Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 1 và 2

BÀI MỞ ĐẦU

A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

- Mục tiêu và chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh phương pháp học tập chuyển từ thụ động sang chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống

- Những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn.

B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

C/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Tài liệu tham khảo kiến thức về gia đình, KTGĐ.

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

Tranh, sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung Chương trình.

 

doc 45 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình giặt
- Lấy, tách riêng, vò, ngâm, giũ, nước sạch, chất làm mềm vải, phơi bằng mắc áo, cặp quần áo
2/ Là (ủi)
a/ Dụng cụ là:
- Bàn là, bình phun nước, cầu là.
b/ Quy trình là :
- Điều chỉnh nấc nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.
- Vải bông, lanh = 160o C.
- Vải tơ tằm, vải sợi tổng hợp 120o C
- Vải pha < 160o C
c/ Kí hiệu giặt là:
	Bảng 4 (xem SGK trang 24 )
3. Cất giữ:
Cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm mốc.
Bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu trong may mặc
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV cho HS đọc phần ghi nhớ trang 25 SGK.
Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào?
Các kí hiệu câu 3 trang 25 có ý nghĩa gì?
V. Dặn dò: (1 Phút)
Học thuộc bài.
Học thuộc phần ghi nhớ.
Tuần 7
Tiết 13
 Ngày soạn:04/10/2015
THỰC HÀNH: CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH (T2)
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết cách cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh
2. Kỹ năng:
Vận dụng may hoàn chỉnh một chiếc bao tay.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có tính cẩn thận thao tác chính xác đúng quy trình.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Mẫu bao tay hoàn chỉnh
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
	Kéo, vải, kim, chỉ.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
Gọi 3 em HS lên bảng cho từng em làm khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu vắt.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề.
GV giới thiệu tiết thực hành yêu cầu tiết thực hành cắt được mẫu vải và khâu hoàn chỉnh bao tay.
2. Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
16 Phút
20 Phút
Hoạt động 1: GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS quan sát để làm theo
GV hướng dẫn HS các cắt vải
- Gấp đôi vải nếu là mảnh vải liền hoặc úp mặt phải 2 mảnh vải rời vào nhau.
- Đặt mẫu giấy lên vải và ghim cố định.
- Dùng phấn vẽ lên vải theo rìa mẫu giấy.
- Cắt đúng nét vẽ được 2 mảnh vải để may 1 chiếc bao tay.
Hoạt động 1: Khâu bao tay
GV hướng dẫn HS khâu bao tay.
- Khâu vòng ngoài bao tay, úp mặt phải 2 miếng vải vào trong, sắp bằng mép, khâu một đường cách mép vải 0,7 cm 
- Khâu viền mép vòng cổ tay và luồn dây chun
Hoạt động 2: HS thực hành
2. Cắt vải theo mẫu giấy.
3/ Khâu bao tay:
	a/ Khâu vòng ngoài bao tay
	b/ Khâu viền mép vòng cổ tay và luồn dây chun (thun)
HS thực hành theo hướng dẫn của GV
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV nhận xét lớp học.
Cho HS làm vệ sinh nơi thực hành.
Nhận xét sản phẩm, tuyên dương những HS làm đúng đẹp.
Nhắc nhở những HS làm chưa đẹp, sai.
V. Dặn dò: (1 Phút)
Chuẩn bị bao tay đã may xong, vải viền, dây chun, kim, chỉ màu để trang trí.
Tuần 8
Tiết 15
 Ngày soạn:11/10/2015
ÔN TẬP CHƯƠNG I
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Nắm vững những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc, phân biệt được một số loại vải.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng được một số kiến thức và kỹ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm, ăn mặc lịch sự, gọn gàng
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Quần áo đủ màu, đủ kiểu
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Nhang, vải vụn.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề.
2. Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
16 Phút
20 Phút
Hoạt đông 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu tiết ôn tập, mục tiêu của tiết ôn tập là về kiến thức nắm được các loại vải thường dùng trong may mặc, lựa chọn trang phục về kỹ năng phân biệt một số loại vải, lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại vải thường dung trong may mặc
