Giáo án các môn Tuần 31 - Lớp 5

TOÁN TIẾT 152:

 PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hệ thống bài tập, cách vận dụng tính chất của phép trừ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động1(1) GTB: GV nêu mục tiêu bài học

Hoạt động 2(5) Ôn tập về phép trừ.

GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ.

+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính.

+ Một số tính chất của phép trừ . (như SGK)

Hoạt động 3(32): Thực hành.

Bài 1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ

Cho học sinh thực hiện phép trừ rồi thử lại bằng pháp cộng.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét, GVchốt kết quả đúng

Bài 2: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính

Cho học sinh tự làm bài.

-2 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.

GV củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Tuần 31 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, núi, cao nguyên, các sinh vật ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường).
Hoạt động 3(17’): Thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
Cách tiến hành: - GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị ?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
+ Nêu các biện pháp để bảo vệ để bảo vệ môi trường ?
- Tuỳ môi trường sống của HS, GV sẽ tự đưa ra kết luận cho hoạt động này.
Hoạt động 4(2’) Củng cố dặn dò.
-HS nêu ND bài.
- GV nhận xét tổng kết tiết học.
Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2017
Toán Tiết 154:
Phép nhân
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán. 
II. đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1( 1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động2(5’): Ôn phép nhân.
GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép nhan 
+ Tên gọi thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
+ Một số tính chất của phép nhân ... (như SGK)
Hoạt động 3(32’): Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
-Lớp nhận xét. Đổi bài để kiểm tra kết quả của nhau
GV nhận xét chung.
Bài 2: Củng cố kĩ năng nhân nhẩm 
Cho học sinh nêu cách nhân nhẩm số thập phân với 10, hoặc với 0,1;.... (bằng cách chuyển dấu phẩy về bên phải, hoặc bên trái một chữ số ...) rồi tự làm và chữa bài. Chẳng hạn.
3,25 x 10 = 32,5	417,56 x 100 = 41756
3,25 x 0,1 =0,325	417,56 x 0,01= 4,1756
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả. Lớp nhận xét.
Bài 3: Củng cố tính bằng cách thuận tiện 
Cho HS tự làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng làm (khuyến khích HS yếu )
Tổ chức lớp nhận xét.
Bài 4 : Rèn kĩ năng giải toán 
-1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi
1 HS nêu dạng toán và cách giải
- Cả lớp giải vào vở, 1 HS lên bảng giải.
Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
	Đáp số : 123 km
HĐ 4(2’) Củng cố dặn dò: 
GV cùng HS củng cố cách nhân nhẩm với 10, .....với 0,1, 0,01...
Tập đọc
bầm ơi
I- Mục tiêu :Giúp HS:
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (TL đươc các câu hoit trong bài)
- Học thuộc lòng bài thơ
II - đồ dùng dạy - học: 
iii- hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: (4’)Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc lại bài Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi về bài đọc.
 -T/ c nhận xét
Hoạt động 2(1’)Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học.
Hoạt động 3(32’): Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: - Một HS đọc bài thơ.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn thơ (2-3 lượt). 
- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc lại bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b) Tìm hiểu bài: - GV tổ chức HS đọc thầm bài thơ và trả lời các câu hỏi trong SGK
- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày Gv cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
- GV hỏi -HS rút ra nội dung ý nghĩa của bài thơ.(Như mục tiêu )
c). Đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm hai đoạn thơ đầu. 
- HS đọc nhẩm thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
Hoạt động 4(3’) Củng cố dặn dò
 - HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ
- GV nhận xét tổng kết tiết học.
Tập làm văn :
ôn tập về tả cảnh
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó.
 - Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
II - đồ dùng dạy - học:
GV: Một số bài văn tả cảnh nội dung, diễn đạt tốt, bài văn mẫu.
iii- hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1(4’)Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại cấu tạo của một bài văn.
 - GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2 (1’)Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động 3(33’). Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu (YC) của bài tập. GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
+ Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC , TLV từ tuần 1 đến tuần 11 (sách Tiếng Việt 5, tập một)
+ Lập dàn ý (vắn tắt) cho 1 trong các bài văn đó.
- HS trao đổi cùng bạn bên cạnh - làm bài vào VBT.
 - HS đọc bài làm. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 
Bài tập 2: - HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2 (HS 1 đọc lệnh và bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh. HS 2 đọc các câu hỏi sau bài). 
