao nhiệm vụ HT ủy quyền cho hiệu phó chuyên môn triệu tập các tổ trưởng chuyên môn thống nhất lại trình tự của kế hoạch, cơ sở xác định mục tiêu, nội dung kế hoạch thống nhất chương trình dạy theo từng chủ đề dựa vào biên chế thời gian theo quy định của ngành hướng dẫn.
Để đảm bảo tính kế thừa, rút kinh nghiệm từ kế hoạch của các năm học trước, khi xây dựng kế hoạch, Hiệu phó chuyên môn cùng với tổ trưởng chuyên môn ngoài việc đưa vào chương trình gợi ý trong tài liệu hướng dẫn các độ tuổi do Bộ giáo dục ban hành thì cũng cần tham khảo các kế hoạch của năm học trước, cần thiết lưu ý tham khảo biên bản rút kinh nghiệm chương trình dạy của tổ chuyên môn đã họp từ hè. HT phải nắm rõ thực tế này để gợi ý, hướng dẫn chỉ đạo cho từng tổ trưởng chuyên môn.
Khi lập xong kế hoạch chuyên môn cho các tổ, phó HT chuyên môn trao đổi với Hiệu trưởng để thống nhất và thông qua.
- Ủy quyền cho Hiệu phó chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên. 
Để công tác kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên đảm bảo công bằng và triệt để, Hiệu trưởng cần ủy quyền cho hiệu phó chuyên môn các tổ trưởng chuyên môn cùng bàn bạc và thống nhất nội dung kiểm tra đối với từng loại hồ sơ sổ sách của giáo viên. Ví dụ:
+ Với sổ soạn bài cần kiểm tra:
Mục đích yêu cầu của chủ đề và các bài dạy có phù hợp với độ tuổi của trẻ không.
Số lượng bài soạn theo biên chế chương trình dạy của tuần tiếp theo.
Nội dung các bài soạn có đảm bảo đúng phương pháp bộ môn hoặc hoạt động
Cấu trúc của từng tiết dạy hoặc hoạt động.
Hình thức tổ chức các tiết dạy hoặc hoạt động có linh hoạt, sáng tạo.
Nội dung tích hợp trong các bài dạy có hợp lý hay gượng ép.
+ Với sổ theo dõi chất lượng:
Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên và những chỉ tiêu, yêu cầu cần đạt của trẻ mà giáo viên đưa ra về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục có cụ thể và phù hợp.
Kế hoạch tháng có xây dựng cụ thể, có phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp và khả thi hay không.
Các kế hoạch chuyên đề có đầy đủ và đúng hướng dẫn chỉ đạo không.
Khảo sát trẻ theo qui định xem giáo viên có thực hiện và khảo sát có trung thực hay không.
Việc phối hợp với y tế trường cân đo, kiểm tra sức khỏe cho trẻ theo định kỳ và theo dõi trẻ suy dinh dưỡng có ghi chép kịp thời, đầy đủ hay không.
+ Với các loại sổ khác theo qui định của trường có đầy đủ, cách trình bày có sạch sẽ và khoa học hay không cũng là vấn đề mà người kiểm tra lưu tâm để có biện pháp nhắc nhở giáo viên.
4. Giải pháp 4: Quản lý kế hoạch, hoạt động chuyên môn
Kế hoạch được xem như một công cụ quản lý, kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của người quản lý. Như vậy, quản lý kế hoạch là thực hiện chức năng của nhà quản lý.
Quản lý kế hoạch hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên theo quy định. Đưa hoạt động chuyên môn vào nề nếp, làm cho mọi thành viên trong tập thể nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi giáo viên trong trường. Việc đầu tư chuyên môn, soạn bài, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tự học, tự bồi dưỡng là những điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu chăm súc giáo dục. Góp phần nâng cao chất lượng CS - GD trong các trường mầm non.
* Tổ chức thực hiện các giải pháp: 
Kế hoạch chuyên môn ở các tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học, nhưng cũng mang đặc thù riêng của từng khối tổ, khối lớp. Vì vậy kế hoạch hoạt động chuyên môn trong nhà trường phải được quản lý đảm bảo những yêu cầu sau đây:
Mục tiêu kế hoạch phải thể hiện và cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của ngành, của trường về hoạt động chuyên môn. 
Nội dung kế hoạch phải được thống nhất của HT, phó HT, phù hợp với tình hình thực tế của từng tổ chuyên môn trong nhà trường, phù hợp với đặc thù của từng khối lớp và đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu (Về mục tiêu giáo viên chấp hành quy chế chuyên môn, mục tiêu chất lượng trên trẻ, mục tiêu giáo viên giỏi các cấp, SKKN đạt các cấp, thời gian thực hiện và người thực hiện... Các mục tiêu đề ra phải được tập thể bàn bạc và nhất trí cao.
Thể hiện sự phân công giáo viên phụ trách nhóm lớp cụ thể.
Biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với từng tổ chuyên môn.
Sau khi đã thống nhất được kế hoạch hoạt động chung cho từng tổ, hiệu trưởng ủy quyền cho hiệu phó phụ trách chuyên môn theo dõi tiến trình hoạt động của các tổ nhằm phát hiện các vấn đề và giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và thông báo cho các tổ trưởng chuyên môn (TMCM) vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc vào buổi họp hội đồng.
