Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 27: Ôn tập học kì I

TIẾT: 27

BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học.

 - Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác trong nông nghiệp và lâm nghiêp.

 2. Kỹ năng

 - Rèn kĩ năng vận dụng thực tế vào sản xuất

 3. Thái độ

 - Giáo dục học sinh có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

 

doc 5 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 2965Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 27: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 27
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I
 	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức 
	- Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học.
	- Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác trong nông nghiệp và lâm nghiêp.
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng vận dụng thực tế vào sản xuất
 	3. Thái độ 
	- Giáo dục học sinh có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
- SGK, giáo án, hệ thống câu hỏi, tranh vẽ.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi, nội dung kiến thức đã học.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Em hãy cho biết những mùa chính để trồng rừng ở nước ta?
	- Em hãy nêu quy trình kĩ thuật đào hố trồng cây rừng?
	Đáp án:
	- Căn cứ vào sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.
	+ Miền Bắc: Mùa Xuân, Thu
	+ Miền Trung, Nam: Mùa mưa
	- Gồm 3 bước: 
	+ B1: Vạc cỏ và đào hố.
	+ B2: Trộn đất với phân.
	+ B3: Lấp đầy hố.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
Qua các tiết học của học kì I, chúng ta đã có được những kiến thức cơ bản kĩ thuật trồng trọt, quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt, kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng. Nhằm hệ thống hoá lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I. Chúng ta bước vào tiết ôn tập.
 	Hoạt động 1: Khái quát nội dung đã học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại nội dung kiến thức đã học SGK và trả lời câu hỏi.
? Nêu tổng quát nội dung từng bài đã học?
? Xác định các kĩ năng đã đạt được từ các bài thực hành?
- GV nhận xét, kết luận về mục tiêu của phần I và phần II chương I.
I. Khái quát nội dung
- Nhớ lại nội dung kiến thức đã học SGK và trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe.
 	Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Câu 1:
Nêu vai trò của trồng trọt?
Câu 2:
Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Câu 3:
Phân bón là gì? Nêu tác dụng của phân bón?
Câu 4:
Vậy bón phân cho đất càng nhiều càng tốt phải không? Vì sao?
Câu 5:
Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
Câu 6:
Nêu điều kiện để bảo quản hạt giống tốt?
Câu 7:
Nêu tác hại của sâu, bệnh?
Ở những cây bị sâu, sâu bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì?
Câu 8: 
Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại?
Câu 9:
Vai trò của rừng là gì?
Câu 10:
Tình hình rừng nước ta hiện nay như thế nào?
Câu 11:
 Lập vườn gieo ươm cần đảm bảo những điều kiện nào?
Câu 12:
Em hãy nêu quy trình kĩ thuật đào hố trồng cây rừng?
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
II. Câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- Vai trò của trồng trọt gồm 4 vai trò
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.
+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu
- Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Phải sử dụng đất hợp lí vì: nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí có hiệu quả.
- Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.
- Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
- Không. Vì bón phân hóa học quá nhiều, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân bón thì năng suất cây trồng không tăng mà còn giảm.
+ Đối với phân hóa học để bảo đảm chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:
	* Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni long.
	* Để nơi cao ráo thoáng mát.
	* Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.
	+ Đối với phân chuồng: Bảo quản tại chuồng hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
- Điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:
+ Hạt giống bảo quản phải đạt chuẩn: Khô, mẩy, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh
+ Nơi cất giữ: phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, kín
+ Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.
- Sâu bệnh có ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
- Khi bị sâu bệnh phá hại thường màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.
- Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc: 
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
- Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
- Vai trò của rừng:
+ Làm sạch môi trường không khí.
+ Phòng hộ: chắn gió, chống sói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống và xuất khẩu.
+ Phục vụ cho nghiên cứu khoa hoc và du lịch, giải trí.
- Rừng ở nước ta bị tàn phá nghiêm trọng diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh.
- Diện tích đất hoang đồi trọc ngày càng tăng.
- Nguyên nhân:
+ Do khai thác lâm sản tự do, bừa bãi khai thác kiệt không trồng thay thế, đốt rừng làm nương
- Điều kiện lập vườn gieo ươm:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.
+ Độ pH từ 6 - 7 ( ít chua hay trung tính).
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2 đến 4 độ).
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
- Gồm 3 bước: 
+ B1: Vạc cỏ và đào hố.
+ B2: Trộn đất với phân.
+ B3: Lấp đầy hố.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
	4. Củng cố
	- GV hệ thống lại kiến thức
 	5. Dặn dò
	- Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. 
	- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 27 ÔN TẬP HỌC KÌ I.doc