Giáo án bàn tay nặn bột các bài Khoa học lớp 4 - Thực vật cần gì để sống ?

GIÁO ÁN BÀN TAY NẶN BỘT CÁC BÀI KHOA HỌC LỚP 4

KHOA HỌC

THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?

I. MỤC TIÊU

- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng .

*GDKNS: - Kĩ năng làm việc nhóm.

- Kĩ năng quan sát có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng theo yêu cầu TN

 ( 5cây cùng loại được trồng trong 5 lon sữa bò hoặc 5 chai nhựa)

- Phiếu học tập theo nhóm

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài :

- Các em cho cô biết : Ở môn khoa học, từ đầu năm học lại nay, chúng ta đã được học mấy chủ đề ? Đó là những chủ đề nào ? ( Chúng ta đã được học 2 chủ đề, đó là chủ đề Con người và sức khỏe ; chủ đề Vật chất và năng lượng)

GV: Từ tiết học này trở đi, chúng ta bắt đầu học sang một chủ đề mới, đó là chủ đề « Thực vật và động vật ».

- Vậy em nào có thể nhắc lại được : Con người cần gì để sống ? ( Con người muốn sống được cần phải có thức ăn, không khí, nước uống, ánh sáng, .)

 GV : Còn cây cối muốn sống và phát triển được cần phải có những điều kiện nào ? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu xem Thực vật cần gì để sống ?

