Đề thi kiểm tra học kì I năm học 2014 – 2015. môn Lịch sử 8

I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm ( ví dụ câu 1 A, câu 2 B )

[
]

Vào cuối thế kỉ XVIII phong trào công nhân diễn ra với hình thức nào đầu tiên?

A.Đập phá máy móc và đốt công xưởng.

B.Đập phá máy móc.

C.Đốt công xưởng.

D.Bãi công và biểu tình.

[
]

Vào cuối thế kỉ XVIII trẻ em làm việc trong các công xưởng với thời gian như thế nào?

A.Từ 8 đến 10 tiếng trong một ngày.

B.Từ 12 đến 16 tiếng trong một ngày.

C.Từ 16 đến 20 tiếng trong một ngày.

D.Từ 20 tiếng trở lên trong ngày.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kì I năm học 2014 – 2015. môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015.
MÔN LỊCH SỬ 8
THỜI GIAN 45 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức
I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm ( ví dụ câu 1 A, câu 2 B)
[]
Vào cuối thế kỉ XVIII phong trào công nhân diễn ra với hình thức nào đầu tiên?
A.Đập phá máy móc và đốt công xưởng.
B.Đập phá máy móc.
C.Đốt công xưởng.
D.Bãi công và biểu tình.
[]
Vào cuối thế kỉ XVIII trẻ em làm việc trong các công xưởng với thời gian như thế nào?
A.Từ 8 đến 10 tiếng trong một ngày.
B.Từ 12 đến 16 tiếng trong một ngày.
C.Từ 16 đến 20 tiếng trong một ngày.
D.Từ 20 tiếng trở lên trong ngày.
[]
Nhân dân Nga đi bầu “Hội đồng công xã” vào ngày tháng năm nào?
A.Ngày 22/ 3 / 1871.
B.Ngày 24/ 2 / 1872.
C.Ngày 26 / 3 / 1871.
D.Ngày 28 / 4 / 1872.
[]
Công xã Pa-ri được thành lập tại quốc gia nào?
A.Nước Pháp.
B.Nước Nga.
C.Nước Đức.
D.Nước Mĩ.
[]
Cách mạng tháng 2 năm 1917 mở đầu bằng cuộc biểu tình của bao nhiêu nữ công nhân ở Pê – tơ – rô –grát?
A.15 vạn nữ công nhân.
B.13 vạn nữ công nhân.
C.11 vạn nữ công nhân.
D.9 vạn nữ công nhân.
[]
Sau cách mạng tháng 2 năm 1917 trong chính trị nước Nga xuất hiện tình trạng
A.hai chính quyền song song cùng tồn tại.
B.hai cơ quan quân đội được thành lập.
C.hai chính sách mới được công bố.
D.hai Tổng thống không được bầu chọn.
[]
Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng vào năm nào?
A.Năm 1923.
B.Năm 1925.
C.Năm 1927.
D.Năm 1929.
[]
Vào năm 1927 ở Nhật Bản có người đã đề ra bản “ Tấu thỉnh” người đó là ai?
A.Nhật Hoàng.
B.Thủ tướng Ta- na- ca.
C.Thiên hoàng Minh Trị.
D.Đảng Cộng sản Nhật.
II/ Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: Hãy lập bảng thống kê các sự kiện chính có trong diễn biến của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.( 2đ)
Câu 2: Trong giai đoạn 1929 – 1933 kinh tế Nhật Bản như thế nào? Biện pháp giải quyết? (2đ).
Câu 3: Em nhận xét ra sao về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939 – 1945)? Vì sao lại có hậu quả như thế? ( 4 điểm).
-----------------------------Hết---------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015.
Môn lịch sử 8.
Đề chính thức
I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
A
D
A
C
B
II/ Phần tự luận ( 8đ)
Câu 1: ( 2 điểm) ( mỗi sự kiện 0,5đ).
Thời gian
Sự kiện
7/ 10/ 1917
Lê – nin từ Phần Lan trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Đêm 24/ 10/ 1917
Lê- nin đến điện Xmôn – nưi chỉ huy cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân chiếm được Pê – tơ – rô – grát.
Đêm 25/ 10 /1917
Cung điện Mùa đông bị chiếm chính phủ lâm thời sụp đồ
Đầu 1918
Cách mạng kết thúc thắng lợi.
Không lập bảng thống kê sẽ trừ 0,5đ.
Câu 2: ( 2đ)
-Năm 1929 – 1933 Nhật Bản cũng bị lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thừa thế giới. Nó gián một đòn nằng nề vào kinh tế Nhật( sản lượng công nghiệp giảm 32, 5%, ngoại thương giảm 80%, thất nghiệp lên đến 3 triệu người..) (1đ)
- Biện pháp giải quyết: đại diện giới cầm quyền Nhật Bản là tướng Ta – na – ca đã chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên.(1 đ).
HS có thể trả lời ngắn gọn hơn về biện pháp (Ta – na – ca đề ra bản tấu thỉnh => chính sách quân sự hóa đất nước để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng).)
Câu 3: ( 4đ)
- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945 là cuộc chiến tranh lớn nhất , khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người ( có 60 triệu người chết,90 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các thiệt hại của những cuộc chiến tranh diễn ra trong 1000 năm cộng lại).(3đ)
