Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn

Câu 1 (6 điểm)

Mỗi ngày ta chọn một niềm vui

 Chọn những bông hoa và những nụ cười

(Mỗi ngày một niềm vui- Trịnh Công Sơn)

 Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống.

Câu 2 (2 điểm):

Toàn bộ bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh) chỉ có một dấu câu duy nhất, dấu chấm cuối câu kết. Chỉ ra dụng ý của tác giả.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5796Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
Họ tên thí sinh:
Số báo danh: 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (6 điểm) 
Mỗi ngày ta chọn một niềm vui
 Chọn những bông hoa và những nụ cười
(Mỗi ngày một niềm vui- Trịnh Công Sơn)
 Từ nội dung trên, viết một bài luận với chủ đề: Niềm vui trong cuộc sống. 
Câu 2 (2 điểm):
Toàn bộ bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh) chỉ có một dấu câu duy nhất, dấu chấm cuối câu kết. Chỉ ra dụng ý của tác giả.
Câu 3 (12 điểm): Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm ” Chiếc lược ngà “ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (6 điểm) 
-Giải thích nội dung ca từ: cuộc sống đan xen vui buồn, hạnh phúc, đau khổ.Con người càn biết lựa chọn thái độ sống và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó.
-Lựa chọn niềm vui là phương châm sống tích cực. Con người biết chắt lọc niềm vui từ những việc nhỏ nhất như ngắm một bông hoa, làm một viêc có ý nghĩaphải ó tấm lòng bao dung, nhân hậu mới có được
-Suy nghĩ về niềm vui trong cuộc sống
+Niềm vui là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc.
+ Niềm vui không chỉ có ở những điều to tát lớn lao mà có cả ở những điều bình dị nhất
+ Trân trọng hạnh phúc bé nhỏ..chúng ta biết sống có ý nghĩa
-Liên hệ bản thân: Phát hiện, trân trọng những niềm vui, đó là cơ sở hạnh phúc lớn lao
Câu 2 (2 điểm)
-Thể hiện sự tiếp nối liền mạch trong chuyển biến của cảnh vật từ mơ hồ đến rõ nét, từ phạm vi hẹp đến rộng
- Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của con người từ bất ngờ đến say đắm, suy tư trước biến chuyển nhẹ nhàng của thời tiết.
Câu 3 (12 điểm): 
 a.Yêu cầu về kĩ năng
- Bố cục 3 phần
- Vận dụng linh hoạt các phép lập luận
-Diễn đạt trong sáng giàu cảm xúc
- Không mắc lỗi câu, từ, chính tả
b.Yêu cầu về kiến thức:
-Cần đạt các ý sau
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
*Giải thích:
- Điều còn lại: những điều thiêng liêng có giá trị vượt lên tên sự hủy diệt của chiến tranh, vượt lên trên thời gian để tồn tại vĩnh cửu
- Tính chất của chiến tranh: tàn khốc, hủy diệt, gây ra sự sinh ly tử biệt
-Trong truyện” Chiếc lược ngà “, chiến tranh đã tàn phá thân thể, sinh mạng, chia cắt tình cảm con người
-Những điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi:
+Lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước
+Sẵn sàng từ giã vợ trẻ con thơ để lên đường theo tiếng goi của Tổ quốc
+Nén tình riêng sau những đợt nghỉ phép
+Tình đồng chí đồng đội
+Tình cảm cha con..
+Niềm tin ngày thống nhất, niềm tin vào tình cảm của bác Ba với bé Thu
*Đánh giá, khẳng đinh
-Đề cao vẻ đẹp con người đó là chất nhân văn trong tác phẩm.
- Truyền cho bạn đọc lòng yêu nước

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ HSG LẦN 3.doc