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận
Nhóm 1,2: Nêu nguồn gốc, quy trình, tính chất của vải sợi thiên nhiên?
Nhóm 3,4: Nêu nguồn gốc, quy trình, tính chất của vải sợi hoá học, vải sợi pha?
HS: Các nhóm tiến hành thảo luận
HS: Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
I. Các loại vải thường dùng trong may mặc.
a/ Vải sợi thiên nhiên:
- Nguồn gốc: Từ thực vật (cây bông, lanh), từ động vật (tằm, cừu, lông vịt)
- Tính chất: Vải len có độ co giãn lớn, giữ nhiệt tốt, thích hợp mặc vào mùa đông. Vải bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu
b/ Vải sợi hoá học: 
Nguồn gốc: 
Tính chất:
c/ Vải sợi pha: 
Nguồn gốc:
Tính chất:
IV. Củng cố: (4 Phút)
GV nhận xét tiết ôn tập.
Tổ nào chưa tích cực thảo luận phê bình, tuyên dương những tổ hoạt động tích cực
V. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học thuộc bài.
Ôn lại nội dung bài Sử dụng và bảo quản trang phục
Thực hiện được các mũi khâu cơ bản đã học
Tuần 13
Tiết 26
 Ngày soạn:15/11/2015
KIỂM TRA MỘT TIẾT
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Thông qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kỹ năng vận dụng.
2. Kỹ năng:
Áp dụng vào thực tiển
3. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, tính trung thực trong thi cử.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra - đánh giá.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra dề, biêu chấm. 
Học Sinh: Tự ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. 
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Thống nhất về qui chế làm bài
III. Nội dung bài mới: (41 phút)
1/ Đặt vấn đề:
2/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (1 phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài
HS: chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (1 phút)
GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
 Ưu điểm:
 Hạn chế:
IV. Dặn dò:	(1 phút)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Đánh giá
KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
1. Lựa chọn trang phục
1 câu
4 điểm
Trình bày được cách lựa chọn trang phục tùy theo vóc dáng của cơ thể.
Vận dụng lựa chọn vải may phù hợp với vóc dáng cơ thể
4 điểm
Tỉ lệ: 40%
2điểm = 50%
2điểm = 50%
40%
2. Bảo quản trang phục
2 câu
 4 điểm
Hiểu được ý nghĩa của cách sử dụng trang phục hợp lí
2 điểm
Tỉ lệ: 30%
3điểm=100%
30%
3. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
1 câu
 3 điểm
Trình bày được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
Nêu được các khu vực chính và cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực ở nhà em
Tỉ lệ: 30%
1.5điểm=50%
1.5điểm=50%
Tổng
4.5 điểm
3 điểm
1.5 điểm
2 điểm
10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. ( 4điểm )
3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1: 
Cách lựa chọn trang phục theo vóc dáng cơ thể.
Lựa chọn vải: màu sắc, hoa văn, chát liệu của vải có thể làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên; cũng có thể làm cho họ duyên dáng xinh đẹp hơn hoặc buồn tẻ, kém hấp dẫn hơn. Cần phải lựa chọn vỉa phù hợp với vóc dáng của cơ thể.
Lựa chọn kiểu may: đường nét chính của thân áo, kiểu tay, kiểu cổ áo.....cũng làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên.
Ví dụ: muốn người gầy đi, cao lên phải chọn đường nét chính trên thân áo theo chièu dọc.
Muốn tạo cảm giác béo ra, thấp xuống cần chọn vải có màu sáng, mặt vải bóng láng, thô, xốp; kẻ sọc ngang, hoa văn có sọc ngang, hoa to....
1.5 điểm
1.5 điểm
1 điểm
Câu 2: 
Sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người vì: sử dụng trang phục hợp lí làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động. Con người luôn cảm thấy tự tin với bản thân trước mọi tình huống giao tiếp ứng xử với tất cả mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
3 điểm
Câu 3: 
Vai trò của nhà ở đối với cuộc sống của con người
Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
Là nơi đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
Nhà ở giúp cho con người tránh được các tác hại xấu của thiên nhiên , xã hội.
Các khu vực chính trong gia đình:
Khu sinh hoạt chung, tiếp khách.
Nơi thờ cúng.
Chỗ ngủ, nghỉ.
Chỗ ăn uống.
Khu vực bếp.
Khu vệ sinh.
Chỗ để xe, nhà kho.
Cách sắp xếp đồ đạc trong khu vực bếp: Hs trình bày cách sắp xếp ở gia đình mình.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Tuần 15
Tiết 30
 Ngày soạn:29/11/2015
CẮM HOA TRANG TRÍ (T2)