- Vì Chiến tranh diễn ra trên toàn các châu lục ( Á, Âu, Phi, Mĩ..) có nhiều quốc gia tham chiến. Sử dụng nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại.( 1đ).
---------------------Hết---------------
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015.
MÔN LỊCH SỬ 8
THỜI GIAN 45 PHÚT ( Không kể thời gian giao đề)
Đề dự bị
I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm ( ví dụ câu 1 A, câu 2 B)
Câu 1
Vào cuối thế kỉ XVIII phong trào công nhân diễn ra với hình thức nào đầu tiên?
A.Đập phá máy móc và đốt công xưởng.
B.Đập phá máy móc.
C.Đốt công xưởng.
D.Bãi công và biểu tình.
Câu 2
Vào cuối thế kỉ XVIII trẻ em làm việc trong các công xưởng với thời gian như thế nào?
A.Từ 8 đến 12 tiếng trong một ngày.
B.Từ 12 đến 16 tiếng trong một ngày.
C.Từ 16 đến 20 tiếng trong một ngày.
D.Từ 20 tiếng trở lên trong ngày.
Câu 3
Ngày 26 / 3/ 1871 sự kiện chính nào diễn ra ở nước Nga?
A.Nhân dân Nga đi bầu “Hội đồng công xã”.
B.Cách mạng tháng 2 diễn ra.
C.Chính quyền Lâm thời TS được xác lập.
D.Lê – nin rời nước Nga đi Phần Lan.
Câu 4
Công xã Pa-ri chính thức ra đời vào ngày tháng năm nào?
A.Ngày 22 / 3/ 1871.
B.Ngày 24 / 3/ 1872.
C.Ngày 26/ 3/ 1872.
D.Ngày 28 / 3/ 1871.
Câu 5
Cách mạng tháng 2 năm 1917 mở đầu bằng cuộc biểu tình của bao nhiêu nữ công nhân ở Pê – tơ – rô –grát?
A.15 vạn nữ công nhân.
B.13 vạn nữ công nhân.
C.11 vạn nữ công nhân.
D.9 vạn nữ công nhân.
Câu 6
Sau cách mạng tháng 2 năm 1917 trong chính trị nước Nga xuất hiện tình trạng
A.hai chính quyền song song cùng tồn tại.
B.hai cơ quan quân đội được thành lập.
C.hai chính sách mới được công bố.
D.hai Tổng thống không được bầu chọn.
Câu 7
Năm 1927 ở Nhật Bản diễn ra sự kiện nào?
A.Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng.
B.Nhật Bản bị khủng hoảng kinh tế thừa.
C.Thủ tướng Nhật đề nghị cải cách.
D.Thực hiện chính sách phát xít hóa.
Câu 8
Vào năm 1927 ở Nhật Bản có người đã đề ra bản “ Tấu thỉnh” người đó là ai?
A.Nhật Hoàng.
B.Thủ tướng Ta- na- ca.
C.Thiên hoàng Minh Trị.
D.Đảng Cộng sản Nhật.
II/ Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: Hãy lập bảng thống kê các sự kiện chính có trong diễn biến của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.( 2đ)
Câu 2: Trong giai đoạn 1929 – 1933 kinh tế Nhật Bản như thế nào? Biện pháp giải quyết? (2đ).
Câu 3: Em nhận xét ra sao về kết quả, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939 – 1945)? Tác động của hậu quả đối với tự nhiên và con người ( 4 điểm).
--------------------Hết---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015.
Môn lịch sử 8.
Đề dự bị
I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)
Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
D
D
A
A
B
II/ Phần tự luận ( 8đ)
Câu 1: ( 2 điểm) ( mỗi sự kiện 0,5đ).
Thời gian
Sự kiện
7/ 10/ 1917
Lê – nin từ Phần Lan trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Đêm 24/ 10/ 1917
Lê- nin đến điện Xmôn – nưi chỉ huy cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân chiếm được Pê – tơ – rô – grát.
Đêm 25/ 10 1917
Cung điện Mùa đông bị chiếm chính phủ lâm thời sụp đồ
Đầu 1918
Cách mạng kết thúc thắng lợi.
Không lập bảng thống kê sẽ trừ 0,5đ.
Câu 2: ( 2đ)
-Năm 1929 – 1933 Nhật Bản cũng bị lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thừa thế giới. Nó gián một đòn nằng nề vào kinh tế Nhật( sản lượng công nghiệp giảm 32, 5%, ngoại thương giảm 80%, thất nghiệp lên đến 3 triệu người..) (1đ)
- Biện pháp giải quyết: đại diện giới cầm quyền Nhật Bản dại là tướng Ta – na – ca đã chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên.(1 đ).
HS có thể trả lời ngắn gọn hơn về biện pháp (Ta – na – ca đề ra bản tấu thỉnh => chính sách quân sự hóa đất nước để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng).)
Câu 3: (4đ)
- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945 là cuộc chiến tranh lớn nhất , khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người ( có 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các thiệt hại của những cuộc chiến tranh diễn ra trong 1000 năm cộng lại.(3đ)
- Tác động: đối với môi trường tự nhiên sẽ bị ô nhiễm ( nước, không khí, đất đai) lâu dài. Đối với con người gánh chịu di chứng chiến tranh, tàn tật mất mát, bệnh hoạn..(1đ).
-----------------------Hết-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLS8- HKI (14, 15).doc