Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 4: Thực hành

Tiết 3: thực hành

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết cách xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).

Biết cách xác định pH của đất bằng phương pháp so màu.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm. và thảo luận nhóm

3. Thái độ: Có ý thức trong việc làm thực hành, cẩn thận trong khi làm thực hành và phải bảo đảm an toàn lao động.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Quan sát tìm tòi

III.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Mẫu đất, thước đo, 1 lọ nhỏ đựng nước.

 - Bảng chuẩn phân cấp đất.

 - 2 mẫu đất, một thìa nhỏ.

 - Một thang màu pH chuẩn, một lọ chất chỉ thị màu tổng hợp.

2. Học sinh: - Xem trước bài thực hành.

 - Chuẩn bị 3 mẫu đất: đất cát, đất sét, đất thịt.

 

doc 3 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 4: Thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy soạn : 23/08/2015 
TiÕt 3: thùc hµnh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Biết cách xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).
Biết cách xác định pH của đất bằng phương pháp so màu. 
2. Kỹ năng: 	Rèn luyện kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm. và thảo luận nhóm
3. Thái độ: Có ý thức trong việc làm thực hành, cẩn thận trong khi làm thực hành và phải bảo đảm an toàn lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Quan sát tìm tịi
III.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- Mẫu đất, thước đo, 1 lọ nhỏ đựng nước.
	- Bảng chuẩn phân cấp đất.
	- 2 mẫu đất, một thìa nhỏ.
	- Một thang màu pH chuẩn, một lọ chất chỉ thị màu tổng hợp.
2. Học sinh: 	- Xem trước bài thực hành.
	- Chuẩn bị 3 mẫu đất: đất cát, đất sét, đất thịt.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ơn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Thành phần cơ giới của đất hình thành qua những cấp hạt nào? Từ các cấp hạt đó chia đất thành mấy loại đất chính? 
- Để giảm độ chua của đất người ta làm gì?
- Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải làm gì?
3. Nội dung bài mới:
	a. Đặt vấn đề: Thành phần cơ giới của đất chia thành 3 cấp hạt là: hạt cát, sét và limon. Tùy theo tỉ lệ các hạt này mà người ta chia đất thành 3 loại chính là đất sét, đất cát và đất thịt. Bài thực hành hôm nay là nhằm xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
b. Triển khai bài dạy:
I. X¸c ®inh thµnh phÇn c¬ giíi
 CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Chuẩn bị 
- Yêu cầu học sinh đọc to phần I SGK trang 10.
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đặt mẫu đất vào giấy gói lại và ghi phía bên ngoài:
+ Mẫu đất số.
+ Ngày lấy mẫu
+ Nơi lấy mẫu
+ Người lấy mẫu
- Yêu cầu học sinh chia nhóm để thực hành.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- Học sinh đọc to.
- Học sinh lắng nghe và tiến hành ghi ngoài giấy.
- Học sinh làm theo lời giáo viên.
Hoạt động 2: Nội dung thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh đem đất đã chuẩn bị đặt lên bàn.
- Giáo viên hướng dẫn làm thực hành. Sau đó gọi 1 học sinh đọc to và 1 học sinh làm theo lời bạn đọc để cho các bạn khác xem.
- Yêu cầu học sinh xem bảng 1: Chuẩn phân cấp đất (SGK trang 11) và từ đó hãy xác định loại đất mà mình vê được là loại đất gì.
- Học sinh tiến hành làm theo.
- Học sinh quan sát. 1 học sinh đọc và 1 học sinh làm thực hành.
Hoạt động 3: Viết báo cáo Thực hành
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và xác định mẫu của nhóm mình đem theo.
- Sau đó yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Yêu cầu học sinh nộp bảng mẫu thu hoạch.
- Học sinh tiến hành thảo luận và xác định.
- Đại diện từng nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- Học sinh nộp bảng thu hoạch cho giáo viên.
Bảng thống kê mẫu đất:
Mẫu đất
Trạng thái đất sau khi vê
Loại đất xác định
Số 1
Số 2
Số 3
..
..
II. XÁC ĐỊNH ĐỘ PH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Chuẩn bị 
Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần I SGK trang 12.
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đặt mẫu đất vào giấy gói lại và ghi phía bên ngoài:
+ Mẫu đất số.
+ Ngày lấy mẫu
+ Nơi lấy mẫu
+ Người lấy mẫu
- Yêu cầu học sinh chia nhóm để thực hành.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- Học sinh đọc to.
- Học sinh lắng nghe và tiến hành ghi ngoài giấy.
- Học sinh làm theo lời giáo viên.
Hoạt động 2: Nội dung thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh đem đất đã chuẩn bị đặt lên bàn.
- Giáo viên hướng dẫn làm thực hành. Sau đó gọi 1 học sinh đọc to và 1 học sinh làm theo lời bạn đọc để cho các bạn khác xem.
Yêu cầu 1 học sinh đọc 3 bước thực hành SGK trang 12, 13.
So màu với thang màu pH chuẩn, chúng ta phải làm 3 lần như vậy. Lần 1 để chất chỉ thị vào, sau đó so màu lần 1, 1 lát sau tiếp tục để chất chỉ thị màu vào và so màu lần 2, tương tự so màu lần 3, mỗi lần so màu phải có ghi lại rồi lấy pH của 3 lần so màu công lại, lấy trung bình cộng làm pH chuẩn, sau đó xác định loại đất.
- Học sinh tiến hành làm theo.
- Học sinh quan sát . 1 học sinh đọc và 1 học sinh làm thực hành.
- Các học sinh xem bảng 1 và quan sát học sinh đang làm thực hành xác định loại đất.
Hoạt động 3: Viết báo cáo Thực hành
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và xác định mẫu của nhóm mình đem theo.
- Sau đó yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Yêu cầu học sinh nộp bảng mẫu thu hoạch.
- Học sinh tiến hành thảo luận và xác định.
- Đại diện từng nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- Học sinh nộp bảng thu hoạch cho giáo viên.
Bảng thống kê mẫu đất:
Mẫu đất
Độ pH
Đất chua, kiềm, trung tính
Mẫu số 1. 
- So màu lần 1
- So màu lần 2
- So màu lần 3
Trung bình
Mẫu số 2.
- So màu lần 1
- So màu lần 2
- So màu lần 3
Trung bình
..
.
4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: 
Giáo viên đánh giá các mẫu đất mà học sinh thực hành.
5. HS Dọn dẹp khu vực thực hành:
- Nhận xét về sự chuẩn bị mẫu và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài, giờ sau nghiên cứu bài 6.
- Xem trước bài 7 “Tác dụng của phân bĩn trong trồng trọt”
4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: 
Giáo viên đánh giá các mẫu đất mà học sinh thực hành.
5. HS Dọn dẹp khu vực thực hành:
- Nhận xét về sự chuẩn bị mẫu và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài, giờ sau nghiên cứu bài 5 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 4 TH bai 4-5.doc