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết được quy trình cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết và quy trình cắm hoa.
2. Kỹ năng:
Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp nhà ở, cho phòng học của mình.
3. Thái độ:
Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí.
Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Tranh vẽ các loại bình hoa
Dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, đế chông, mút xốp, bình cắm hoa	
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
- Hoa, lá, cành
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
Hãy kể tên những dụng cụ và vật liệu dùng để cắm hoa ?	
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề.
2. Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
36 Phút
Hoạt động 2: Quy trình cắm hoa	
+ Kể các dạng bình cắm hoa
+ Kể các dụng cụ khác dùng để cắm hoa
+ Kể các loại hoa dùng để cắm trang trí 
Hoa cắt ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ về, hoa hái ở hàng rào, ao, đồi.
Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5 cm.
Cho tất cả hoa vào xô nước lạnh ngập đến nửa thân cành hoa, để xô đựng hoa ở nơi mát mẻ trước khi cắm.
Khi cắm một bình hoa để trang trí cần tuân theo quy trình sẽ thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả.
GV vừa giảng vừa làm thao tác mẫu cho HS xem.
Cũng có thể cắm cành lá phụ trước, rồi cắm cành chính sau.
Chú ý: Nên cắt cành hoa trong nước, tránh đặt bình hoa ở nơi có nắng chiếu vào có gió mạnh, không đặt dưới quạt máy, hàng ngày thay nước để hoa tươi lâu.
III. Quy trình cắm hoa
1. Chuẩn bị:
- Bình cắm hoa bình thấp.
- Dụng cụ cắm hoa: Bàn chông, mút xốp giữ nước, dao, kéo.
- Hoa.
- Cắt hoa vào buổi sáng, tỉa bớt là cho vào xô ngập nửa thân.
- Sau khi cắt nhúng vết cắt vào nước nóng, hoặc đốt cháy phần gốc. Cho vào nước dấm hoặc thả C và B1 vào đó, tuỳ vào từng loại hoa, cách sử lý khác nhau (H2.23)
2. Quy trình thực hiện 
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa, dạng cắm sao cho phù hợp.
Cắt cành và cắm các cành chính trước.
Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau cắm xen vào cành chính và che khuất miêng bình, điểm thêm hoa, lá.
Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí 
IV. Củng cố: (4 Phút)
Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa.
Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc.
Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình.
Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
Khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào?
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa dạng cắm sao cho phù hợp.
Cắt cành và cắm các cành chính trước.
Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau.	
V. Dặn dò: (1 Phút)
Học thuộc ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK đọc và xem trước bài 14 SGK. 
Chuẩn bị bài sau:
GV: Dụng cụ và vật liệu cắm hoa.
HS: Đọc phần cắm hoa dạng thẳng, chuẩn bị vật liệu cắm hoa.
Tuần 18
Tiết 36 Ngày soạn:20/12/2015
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của HS trong HKI.
Từ kết quả HKI GV rút ra kinh nghiệm, cải tiến cách học theo định hướng tích cực hoá người học.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng nhận xét so sánh
3. Thái độ:
Giáo dục HS tính cần mẩn, cẩn thận
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra - đánh giá.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra dề, biêu chấm. 
Học Sinh: Tự ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. 
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Thống nhất về qui chế làm bài
III. Nội dung bài mới: (41 phút)
1/ Đặt vấn đề:
2/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (1 phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài
HS: chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (1 phút)
GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
 Ưu điểm:
 Hạn chế:
IV. Dặn dò:	(1 phút)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Đánh giá
KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
1. Trang trí nhà ở
1 câu
4 điểm
Trình bày công dụng, cách chọn tranh ảnh để trang trí nhà ở. 
Theo em có nên treo quá nhiều tranh ảnh rải rác trên một bức tường không
4 điểm
Tỉ lệ: 30%
2 điểm=50%
2 điểm=50%
100%
2. Sử dụng
 trang phục 
1 câu
 3 điểm
Trình bày cách sử dụng trang phục phù hợp với từng hoạt động.
Hằng ngày đi học em thường mặc trang phục nào?
2 điểm
Tỉ lệ: 30%
1.5 điểm=50%
1.5điểm=50%
