Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 18 bài 17: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm

TIẾT: 18

BÀI 17: THỰC HÀNH XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Biết được cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.

 - Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy trình.

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ

- Nhiệt tình trong công việc, yêu thích môn học.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - SGK, giáo án, mẫu hạt lúa, nhiệt kế, phích nước nóng, chậu thùng nước lã, rổ, đĩa petri. Khay gỗ, giấy thấm nước, vải thô hoặc bông.

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - SGK, vở ghi, đọc trước cách tiến hành bài thực hành ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 18 bài 17: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 18
BÀI 17: THỰC HÀNH XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Biết được cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.
	- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy trình.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng hoạt động nhóm.
 	3. Thái độ 
- Nhiệt tình trong công việc, yêu thích môn học.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, mẫu hạt lúa, nhiệt kế, phích nước nóng, chậu thùng nước lã, rổ, đĩa petri. Khay gỗ, giấy thấm nước, vải thô hoặc bông.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi, đọc trước cách tiến hành bài thực hành ở nhà.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Kiểm tra và sử lý hạt giống nhằm mục đích gì?
	- Gieo trồng cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật nào?
	Đáp án:
	- Mục đích kiểm tra và sử lý hạt giống:
	+ Kiểm tra hạt giống nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn đem gieo.
	+ Sử lý hạt giống nhằm kích thích hạt giống nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu bệnh hại.
	- Đảm bảo các yêu cầu về thời vụ,mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	 Xử lí hạt giống nhằm diệt trừ sâu, bệnh và kích thích hạt nảy mầm. Có 2 phương pháp xử lí là: xử lí bằng nước ấm và xử lí bằng hóa chất. Hôm nay chúng ta sẽ thức hành phương pháp xử lí hạt giống bằng nước ấm.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu và giới thiệu những dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành.
- Yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ lên bàn để kiểm tra.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
.- Lắng nghe.
- Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS đọc phần II SGK.
- GV: Thực hành mẫu.
- Yêu cầu một HS thực hành lại, các HS khác quan sát, ghi lại các bước thực hành.
- GV quan sát, nhận xét, bổ sung: Hòa muối vào nước tới khi thả quả trứng gà vào, quả trứng nổi lên khỏi mặt nước bang đồng tiền xu là được. Trứng nổi được là do tỉ trọng của nước lớn. Dùng nhiệt độ 540C vì ở nhiệt độ náy mầm bệnh đã chêt, kích thích hạt nảy mầm, thấp hơn 540C mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể chết.
=> GV: Kết luận
- Bước 1: cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm. (Lúa 540C. Ngô 400 C).
II. Quy trình thực hành
- Đọc phần II SGK.
- Quan sát.
- Một HS thực hành lại, các HS khác quan sát, ghi lại các bước thực hành.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	Hoạt động 3: Thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS chia nhóm, thực hành, mỗi nhóm thực hành một mẫu.
- GV quan sát sửa thao tác cho HS.
- Yêu cầu HS trình bày cách thực hiện.
- GV: hướng dẫn cách xếp hạt vào khay và giữ ẩm cho khay.
III. Thực hành
- Chia nhóm, thực hành.
- Trình bày, các HS khác nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
	Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nhận xét giờ thực hành của HS về: Chuẩn bị, quy trình thực hiện, thái độ trong giờ thực hành. Có làm đúng theo các bước trong quy trình không? Thời gian hoàn thành và kết quả.
- GV nhận xét kết quả đạt được của HS.
IV. Đánh giá kết quả
- Lắng nghe.
	4. Củng cố
	- GV hệ thống lại nội dung bài học.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 18 BÀI 17 THỰC HÀNH XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM.doc