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ.
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4 (2’) Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu thể hiện được dàn ý cho bài văn.
Lịch sử:
một số địa danh và nhân vật lịch sử nổi tiếng của địa phương qua các thời kỳ đấu tranh giữ nước
I - Mục tiêu: 
Giúp HS nắm được: - Một số địa danh lịch sử nổi tiếng của Thanh Hóa và Quảng Xương qua các thời kỳ đấu tranh giữ nước
 - Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu qua các thời kỳ.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập nhóm.
- Tài liệu lịch sử địa phương.
III- hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1(1’): Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nêu yêu cầu của tiết học. 
- HS chuẩn bị bút, vở học bài.
Hoạt động 2(16’): Tìm hiểu một số địa danh lịch sử nổi tiếng.
- GV giới thiệu mục tiêu hoạt động.
- Tổ chức thảo luận nhóm 4 -> ghi phiếu.
- Các nhóm cử đại diện trình bày => nhóm khác nhận xét bổ sung, => GV chốt ý, giảng thêm.
1- Phố huyện Bùi (làng Bùi) - Quảng Giao: Là nơi chọn đặt trung tâm phố huyện ngày xưa. Có huyện đường, trường Pháp - Việt sau Cách mạng tháng 8 thì bị phá bỏ...
2- Núi Văn Trinh (Quảng Hợp) nơi có đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Trong kháng chiến chống Mĩ là nơi cao điểm canh giữ bầu trời....
3- Núi Chẹt, núi Lau, Cồn Dài:
4- Sân bay Lai Thành: Nay thuộc địa phận Thành phố Thanh Hoá...
5- Làng Mỹ Thạch, Quảng Trung: Nơi trước đây có đặt các khẩu pháo cao xạ của đại đội 94...
6- Đền thờ An Dương Vương (Quảng Châu). Ngày 28 tháng 6 năm 1996 được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử...
Hoạt động 3(116’): Một số nhân vật lịch sử nổi tiếng.
- Thực hiện tương tự - GV giảng thêm:
1- Các sĩ phu yêu nước thời Cần Vương.
 - Từ giữa năm ất Dậu (1885) phong trào Cần Vương nổi lên mạnh mẽ ở Quảng Xương: - Đứng đầu phong trào là quan Tấn tướng Đỗ Đức Mậu ở thôn Đông Đa (còn gọi là Tán Đỗ).
- Vũ Đình Phiên (Lãnh Phiên) ở Quảng Châu.
- Nguyễn Ngọc Lưỡng (Đề Lưỡng) Quảng Ngọc.
2- Một số anh hùng lực lượng vũ trang.
Đinh Cống Chấn (1947) Quảng Nham.
Lê Thế Bùi - Quảng Hoà (anh hùng LLVT, huân chương quân công hạng 3.
Cao Xuân Thăng (anh hùng LLVT huân chương quân công hạng 3)
Hoạt động nối tiếp(2’)- Nhận xét tiết học.
- Dặn tìm hiểu về các địa danh và các nhân vật lịch sử nổi tiếng của Thanh Hoá và Quảng Xương.
Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017 
Toán Tiết 155: 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kỹ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
II.đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1 (1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(3’): Ôn về phép nhân với phép cộng và trừ. 
- Nêu cách thực hiện một số nhân với một tổng (hiệu)
- Cho học sinh lên bảng viết 
a x (b + c) = a x b + a x c
a x (b - c) = a x b - a x c
Hoạt động 3(34’): Thực hành
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a. 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg x 8 	= 6,75 kg x (1 + 1 + 8)
= 6,75 kg x 10 = 67,5 kg
-3 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức
 Cho học sinh tự làm vào vở 
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng
GV củng cố về cách tính 
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
- 1 HS đọc đề bài
 Cho học sinh tự giải , 1 HS lên bảng giải 
Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng 
Đáp số : 78 522 695 người
Hoạt động 4 (2’) Củng cố dặn dò:
- HS nêu ND tiết học.
- GV nhận xét giờ học.
chính tả:
tuần 31
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nghe - viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
- Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niêm chương.
iiI- đồ dùng dạy học
III.hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1(5’): Kiểm tra bài cũ: - Một HS đọc lại cho 2hs viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các huân chương ở BT3 tiết Chính tả trước (Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động).
 - Lớp nhận xét. GV đánh giá chung
Hoạt động 2(1’) Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 3(21’): Hướng dẫn HS nghe viết. 
- GV đọc đoạn viết chính tả trong bài Tà áo dài Việt Nam. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì? HS đọc thầm lại đoạn văn. 
- HS tự tìm các từ khó viết , viết nháp , một vài học sinh nêu từ khó viết , gv t/c cho caqr lớp viết từ khó 
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài :7em
- Nêu nhận xét chung
Hoạt động 4(11’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2: - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS trao đổi nhóm cùng bạn. 
 - HS làm bài trên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: Một HS đọc nội dung BT3.
 - Cả lớp suy nghĩ, sửa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
- HS thi tiếp sức - mỗi em tiếp nối nhau sửa lại tên 1 danh hiệu hoặc 1 giải thưởng, 1 huy chương, 1 kỉ niệm chương. Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm sửa đúng, sửa nhanh cả 8 tên.
Hoạt động 5 (2’) Củng cố dặn dò :
 GV cùng HS củng cố lại cách viết hoa các cụm từ chỉ danh hiệu, tổ chức, huân chương 
- GV nhận xét tổng kết tiết học. 
Luyện từ và câu :
ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấy phẩy; Nắm tác dụng của dấy phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy.
 - Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy.
ii- Đồ dùng dạy học
III.hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1(4’)Kiểm tra bài cũ: - Hai HS nêu nghĩa các từ ở BT1 Tiếi 61
 - T/c nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2(1’)Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học.
Hoạt động 3(33’): Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của BT1.
- Một HS nói lại 3 tác dụng của dấu phẩy. GV ghi lên bảng ,mời 1 HS nhìn bảng đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy, suy nghĩ, làm bài 
- HS phát biếu ý kiến. GV nhận xét. 
Bài tập 2: - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh.
- HS tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Ykiến của anh cán bộ xã được anh hàng thịt sửa : Bò cày không được, thịt.
- GV lưu ý: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại. 
Bài tập 3: - HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm bài.
-Mời 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
Hoạt động4(2’) Củng cố dặn dò :
- HS nêu ND bài. GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng các dấu phẩy.
Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2017
Toán Tiết 156:
Phép chia
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm và giải bài toán.
II. đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1(1’) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
Hoạt động2(5') GV hướng dẫn học sinh tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia. 
+ Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính. 
+ Một số tính chất của phép chia ... (như SGK)
Hoạt động 3 (32’) Thực hành
Cho học sinh lần lượt làm các bài trong vở bài tập rồi chữa bài
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
HS cùng bàn đổi vở, kiểm tra bài.
Bài 2: Rèn kĩ năng chia phân số 
Học sinh làm bài, gọi 2 học sinh lên chữa bài. 
Lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng
Bài 3: Rèn kĩ năng nhân chia nhẩm
HS tự làm bài,
Bài 3a) 3 HS lên bảng làm bài
Bài 3b) 3 HS lên bảng bàm bài. 
Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Hoạt động 4 (2’) Củng cố dặn dò:
- HS nêu ND tiết học.
- GV nhận xét giờ học
Tập làm văn:
ôn tập về tả cảnh
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý của riêng mình.
 - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
 II - đồ dùng dạy- học: 
GV: Bảng phụ viết 4 đề văn.
iii-hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1(3’)Kiểm tra bài cũ: - HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I- BT1, tiết TLV trước.
 - Tc nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2(1’)Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học.
Hoạt động 3(33’): Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1: - Chọn đề bài
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của GV (chọn cảnh để quan sát, lập dàn ý); mời HS nói đề đề bài các em chọn.
Lập dàn ý: - Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bảng nhóm (chọn 4 em lập dàn ý cho 4 đề khác nhau).
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2.
- Đại diện các nhóm thi hành trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mối hs trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
Hoạt động (3’) Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
Địa lý:
Địa lý Quảng Xương
I- Mục tiêu: 
Giúp HS: - Nắm được một số vấn đề cơ bản về: - Vị trí địa lí, giới hạn của Quảng Xương; Biết được những thuận lợi và một số khó khăn.; Đặc điểm tự nhiên.
 - Dân cư và hoạt động kinh tế của địa phương.
II- Đồ dùng: 
- Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương.
- Phiếu học tập nhóm. Tài liệu học tập (thay cho SGK).
III- hoạt động dạy - học: 
Hoạt động1(1’): Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bảng.
- Phát tài liệu học tập cho học sinh.
Hoạt động 2: (6’)Tìm hiểu vị trí địa lý, giới hạn của Quảng Xương.
- GV giới thiệu bản đồ hành chính huyện Quảng Xương.
- HS quan sát và HS chỉ vị trí huyện Quảng Xương trên bản đồ. GV nêu câu hỏi:
+ Quảng Xương giáp với huyện nào?
+ Biển giáp phía nào của huyện Quảng Xương?
+ Mô tả vị trí địa lý, giới hạn, diện tích của Quảng Xương?
- HS trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Hoạt động 3(15'): Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên.
- HS đọc tài liệu.
- Tổ chức thực hiện tương tự, HS nêu được đặc điểm địa hình và khí hậu.
Hoạt động4(10): Dân cư và hoạt động kinh tế.
a- Dân cư: HS đọc tài liệu, thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- Dân cư trung bình năm 2005, mật độ dân cư?
- Nhận xét về mật độ dân cư và sự phân bố của dân cư.
b- HĐ kinh tế: (Hoạt động nhóm 4: 3 phút).
+ Điều kiện tự nhiên của Quảng Xương có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế.
+ Kể tên một số ngành nghề phát triển trên địa bàn huyện Quảng Xương.
- GV phát phiếu, giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận -> đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, ghi bảng.
Hoạt động 5: (3')Củng cố - dặn dò: Gọi HS nêu lại nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về tìm hiểu thêm các nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu : Giúp HS : 
- Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần qua.
- Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt :
GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp :
Các tổ sinh hoạt, bình xét kết quả hạnh kiểm của từng bạn trong tuần vừa qua :
Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ.
+ Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ..
+ Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp
.
+ Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình.
Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp .
- Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ.
3. GV phát biểu ý kiến :
- GV nhận xét tình hình của lớp.
- Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ.
4. Thống nhất ý kiến : 
- GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến 
5. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới :
- Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về.
 Chiều thứ 2
Thực hành toán
phép trừ
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
II. đồ dùng dạy học
 HS : Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động1(1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 2(32’): Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ
Cho học sinh thực hiện vào vở bài tập.
HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài
Lớp nhận xét, GVchốt kết quả đúng.
Đàm thoại củng cố cách thực hiện phép trừ
Bài 2: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
Cho học sinh tự làm bài. 
-2 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.
GV củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết. 
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
Cho học sinh tự giải rồi chữa bài. 
HS dưới lớp tự kiểm tra kết quả lẫn nhau. 
Lớp nhận xét, GV chốt kết đúng
Bài 4: Rèn kĩ năng tính gía trị biểu thức bằng 2 cách khác nhau.
HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài
Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp (2’)
GV đàm thoại củng cố nội dung bài
Đạo đức:
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T2)
(Mức độ tích hợp : Toàn phần)
I- Mục tiêu: (Như tiết 1)
II- Đồ dùng: Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
III- Các hoạt động dạy - học: 
HĐ1(1’) GTB: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(11’) Trình bày kết quả điều tra:
MT: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước hoặc ở địa phương và bàn biện pháp bảo vệ.
Cách tiến hành: 
- HS giới thiệu về một vài tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.
- GV : Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước ?
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
HĐ3(10'): Làm bài tập 4 SGK.
MT: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập.
- Từng nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung. 
GV chốt: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
HĐ4(10’): Làm bài tập 5 SGK.
MT: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm. Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV chốt: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệtài nguyên thiên nguyên phù hợp với khả năng của mình.
HĐ 5(3’): Củng cố - dặn dò.
GV đàm thoại củng cố nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
Tập làm văn:
Tả cảNH (kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
 - Thực hành viết bài văn tả cảnh vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ1(1’): Giới thiệu bài.
HĐ2(30’): Thực hành viết.
+ Bài 1 : SGK.
 -Đề bài : Hãy tả mọt ngày mới bắt đầu ở quê em.
 - 1HS đọc đề.
- GV gợi ý, hướng dẫn.
 - HS viết bài.
 - Thu chấm, nêu nhận xét chung.
 HĐ 3(2’) 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
Thể dục Bài 61:
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức"
I- Mục tiêu:
- Ôn tâng hoặc kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và đạt thành tích.
II- Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
III- các hoạt động dạy học
Hoạt động 18 phút.: Mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra.
* Đứng vỗ tay và hát.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo 
viên hoặc cán sự điều khiển).
Hoạt động 2: (17')Ôn tập hoặc kiểm tra một trong hai môn thể thao tự chọn:
- Ôn tập: Nội dung và phương pháp dạy như bài 60.
- Kiểm tra: Nội dung và cách tổ chức như sau:
- Đá cầu: Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: Đội hình tập do giáo viên sáng tạo hoặc theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển, hay theo một vòng tròn do cán sự điều khiển, khoảng cách giữa em nọ đến em kia tối thiểu 1,5m.
Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt 3 - 5 học sinh, giáo viên cử số học sinh tương đương làm nhiệm vụ đếm số lần bạn tâng cầu được. Những học sinh đến lượt kiểm tra đứng vào vị trí quy định, thực hiện động tác theo lệnh thống nhất của giáo viên, khi để cầu rơi thì dừng lại. Kết quả kiểm tra đánh giá theo mức độ thực hiện kỹ thuật động tác như sau:
- Ném bóng.
Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực) : Tập theo sân, bảng rổ đã chuẩn bị, có thể cho từng nhóm 2 - 4 học sinh cùng ném vào mỗi rổ hay chia tổ cho học sinh ôn luyện (nếu có đủ bảng rổ) hoặc do giáo viên sáng tạo. 
Kiểm tra đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực): .
iểm tra lần lượt từng học sinh, mỗi học sinh được ném 3 lần. Khi đến lượt, từng em tiến vào vị trí đứng ném (do giáo viên quy định) thực hiện tư thế chuẩn bị và ném bóng vào rổ. Kết quả kiểm t

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 31.doc