30%
3. Quy trình 
cắm hoa
1 câu
 3 điểm
Trình bày sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng.
Tỉ lệ: 30%
3điểm=100%
30%
Tổng
3.5 điểm
2 điểm
3 điểm
1.5 điểm
10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. ( 4điểm )
Trình bày công dụng, cách chọn tranh ảnh để trang trí nhà ở. 
Theo em có nên treo quá nhiều tranh ảnh rải rác trên một bức tường không? Vì sao?
3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1: 
a. Công dụng, cách chọn tranh ảnh để trang trí nhà ở.
Công dụng.
Tranh ảnh thường dùng để trang trí nhà cửa làm đẹp cho căn nhà, tạo sự vui tươi đầm ấm, thoải mái.
Cách chọn tranh ảnh.
Nội dung của tranh ảnh.
Màu sắc của tranh ảnh.
Kích thước tranh ảnh phải cân xứng hài hoà.
b. Không nên treo quá nhiều tranh rải rác trên một bức tường. Vì nó sẽ tạo cảm giác chật chội, không hài hòa.
2 điểm
2 điểm
Câu 2: 
a. Cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động
Trang phục đi học .
Trang phục đi lao động.
Trang phục lễ hội, lễ tân.
b. HS nêu và nhận xét được cách chọn trang phục đi học của bản thân.
1.5 điểm
1.5 điểm
Câu 3: 
Sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng.
Cành thẳng đứng là 0o
2 Cành ngang miệng bình là 90o
Cành chính thứ nhất nghiêng 10-15o
Cành chính thứ hai nghiêng 45o
Cành chính thứ 3 nghiêng 75o về phía đối diện.
0,5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Tuần 20
Tiết 37 Ngày soạn:03/12/2016
CHƯƠNG III:
NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (T1)
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Kỹ năng:
Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng phù hợp với kinh tế gia đình.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề.
2. Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
26 Phút
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Các cụ vẫn có câu: “Ăn để mà sống”. Vậy em hiểu ý nghĩa của câu nói trên như thế nào?
HS trả lời:
- Con người cần ăn để sống và làm việc, sinh hoạt.
- Cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
Nguồn thức ăn nào cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng?
HS trả lời:
Lương thực và thực phẩm.
GV kết luận: Trong quá trình ăn uống, chúng ta không thể ăn uống tuỳ tiện mà cần phải biết ăn uống 1 cách hợp lí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng 
Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào? Con người cần bao nhiêu thì hợp lí?
GV sử dụng phương pháp; trực quan- đàm thoại. HS hoạt động theo nhóm 2-3 em.
GV hỏi: Trong thực tế hàng ngày, con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng?
HS: Chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin, chất khoáng.
GV: có 2 nguồn cung cấp chất đạm đó là động vật và thực vật.
GV: Đạm động vật có trong thực phẩm nào?
Đạm thực vật có trong thực phẩm nào?
HS: Quan sát SGK, từ hiểu biết trả lời.
GV mở rộng: đậu tương chế biến thành sữa đậu nành, mùa hè uống rất mát, bổ, rất tốt cho người béo phì.
Hỏi: Trong thực đơn hàng ngày nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lí?
HS: 50% ĐV -50% TV.
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.3 hoặc VD 1 bạn HS trong lớp phát triển tốt về chiều cao, cân nặng.
GV: Prôtêin có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Vậy nó quan trọng chỗ nào?
HS đọc phần 1b SGK/67 trả lời.
Gọi 1 nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét.
GV kết luận ghi bảng.
Hỏi: Theo em, những đối tưọng nào cần nhiều chất đạm?
HS: phụ nữ có thai, người già yếu, trẻ em.
GV hỏi:
+ Chất đường bột có trong các thực phẩm nào?
HS quan sát hình 3.4 trả lời.
GV: chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
HS đọc SGK trả lời.
GV kết luận.
GV phân tích thêm: 1 kg gạo = 1.5 kg thịt khi cung cấp năng lượng-rẻ tiền.
Hỏi: Chất béo thường có trong các thực phẩm nào?
Theo em, chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
HS: trả lời SGK.
1 HS khác nhận xét.
Gv phân tích thêm.
+ 1 g lipit tương đương 2 g gluxit hoặc prôtêin khi cung cấp năng lượng.
+ Tăng cường sức đề kháng nhất là về mùa đông.
GV: Em hãy kể tên các loại sinh tố mà em biết?
GV cho HS quan sát hình 3-7 trang 69 SGK.
HS quan sát.
- Sinh tố A có trong dầu cá, gan, trứng, bơ, sữa, kem, sữa tươi, rau quả.
- Sinh tố B có trong hạt ngũ cốc, sữa, gan, tim, lòng đỏ trứng.
- Sinh tố C có trong rau, quả tươi.
- Sinh tố D có trong dầu cá, bơ, sữa, trứng, gan.
Quan sát hình 3-7 trang 69 SGK nhắc lại chức năng chính của sinh tố A,B, C, D
