Giáo án Công nghệ 10 - Chủ đề 4: Sâu, bệnh hại cây trồng

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1, Về kiến thức

+ Biết được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.

+ Nêu được một số biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.

+ Phân biệt đực một số sâu, bệnh hại lúa

2, Về kỹ năng

 Rèn học sinh các kĩ năng

- Phân tích, tự học, chia sẻ trong hoạt động nhóm

- Kĩ năng thực hành: Nhận dạng được một số sâu, bệnh hại lúa.

3, Về thái độ

 + Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập.

+ Tích cực vận dụng những hiểu biết về các biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.

+ Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của bài học.

 

doc 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1026Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 10 - Chủ đề 4: Sâu, bệnh hại cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày tháng Năm 
Ngày dạy: Ngày tháng Năm
Bài 15- 16. Tiết 15+16
CHỦ ĐỀ 4: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
(Chủ đề này gồm 2 bài: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng và thực hành nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1, Về kiến thức
+ Biết được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.
+ Nêu được một số biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
+ Phân biệt đực một số sâu, bệnh hại lúa
2, Về kỹ năng
 Rèn học sinh các kĩ năng
- Phân tích, tự học, chia sẻ trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng thực hành: Nhận dạng được một số sâu, bệnh hại lúa.
3, Về thái độ
	+ Có ý thức và hứng thú tham gia các hoạt động học tập. 
+ Tích cực vận dụng những hiểu biết về các biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
+ Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của bài học.
4, Các năng lực hướng tới
- Năng lực lập kế hoạch 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY – HỌC
1, Đối với giáo viên
- SGK, tài liệu tham khảo về các loại sâu, bệnh hại lúa.
- Chuẩn bị hình ảnh, video về một số loại sâu, bệnh hại lúa
- Liên hệ với gia đình học sinh có đất nông nghiệp để học sinh thực hành.
2, Đối với học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo, thiết bị kết nối internet, sổ ghi chép. Các thiết bị cần cho quá trình thu thập thông tin, trình bày sản phẩm.
- Học sinh tìm hiểu nghiên cứu về Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, suu tầm một số mẫu sâu, bệnh hại lúa từ đó sắm vai thành các kỹ sư nông nghiệp để giới thiệu một số loại sâu, bệnh cụ thể. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (HĐ KHỞI ĐỘNG)
1, Mục tiêu chung của chủ đề
+ Biết được điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng từ đó đưa ra được một số biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
+ Phân biệt đực một số sâu, bệnh hại lúa
2, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh các giai đoạn phát sinh phát triển của sâu. 
 Trả lời các câu hỏi sau.
Câu 1. Vòng đời của sâu trải qua mấy giai đoạn? Giai đoạn nào phá hại cây trồng mạnh nhất? Vì Sao?
Câu 2. Kể tên một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ HS: suy nghĩ trả lời
+ Giáo viên: 
 Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
3, Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có trình bày một sản phẩm với các mức độ khác nhau, tôi lựa chọn 01 sản phẩm của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 1: I. Nguồn sâu bệnh hại 
1, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau
Câu 1.1. Sâu, bệnh suất hiện trên đồng ruộng từ những nguồn nào?
Câu 1.2: Kể tên một số biện pháp hạn chế nguồn sâu, bệnh trên đồng ruộng?
 Câu 1.3: Tại sao phát quang bờ bụi, tiêu hủy tàn dư trước khi gieo trồng?
 Câu 1.4: Tác dụng của biện pháp ngâm đất, phơi đất trước khi trồng lúa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
 Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
2, Gợi ý sản phẩm
- Trứng nhộng của côn trùng.
- Bào tử của các loại bệnh.
- Chúng tồn tại trong đất, bụi cây, bờ ruộng, những hạt giống, cây, con nhiễm bệnh.
- Biện pháp hạn chế: Phát quang bờ ruộng, tiêu hủy tàn dư, ngâm đất, phơi đất,
 Hoạt động 2. II. Điều kiện khia hậu, đất đai
1, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một yếu tố ảnh hưởng
	+ Nhóm 1: Nhiệt độ môi trường