- GV ghi mục bài.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2802Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bàn tay nặn bột các bài Khoa học lớp 4 - Thực vật cần gì để sống ?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng án tìm tòi::
Chuyển tiếp: Để làm các thí nghiệm các em cần những vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Các nhóm hãy thảo luận trong vòng 2 phút.
Để giải đáp câu hỏi 1, TN cần có vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Cô mời Nhóm 1 nêu ý kiến: 
HS: Thưa cô, để tiến hành thí nghiệm, chúng ta cần chuẩn bị: 2 cốc thủ tinh giống nhau, 2 chiếc thìa, 1 ít nước lọc và 1 ít sữa. 
Nhóm 2: Một số dụng cụ chứa nước có hình dạng khác nhau, như: chai, cốc thủy tinh, 
Nhóm 3: 1 tấm kính nhỏ, 1 khai đựng nước, 1 ít nước, 
Nhóm 4: 1 khăn bông, 1 miếng xốp, 1 túi ni lông, 
Nhóm 5: 3 cốc thủy tinh giống nhau, 1 ít đường, 1 ít cát, 1 ít muối, nước lọc.
- GV phát đồ thí nghiệm cho các nhóm và dặn dò: trong quá trình làm thí nghiệm các em cần ghi chép vào vở ghi chép khoa học kết luận các em tìm được.
( HS ghi vào vở khoa học các kết luận về tính chất của nước)
Cho HS tự làm, sau đó gọi đại diện nhóm lên làm:
5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm lên trình bày (bằng cách tiến hành lại thí nghiệm)
Để trả lời câu hỏi 1 mời nhóm 1 lên làm thí nghiệm.
Nhóm 1 thực hành, các nhóm khác theo dõi.
( Đặt 2 cốc thủy tinh lên bàn, có đánh số 1 và 2. Đổ 1 ít nước vào cốc số 1 và 1 ít sữa vào cốc số 2; )
	+ Em thấy cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? 
	+ Làm thế nào em biết được điều đó?
( nhìn vào 2 cốc, cốc số 1 trong suốt, không màu và nhìn rõ chiếc thìa; cốc 2 có màu trắng đục và nghe mùi sữa. Em KL cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng sữa.)
Gv: cho HS lần lượt ngửi từng cốc và nếm thử tựng cốc.-> KL
+ Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì?
+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Lưu ý: GV nhắc HS trong cuộc sống rất cần thận trọng, nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không, tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm.
Nhóm 2 thực hành:
- Yêu cầu HS đặt các chai lọ đã chuẩn bị lên bàn:
GV: 
+Khi ta thay đổi vị trí của chai, cốc thì hình dạng của chúng co thay đổi không? ( Không)
 + Như vậy ta có thể nói: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định.
 + Vậy nước có hình dạng nhất định không? Muốn trả lời được câu hỏi này, phương án của nhóm em là gì? ( S tiến hành làm thí nghiệm)
 ( Đổ nước vào 1 cái chai, em thấy nước có hình dạng của cái chai đó, đổ nước vào cốc thủy tinh, em thấy nước có hình dạng của cốc thủy tinh, )
+ Qua thí nghiệm này, em có kết luận gì? 
+ Nước không có hình dạng nhất định.
Nhóm 3 thực hành:
+ Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì?
+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
* Liên hệ: Trong thực tế, người ta ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp để làm gì? (làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, sức nước chảy làm quay tua bin sản xuất,  )
Nhóm 4 thực hành:
	+ Em làm thế nào để biết được nước thấm qua một số vật?
( em đổ nước trên chiếc khăn bông, khăn ướt, chứng tỏ nước thấm qua chiếc khăn bông; Em đổ nước trên tấm xốp, tấm xốp ướt và nặng hơn lúc đầu, chứng tỏ nước thấm qua tấm xốp; đổ nước vào tíu ni long, nước không thấm ướt bề ngoài túi ni long, điều đó chững tỏ nước không thấm qua ni long; cốc nhựa, )
	+ Qua thí nghiệm vừa rồi, em có kết luận gì?
 + Nước thấm qua một số vật.
 + Nước có thấm qua giấy không? ( yêu cầu HS thực hành luôn)
Hỏi: Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý điều gì? (Không để các vật dễ 
thấm nước như: vải, khăn bông, sách vở, ở những nơi ẩm ướt)
* Liên hệ: Trong thực tế, người ta vận dụng tính chất nước không thấm qua một số để làm gì? ( sản xuất các dụng cụ chứa nước như: ấm nhôm, xô, chậu, các đồ dùng nhà bếp để nấu ăn, để chứa nước, làm áo mưa mặc để tránh mưa, )
Nhóm 5 thực hành:
	+ Mời nhóm 5 thực hành thí nghiệm của nhóm mình.
( Đặt 3 cốc thủy tinh lên bàn, đổ nước vào 3 cốc- lượng nước bằng nhau. Cốc 1, em cho vào một thìa muối, cốc 2 em cho vào 1 thìa đường, cốc 3 em cho vào 1 ít cát. Dùng thìa khuấy đều cả 3 cốc, em thấy cốc 1 không còn muối, cốc 2 không còn đường, cốc số 3 vần còn nhìn thấy cát. Em kết luận nước hòa tan một số chất.)
	+ Nước hòa tan một số chất.
Cuối cùng cho HS nhắc lại toàn bộ kết luận.
+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
+ Nước không có hình dạng nhất định.
 	+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
 + Nước thấm qua một số vật.
	+ Nước hòa tan một số chất.
*GV cho HS đối chiếu KL với cảm nhận ban đầu của HS xem có đúng không?
*Em còn có thắc mắc gì nữa không?
C. Tổng kết, nhận xét ,dặn dò 
 - Nêu các tính chất của nước ?
 - GV nhận xét tiết học, khen tinh thần phối hợp học tập của HS.
Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau: Ba thể của nước.
______________________________________________
Tuần 14
Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013
KHOA HỌC
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, 
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
 - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
* Tích hợp môi trường: Toàn phần
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
	Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột, thảo luận nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	Đồ dùng làm thí nghiệm cho các nhóm:
- than hoạt tính, giấy thấm, cát, chai, lọ, nước để lọc
- bút, giấy khổ lớn; Phiếu học tập.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Bài cũ
 - Nêu các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ?
 - Nêu tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người ?
B. Bài mới
HĐ1: Tìm hiếu một số cách làm sạch nước
1. Tình huống xuất phát:
- Điều gì sẽ xảy ra đối sức khoẻ con người khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- GV yêu cầu HS trình bày những điều mình biết trước lớp?
HS: Con người dùng nước để nấu ăn, uống sẽ bị bệnh./ Con người dùng nước tắm, giặt sẽ bị bệnh ngoài da./ Sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người./ Sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tính mạng con người, loài vật, ./ 
- Ở gia đình em, bố mẹ thường dùng nguồn nước lấy từ đâu để nấu ăn, để uống? ( Nước giếng khơi/ nước giếng khoan/ nước máy/ nước giếng bơm/ )
GV: Không phải nước ở tất cả các nguồn nước mà gia đình chúng ta dùng ở nhà đều được sạch cả, mà một số nguồn nước chúng ta dùng chưa được trong và sạch. Vậy, để sử dụng nguồn nước sạch nhằm đảm bảo đến sức khỏe con người, chúng ta nên làm gì? ( HS: làm sạch nước)
GV: Bài học hôm nay, cô tro mình cùng tìm hiểu về một số cách làm sạch nước.
GV ghi mục bài, sau đó nêu tình huống:
- Em hãy kể tên một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã áp dụng?
( HS suy nghĩ và ghi kết quả của nhóm mình vào bảng nhóm, số còn lại ghi vào vở khoa học)
2.Ý kiến ban đầu của học sinh:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả ban đầu, VD:
Có các cách làm sạch nước:
Khử trùng nước
Đun sôi nước
Lọc nước bằng sỏi / Lọc nước bằng giấy lọc, bông, lót ở phểu/ Lọc nước bằng than củi, bằng cát/ Lọc nước bằng cách bơm nước bào bể sau đó cho lắng xuống, 
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Qua ý kiến của các nhóm, chúng ta thấy có băn khoăn gì không?
- HS nêu những băn khoăn của mình, GV ghi bảng các băn khoăn của HS:
	Bạn có chắc rằng khử trùng nước là làm cho nước sạch không?
	Vì sao bạn lại cho rằng lọc nước là một cách làm sạch nước?
	Đun sôi nước có phải là làm sạch nước không?
- GV: Trên đây là những băn khoăn của các em, vậy chúng ta nên làm gì để tháo gỡ các băn khoăn đó?( Hỏi bố me/ Em đã thấy bố mẹ làm/ Đọc sách giáo khoa/ Tìm hiểu thông tin trên mạng/ làm thí nghiệm nghiên cứu/ )
- Vậy theo em, bây giờ ta cần giải quyết theo phương án nào là tối ưu nhất? ( làm thí nghiệm để biết được)
4. HS tiến hành làm TN:
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và thí nghiệm thực hành một trong các cách làm sạch nước, đó là lọc nước ( nước thấm qua than hoạt tính, qua cát, sỏi,)
- Để tiến hành làm thí nghiệm lọc nước, ta cần những đồ dùng và vật liệu gì? 
- Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm
Thực hành lọc nước.
- Tổ chức HS thực hành theo nhóm 6, GV theo dõi các nhóm làm TN.
 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả ( bằng cách tiến hành lại TN trước lớp.)
HS vừa làm vừa nêu cách làm
Kết luận: 
* Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
-Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
- Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan.
Kết quả: Nước đục trở thành nước trong, nhưng không làm chết các vi khuẩn gây bệnh có trong nước.Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được.
- Vậy như thế nào mới là nước sạch có thể dùng được? ( qua lọc nước, khử trùng nước, )
*Liên hệ thực tế: 
- HS liên hệ cách lọc nước ở gia đình, địa phương em
*GDBVMT: 
- Nêu cách BV nguồn nước trong thiên nhiên?
- Nêu cách tiết kiệm nước sạch? 	
- Tại sao cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống?
GV tểu kết HĐ 1: Thông thường có 3 cách làm sạch nước:
 Lọc nước: bằng giấy lọc, bông ,..... lót ở phễ, hoặc bằng sỏi, cát, than ,củi ,... đối với bể lọc. Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước .
 Khử trùng nước: Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khở trùng như nước gia - ven . Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc .
 Đun sôi: Đun nước cho tới khi sôi để thêm chừng mười phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết. 
- Yêu cầu HS nhắc lại các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
HĐ2: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch
- GV hiển thị hình 2 ( SGK) lên màn chiếu
- HS đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập, theo bảng: ( Phần in đậm là phần HS cần điền)
Các giai đoạn của dây chuền sản xuất nước sạch
Thông tin
6. Trạm bơm đợt hai
Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng
5. Bể chứa
Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác
1. Trạm bơm nước đợt một
Lấy nước từ nguồn
2. Giàn khử sắt - bể lắng
Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước
3. Bể lọc
Tiếp tục loại các chất không hoà tan trong nước
4. Sát trùng
Khử trùng
GV kết luận quy trình sản xuất nước sạch của nhà mày nước. 
- HS làm việc theo nhóm 
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV hiển thị kết quả đúng lên màn chiếu 
H: Trong công nghiệp, họ làm sạch nước bằng cách nào? ( sản xuất nước sạch qua nhà máy )