Nếu thiếu các sinh tố cơ thể mắc một số bệnh:
- Thiếu sinh tố A: Da khô và đóng vảy, nhiễm trùng mắt, bệnh quáng gà.
- Thiếu sinh tố B: Dễ cáu gắt và buồn rầu, thiếu sự tập trung, bi6 tổn thương da, lở mép miệng.
- Thiếu sinh tố C: Lợi bị tổn thương và chảy máu. Rụng răng, đau nhức tay chân, mệt mỏi toàn thân.
- Thiếu sinh tố D: Xương và răng yếu ớt, xương hình thành yếu.
+ Chất khoáng gồm những chất gì?
HS trả lời.
Can xi, phốt pho, Iốt, sắt.
GV cho HS xem hình 3-8 SGK
HS quan sát.
+ Nếu thiếu canxi và phốt pho xương phát triển yếu
- Dễ bị gảy xương, xương và răng không cứng cáp.
- Thiếu sắt dáng vẻ xanh xao yếu ớt.
- Thiếu Iốt, tuyến giáp không làm đúng chức năng gây ra dễ cáu gắt và mệt mỏi.
+ Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác cung cấp cho cơ thể.
Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể
- Là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể, điều hòa thân nhiệt.
Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hoá được, giúp ngăn ngừa bệnh táo bón làm cho những chất thải mềm, dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
+ Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào? Rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên chất.
Nước và chất xơ cũng là thành phần chủ yếu trong bữa ăn mặc dù không phải là chất dinh dưỡng.
Tóm lại:	Mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tính và chức năng khác nhau, sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ:
- Tạo ra các tế bào mới để cơ thể phát triển, cung cấp năng lượng để hoạt động, lao động.
- Bổ sung những hao hụt mất mát hàng ngày.
- Điều hoà mọi hoạt động sinh lý. Như vậy, ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày chúng ta sẽ có sức khoẻ tốt.
I. Giới thiệu bài:
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng: 
1. Chất đạm: (prôtêin)
a) Nguồn cung cấp:
- Đạm động vật: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, mực, lươn 
- Đạm thực vật: các loại đậu, lạc, vừng (mè), hạt sen, hạt điều 
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, là nguyên liệu chính cấu tạo nên tổ chức cảu cơ thể (kích thước, chiều cao, cân nặng)
- Cấu tạo các men tiêu hoá các chất của tuyến nội tiết.
- Tu bổ những hao mòn của cơ thể, thay thế những tế bào bị huỷ hoại.
- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Chất đường bột: (gluxit)
a) Nguồn cung cấp:
- Chất đường: kẹo, mía, mạch nha.
- Chất bột: các loại ngũ cốc, gạo, ngô,khoai, sắn, các loại củ quả: chuối, mít, đậu côve 
b) Chức năng dinh duỡng: 
- Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Chuyển hoá thành các chất dinh dưõng khác.
3. Chất béo: (lipít)
a) Nguồn cung cấp:
- Động vật: mỡ lợn, gà, sữa.
- Thực vật: các loại đậu, vừng, lạc, ôliu 
b) Chức năng dinh dưỡng:
- Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng 1 lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hoá 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể.
4. Sinh tố: (vitamin )
a) Nguồn cung cấp:
- Các sinh tố chủ yếu có trong rau, quả tươi. Ngoài ra còn có trong gan, tim, dầu cá, cám gạo.
b) Chức năng dinh dưỡng:
	Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương da hoạt động bình thường tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
5/ Chất khoáng:
a) Nguồn cung cấp:
- Có trong cá, tôm, rong biển, gan, trứng, sữa, đậu, rau.
b) Chức năng dinh dưỡng:
	Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể.
6/ Nước:
	Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.
7/ Chất xơ:
IV. Củng cố: (4 Phút)
1. Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau	
Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà?
Sữa, đậu nành, thịt gà (đạm)
Gạo, đường bột, sữa.
2. Nêu chức năng của chất đường bột?	
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.
V. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học thuộc bài.
Chuẩn bị tiếp bài cơ sở ăn uống hợp lý.
Sinh tố, chất khoáng, chất xơ, nước có vai trò như thế nào?
Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn như thế nào?
Tuần 21
Tiết 40
 Ngày soạn:10/01/2016
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (T2)
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. 
2. Kỹ năng:
Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết cách vệ sinh trước và trong khi ăn. Quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài th

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Cong_nghe_6_day_du_chuan_nhat_moi_thoi_dai_20152016.doc