	+ Nhóm 2: Độ ẩm không khí và lượng mưa
	+ Nhóm 3: Điều kiện đất đai
Gv: Gợi ý học sinh phân tích, tìm hiểu chủ đề bằng hệ thống câu hỏi, Yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tế địa phương và trả lời
Câu hỏi:
Câu 2.1. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển tốt
A. 150C - 200C
B. 200C - 250C
C. 250C - 300C
D. 300C - 350C
Câu 2.2. Để ngăn chặn tác hại của sâu bệnh chúng ta phải làm gì?
Câu 2.3. Trong thực tế em thấy 4 mùa xuân, hạ, thu, đông thì sâu bệnh phát triển mạnh vào mùa nào? Vì sao?
Câu 2.4. Đất đai có ảnh hưởng đến sâu bệnh ntn?
Bước 2: Nhận nhiệm vụ
Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng cá nhân.
- Thống nhất kết quả trong nhóm, thống nhất cách trình bày.
- Nhóm trưởng cần có sổ tay ghi chép tiến trình làm việc của từng cá nhân trong nhóm.
- Hoàn thiện sản phẩm.
 Giáo viên
 Kiểm tra kế hoạch các nhóm để tiện việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của từng cá nhân, nhóm. Đôn đốc học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Trình bày, báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ.
	- Giáo viên kiểm tra sản phẩm của các nhóm, phát vấn.
	- Các nhóm khác theo dõi, trao đổi, phát vấn trực tiếp.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức (Nội dung kiến thức là câu trả lời của hệ thống câu hỏi trên)
	- Đánh giá bằng hệ thống câu hỏi bài học theo các mức độ nhận thức.
	- Đánh giá tiến trình thực hiện dự án của các nhóm theo biểu mẫu:
2, Gợi ý sản phẩm
1. Nhiệt độ môi trường, - Mỗi loại sâu bệnh thích ứng với nhiệt độ trong giới hạn nhất định.
Ví dụ: 
to: 25 – 30o, ẩm độ cao à Nấm phát triển mạnh. 
Nhưng nếu to: 45 – 50oà Nấm chết.
to và ẩm độ thích hợp à cây trồng sinh trưởng tốt à Sâu bệnh phát triển mạnh.
2. Độ ẩm, không khí và lượng mưa.
Độ ẩm, lượng mưa quyết định lượng nước trong cơ thể sâu bệnh.
3. Đất đai
- Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, cây trồng phát triển không bình thường nên rất dễ nhiễm sâu bệnh.
Ví dụ: + Đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá.
 + Đất chua cây trồng kém phát triển và dễ bị bệnh tiêm lửa.
Biện pháp hạn chế:
Hoạt động 3: III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc
1, Phương thức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau.
 Câu 3.1 Giống cây trồng và chế độ chăm sóc ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng?
 Câu 3.2. Vì sao vết thương cơ giới lại là nguyên nhân gây sâu, bệnh hại cây trồng?	
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
*Giáo viên:
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
2, Gợi ý sản phẩm
- Sử dụng hạt giống cây con nhiễm sâu bệnh
- Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón
- Ngập úng và vết thương cơ giới
 Hoạt động 4: IV. Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ trả lời câu hỏi	
 Câu 4.1. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch?
 Câu 4.2. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
	- Đánh giá bằng hệ thống câu hỏi bài học theo các mức độ nhận thức.
2, Gợi ý sản phẩm
- Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch
	+ Ổ dịch
	+ Thức ăn phong phú
	+ Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
Hoạt động 5: Thực hành nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
 (Chia lớp thành 4 nhóm)
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
Nhiệm vụ
Nhóm 1+2 Tìm hiểu về sâu hại lúa
 Nhóm 3+4 tìm hiểu về bệnh hại lúa	
 Câu 5.1. Tìm một số hình ảnh sâu, bệnh ở địa phương em.
 Câu 5.2. Dựa vào hình ảnh em hãy phân biệt đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái sâu sâu thân lúa bướm hai chấm, Rầy nâu hại lúa và sâu cuốn lá lúa loại nhỏ?
 Câu 5.3. Dựa vào hình ảnh em hãy phân biệt đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái bệnh bạc lá lúa, bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn?
Hình ảnh sâu hại lúa
Hình ảnh Bệnh hại lúa
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
Giáo viên 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
( Chiếu nội dung kiến thức mới cho học sinh dễ quan sát)
2, Gợi ý sản phẩm (HS phân biệt được các loại sâu, bệnh hại lúa)
Sâu đục thân lúa bướm hai chấm
Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
Rầy nâu hại lúa
Đặc điểm hình thái