Nước đã làm sạch bằng các cách trên đã uống được hay chưa?Vì sao?
Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
GVKLChung: Nước được sản xuất từ nhà máy phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
C. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học và nhắc HS biết bảo vệ nguồn nước sạch và uống nước sạch để bả đảm sức khoẻ.
____________________________________________________
Tuần 16
Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013
 KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. MỤC TIÊU 
+ Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể nén lại hoặc giản ra. 
+ Nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày: bơm xe, bơm áo phao, bơm phao bơi, ... 
 *Tích hợp môi trường: Liên hệ 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	Bàn tay nặn bột
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK trang 64; 65. 
HS chuẩn bị theo nhóm: 
1 số quả bóng bay có hình dạng khác nhau; dây chun; kim khâu; bơm xe đạp; bơm kim tiêm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ
 - Nêu ví dụ chứng tỏ xung quanh mọi vật có không khí ?
 - Khí quyển là gì ?
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài:
Qua bài học hôm trước, các em biết được không khí có ở những nơi nào. Để biết được không khí có những tính chất gì cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Không khí có những tính chất gì?
2. Tìm hiểu bài:
PHÁT HIỆN CÁC TÍNH CHẤT CỦA KHÔNG KHÍ
1. Tình huống xuất phát:
	Dựa vào thực tế và vốn hiểu biết của mình em hãy dự đoán không khí có những tính chất gì? – HS hoạt động theo nhóm 4, ghi dự đoán vào bảng nhóm. 2. Ý kiến ban đầu của học sinh:
	+ Không khí trong suốt
	+ Không khí không có màu, không mùi, không vị
	+ Không khí có mùi
`	+ Không khí có thể bị nén lại
	+ Không khí không có hình dạng nhất định
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không?
+ Bạn có chắc rằng không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị không?
+ Vì sao bạn lại cho rằng không khí có mùi?
+ Có thật là không khí bị nén lại hoặc bị giản ra không?
- Để giải quyết các thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì ?
- Làm thí nghiệm/ Đọc sách giáo khoa/ Xem thông tin trên thư viện điện tử của nhà trường/ 
GV hướng HS chọn phương án thực tế nhất là : Làm thí nghiệm
4. HS tiến hành làm TN:
GV:
 - Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ? 
- Dùng mũi ngửi , lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì , có vị gì không ? 
- Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay muì vị khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ .
+ Vậy qua đây, ta kết luận tính chất gì của không khí? 
Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị
- GV cho HS đối chiếu với kết quả dự đoán ban đầu của các em.
* Lần lượt tổ chức cho học sinh kiểm tra từng giả thuyết một.
GV cho các nhóm tự làm TN sau đó báo cáo kết quả.
HS nêu dụng cụ, vật liệu để làm TN
HS tiến hành làm TN
- HS làm TN để kiểm chứng không khí không có hình dạng nhất định và không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra.
 + HS thi thổi bóng bay
- Cái gì chứa trong quả bóng mà làm cho hình dạng nó như thế này ?
 - Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không ?
 - Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định .
 Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó. 
	+ HS thực hành với bơm tiêm( đã được bịt kín ở đầu dưới); , bơm xe đạp.
Kết luận: không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra 
 - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống ? (làm bơm kim tiêm, bơm xe, bơm áo phao, bơm phao bơi,. ..)
* GV: Nhớ lại tính chất của nước mà các em đã học, so sánh với tính chất của không khí, em thấy cả nước và không khí đều giống nhau ở tính chất nào?
3. Củng cố, dặn dò. 
* Gv: Không khí rất cần cho sự sống của mọi vật, đặc biệt là con người. Nếu không có không khí con người ta có tồn tại được không? Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành ? 
Để biết được trong không khí gồm những thành phần nào, tiết học hôm sau cúng ta sẽ tìm hiểu.
HS nhắc lại mục Bạn cần biết. GV nhận xét giờ học
______________________________________________
Tuần 18
Thứ hai, ngày 6 tháng 1 năm 2014
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết :
- Làm thí nghiệm chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn 
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông 
- Nói về vai trò của khí ni- tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: không duy trì sự cháy nhưng giữ cho sự cháy diễn ra không quá mạnh, quá nhanh. 
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn. 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 	Bàn tay nặn bột
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Chuẩn bị theo nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài
- Không khí có ở đâu?
( Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.)
- Không khí gồm những thành phần chính nào ? 
(Không khí gồm 2 thành phần chính: khí ô-xy và khí ni-tơ; khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni –tơ không duy trì sự cháy)
GV: Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô xi đối với sự cháy
Bước1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