HT phải nắm vững yêu cầu: Quá trình quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn là quá trình ban giám hiệu cần kết hợp chặt chẽ và thông qua tổ, nhóm chuyên môn, biến sự quản lý chỉ đạo chuyên môn của HT thành nề nếp thường xuyên của các tổ chuyên môn mà người TTCM là người được hiệu trưởng ủy quyền quản lý kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ và giáo viên. Từ đó thông tin ngược lên hiệu trưởng. Có như vậy thì vai trò quản lý chuyên môn của người TTCM mới được phát huy, họ mới chủ động trong công việc quản lý của mình. HT nhà trường phải đặt tổ trưởng chuyên môn vào vị trí của người quản lý trường học thật sự, vì họ là người trực tiếp tác động đến giáo viên và trẻ, họ có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, biết huy động sức mạnh tập thể để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
5. Giải pháp 5: Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá giáo viên.
Như chúng ta đã biết, Quản lý lãnh đạo mà không có kiểm tra, đánh giá thì cũng coi như không có quản lý lãnh đạo.
Thanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp quản lý có vị trí đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà trường. Thanh tra, kiểm tra làm cho việc nắm bắt tình hình công việc kịp thời, thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện qua đó uốn nắn, đôn đốc đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời bồi dưỡng cán bộ giáo viên. Trong công tác quản lý chuyên môn nếu thiếu kiểm tra thì việc quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng sẽ mất đi hẳn một nội dung quan trọng.
Nâng cao ý thức thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường mầm non.
Ngăn chặn hiện tượng tùy tiện, cắt xén chương trình. Bên cạnh đó, qua việc kiểm tra Hiệu trưởng nắm được tiến độ thực hiện chương trình của các tổ chuyên môn theo kế hoạch đã xây dựng, từ đó có biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời.
* Tổ chức thực hiện giải pháp 
Để tiến hành tốt việc kiểm tra, trước hết HT cần phải.
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể kế hoạch của nhà trường, của ngành học. Khi xác định mục tiêu yêu cầu kiểm tra phải luôn chú ý đến các phương hướng chủ yếu, các mục tiêu chủ yếu mà nhà trường có nhiệm vụ giải quyết.
+ HT phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung hình thức, phương pháp kiểm tra.
+ Làm tốt công tác bồi dưỡng giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra của hiệu trưởng nhằm phát động được tinh thần tự nguyện tự giác trung thực của giáo viên để họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi tích cực góp phần thực hiện tốt từng đợt kiểm tra.
HT phải xây dựng các chuẩn đánh giá công tác kiểm tra cho mỗi đợt kiểm tra. Thống nhất quan điểm, công khai với các TTCM, với giáo viên các yêu cầu kiểm tra trong từng đợt kiểm tra.
Thống nhất những quy định về các yêu cầu trong mỗi đợt kiểm tra, Kiểm tra hoạt động hàng ngày. Các quy định được xây dựng thành các chuẩn cụ thể thang điểm cho từng nội dung. Các chuẩn cụ thể phải được xây dựng dựa trên các nội dung yêu cầu đối với giáo viên mầm non theo quy định tại quyết định Số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT. Các chuẩn được triển khai cho tất cả CBGV,NV ngay từ đầu năm học gồm các quy định về chuẩn cho các dạng kiểm tra đánh giá.
+ Đánh giá cuối năm theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Đánh giá đúng quy trình hướng dẫn về đánh giá giáo viên mầm non tại điều 10 - quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, ban hành kèm theoquyết định 02/2008 BGD-ĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2008 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
+ Kiểm tra chuyên môn hàng tháng theo kế hoạch.
Kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của giáo viên hàng ngày, theo chuẩn về đánh giá hoạt động giáo viên hang ngày.
+ Trong một năm học, tối thiểu mỗi giáo viên trong trường phải được hiệu trưởng kiểm tra (toàn diện và từng mặt) ít nhất là một lần vào học kỳ I hoặc học kỳ II.
+ Ngoài hai hình thức kiểm tra trên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng người HT phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên giáo viên để nắm tình hình bổ sung kịp thời các vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc đặc biệt là công tác quản lý chuyên môn.
- Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá:
+ Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan. Công khai mà vẫn phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo ý chí vươn lên của đội ngũ giáo viên mầm non.
+ Kiểm tra, đánh giá là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý giáo dục, đảm bảo tạo mối quan hệ thường xuyên và bền vững trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quản lý giáo dục. Đó là chức năng đích thực của quản lý giáo dục, một công cụ của hệ thống điều khiển cho cán bộ quản lý xác định các mức độ giá trị, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực có tác dụng trực tiếp dẫn đến việc tìm nguyên nhân đề ra những giải pháp thì công tác quản lý chuyên môn sẽ có hiệu quả.
6. Giải pháp 6: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên mầm non.
Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường chất lượng đội ngũ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. HT cần xác định rừ công tác bồi dưỡng giáo viên là trách nhiệm của lánh đạo nhà trường. Bồi dưỡng giáo viên cần chú ý khản năng thực tế về trình độ, năng lực, nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên, từ đó đề ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp. Bồi dưỡng phải đảm bảo tính liên tục, hệ thống, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên qua chương trỡnh bồi dưỡng.
- Kinh phí bồi dưỡng giáo viên nhà trường cần có chế độ hỗ trợ nhất định cùng với kinh phí cá nhân, để đáp ứng kích thích giáo viên tham gia bồi dưỡng có hiệu quả.
Để thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, trước hết HT phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, bao gồm kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn.
Bồi dưỡng dài hạn là bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên. HT căn cứ tình hình thực tế về trình độ đội ngũ, nhu cầu bồi dưỡng cá nhân để tiến tới mục tiêu nâng trình độ trên chuẩn đối với 100% giáo viên trẻ tuổi, còn đủ điều kiện bồi dưỡng. bồi dưỡng giáo viên về trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn nhà trường.
Bồi dưỡng ngắn hạn là bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.
Hàng năm qua việc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn.doc