- Trứng hình bầu dục, đẻ thành ổ. Ổ trứng to bằng hạt đậu tương, có phủ lớp lông tơ màu vàng nâu.
- Sâu non màu trắng sữa, hay vàng nhạt, đầu có màu nâu đen.
- Nhộng màu vàng tới nâu nhạt, mầm đầu dài hơn mầm cánh.
- Trưởng thành: Bướm màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen rõ.
- Sâu đẻ trứng ở cả hai mặt của lá lúa. Trứng hình bầu dục, màu vàng đục.
 - Sâu non: Khi mới nở màu trắng trong, đầu nâu sáng. Khi bắt đầu ăn thì chuyển sang màu xanh lá mạ.
 - Nhộng có màu vàng nâu. Nhộng có kén tơ rất mỏng màu trắng.
 - Trưởng thành có màu vàng nâu. Trên các cánh trước và cánh sau, mỗi cánh có hai vân ngang hình làn sóng màu nâu sẫm chạy dọc theo mép cánh. 
- Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt. Trứng đẻ thành từng ổ, mỗi ổ có từ 5 – 12 quả nằm sát vào nhau theo kiểu úp thìa.
- Rầy non có màu trắng xám. Ở tuổi 2-3 có màu vàng nâu.
- Trưởng thành có màu nâu tối, cánh có 2 đôi, đôi cánh dài phủ quá bụng, đôi cánh ngắn dài rới 2/3 thân.
Đặc điểm gây hại
Sâu non đục vào thân lúa, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm cho nhánh lúa trở lên vô hiệu, nõn héo, bông bạc
 Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu non nằm trong đó ăn phần xanh của lá.
- Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo và chết, hoặc làm cho bông lép.
Bệnh hại lúa
Bệnh bạc lá lúa
Bệnh khô vằn
Bệnh đạo ôn
Nguyên nhân: 
Do vi khuẩn gây ra
Do nấm gây ra
Do nấm gây ra
Đặc điểm gây hại
Bệnh chỉ gây hại trên phiến lá lúa. Bệnh thường chỉ xuất hiện đầu tiên dưới dạng vết màu xanh đậm, tối; sau chuyển sang màu xám bạc
Vết bệnh thường nằm ở phần ngọn lá và dọc theo mép lá. Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khỏe. Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng
Bệnh khô vằn có thể gây hại cả trên mạ và trên lúa
Bệnh thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá dưới thấp, sau đó ăn sâu vào những bẹ phía trong, vào thân, đồng thời lan lên tới lá đòng và hạt
Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc màu nâu bạc có viền nâu tím. Các vết bệnh có thể hợp với nhau thành hình dạng không ổn định
Bệnh đạo ôn có thể gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau
Trên lá, lúc đầu vết bệnh có màu xanh xám, sau đó có màu nâu. ở giữa vết bệnh có màu xám tro, xung quanh có quầng màu vàng nhạt. Vết bệnh thường có hình thoi và có thể liên kết với nhau làm toàn bộ lá chết khô, cháy
Trên đốt thân, cổ bông, cổ gié, vết bệnh màu nâu đen và lỡm xuống phát triển bao quanh đốt thân làm cho chỗ bệnh bị lõm thắt lại, mục ra dẫn đến cây dễ bị đổ và rụng hạt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ HS trả lời các câu hỏi sau	
Câu 1. Nêu tác dụng của từng biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng?
Câu 2. Tai sao phải có đủ ba điều kiện (mầm bệnh, điều kiện nhiệt độ ẩm độ thích hợp, nguồn thức ăn phong phú) sâu, bệnh mới phát triển thành dịch?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên: 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
2, Gợi ý sản phẩm
1. Tác dụng của từng biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng.
Tên biện pháp
Tác dụng từng biện pháp
- 
- 
-
-
-
-
2. GV giải thích ngắn gọn, HS nghe, ghi nhớ.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1, Phương thức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ	
 Nhiệm vụ:	
1. Trả lời câu hỏi?
Bằng những hiểu biết thu nhận được qua bài học và điều tra thực tế, em hãy thử đề xuất các biện pháp kĩ thuật cần thiết để hạn chế được nguồn sâu, bệnh hại cây trồng nhằm tăng năng xuất cây trồng và bảo vệ được môi trường đất ở địa phương em?
2. Trải nghiệm
Quan sát trực tiếp một số loại sâu, bệnh hại lúa trên cánh đồng lúa địa phương em từ đó nhận biết đây là loại sâu, bệnh gì? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
 Giáo viên 
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
- Nhắc nhở HS về nhà thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức
2, Gợi ý sản phẩm
	1. HS nêu một số đề xuất cụ thể, giáo viên bổ xung hoàn chỉnh.
	2. HS trình bày kết quả trải nghiệm.
E. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
 Yên Khánh, ngày..tháng..năm 2017
 Tổ trưởng kí duyệt
 Phạm Văn Ba

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuyên đề sâu bệnh (Trâm VDT) - Copy.doc