- Qua bài học trước, các em biết được khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni - tơ không duy trì sự cháy. Vậy em hãy dự đoán xem làm thế nào để sự cháy diễn ra được lâu hơn?
- HS hoạt động theo nhóm 4, ghi dự đoán vào vở khoa học, vào bảng nhóm
Bước 2. Ý kiến ban đầu của học sinh:
Cần có nhiều không khí thì sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn.
Cần nhiều khí ni-tơ để sự cháy diễn ra lâu hơn
Cần có nhiều ô- xi để sự cháy diễn ra lâu hơn.
Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không? VD thắc mắc của HS:
+ Liệu có nhiều không khí thì sự cháy diễn ra lâu hơn không?
+ Vì sao bạn lại cho rằng có nhiều khí ni-tơ thì sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn?
+ Bạn có chắc rằng càng có nhiều ô-xi thì sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn không?
- Để giải quyết các thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì ?
- Đọc sách giáo khoa/ Hỏi người lớn/ Làm thí nghiệm/ 
GV hướng HS chọn phương án thực tế nhất là : Làm thí nghiệm
Bước 4. HS tiến hành làm TN:
GV: Để biết được ô-xi có vai trò gì đối với sự cháy, em cần chuẩn bị các đồ dùng gì để làm thí nghiệm?
HS: Chúng em sẽ chuẩn bị 2 cây nến bằng nhau, hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ), bật lửa.
- HS trình bày cách làm thí nghiệm: 
+ Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau, khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên thì ta thấy cả 2 ngọn nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. 
- Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ? 
(Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ, mà trong không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy.)
Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- Qua thí nghiệm này, các em hãy cho biết ô xi có vai trò gì đối với sự cháy? 
(Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. )
KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy tiếp diễn lâu hơn. 
GV: Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô xi, để sự cháy diễn ra liên tục? cả lớp mình sẽ làm thí nghiệm tiếp theo. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống 
Bước1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
- Muốn sự cháy diễn ra liên tục, theo em không khí cần được như thế nào?
- HS nêu dự đoán vào vở khoa học, vào bảng nhóm
Bước 2. Ý kiến ban đầu của học sinh:
Cần được cung cấp nhiều không khí.
Cần có vật rỗng càng to càng tốt.
Không khí cần được lưu thông.
Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- HS nêu thắc mắc. VD thắc mắc của HS:
+ Bạn có chắc rằng cung cấp nhiều không khí thì sự cháy diễn ra liên tục không?
+ Bạn có chắc rằng không khí được lưu thông thì sự cháy diễn ra liên tục không?
- Để giải quyết các thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì ?
HS: Đọc sách giáo khoa/ Hỏi người lớn/ Làm thí nghiệm/ 
GV hướng HS chọn phương án thực tế nhất là : Làm thí nghiệm
Bước 4. HS tiến hành làm TN:
- HS nêu đồ dùng chuẩn bị cho làm thí nghiệm:
1 cây nến đang cháy, lọ thủy tinh không có đáy.
- HS trình bày cách làm thí nghiệm: 
*Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra: chay được 1 lúc nhanh, cây nến tắt.
- Theo nhóm em, tại sao cây nến cháy được 1 lúc lại tắt ngay? 
(Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.) 
* Tiếp tục thay đế gắn cây nến bằng một chiếc đế không kín. Quan sát em thấy cây nến vẫn tiếp tục cháy bình thường.
- Vậy theo em, vì sao cây nến lại vẫn cháy bình thường?
(Là do được cung cấp ô xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi nên cây nến cháy liên tục.)
- Khi sự cháy xảy ra, khí ni tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. 
Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
- Để duy trì sự cháy ta cần phải làm gì? tại sao phải làm như vậy? 
(Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô - xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục.)
GV Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. 
* Y/c hs quan sát hình 5 SGK/trang 71
- Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? (Đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp)
- Bạn làm như vậy để làm gì? (Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô - xi bị mất đi). 
 * Ứng dụng thực tê liên quan đến vai trò của không khí:
- Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt? 
 (Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. 
- Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào bếp).
- Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? 
(Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa. Khi muốn dập bếp than, ta lấy than để vào trong nồi đất và đậy lại.)
3. Củng cố, dặn dò
- Khí ô - xi và khí ni - tơ có vai trò gì đối với sự cháy? (Khí ô - xi duy trì sự cháy , khí ni - tơ giữ cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh.)
- Vài HS đọc mục Bạn cần biết
 GV nhận xét tiết học
Dặn HS chuẩn bị bài sau: Không khí cần cho sự sống
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ hai, ngày 17 tháng 2 năm 2014
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG
( Tiết dạy có giáo viên các trường bạn về dự giờ)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
 + Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,....
 + Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,.....
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ban tay nan bot lop 4_12251095.doc