Giáo án Công nghệ 8 - Học kỳ I - Tạ Tan

I. MỤC TIÊU :

- Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống.

- Biết được khái niệm về bản vẽ kỹ thuật.

- Có nhận thức đúng với việc học tập bộ môn vẽ kỹ thuật.

II . CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Một số bản vẽ kỹ thuật và các đồ dùng dạy học

2. Học sinh : đọc trước bài học

III . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

1. Tổ chức:

2. Bài mới:

* Đặt vấn đề :

Trong giao tiếp hàng ngày, con người thường dùng các phương tiện khác nhau để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt thông tin,vậy các con thấy qua H1.1 con người thường dùng các phương tiện gì ?

 

doc 65 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 - Học kỳ I - Tạ Tan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dụng của chi tiết 
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước kẻ, bút
- Vật liệu: Giấy A4, nháp
II. Nội dung:
Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai.
Đọc bản vẽ côn có ren.
III. Quy trình:
Ôn lại cách đọc bản vẽ chi tiết.
Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai, côn có ren.
Kẻ bảng theo mẫu 9.1 và ghi phần trả lời vào bảng. Bài làm thực hiện trên giấy A4
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV.
- Mỗi bài làm trên một tờ giấy A4
- Kích thước chung: Là kích thước chung của chi tiết: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao, bề dày của chi tiết.
- Kích thước riêng: Là các kích thước các phần nhỏ tạo thành chi tiết.
IV. Tiến hành:
1. Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai:
- Khung tên:
+ Tên gọi chi tiết: Vành đai 
+ Vật liệu: thép 
+ Tỉ lệ 1:2
- Hình biểu diễn:
+ Tên gọi hình chiếu: Hình chiếu bằng.
+ Vị trí hình cắt: Hình cắt ở hình chiếu đứng 
- Kích thước:
+ Kích thước chung của chi tiết: 140, 50, R39, 10
+ Kích thước các phần của chi tiết: Bán kính trong R25, bán kính ngoài R39, đường kính hai lỗ là Φ12 
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Gia công ( làm tù cạnh)
+ Xử lí bề mặt ( mạ kẽm)
- - Tổng hợp:
+ Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết (Phần giữa là nửa hình trụ tròn, hai bên là các hình hộp chữ nhật có lỗ tròn)
+ Công dụng của chi tiết (Dùng để ghép nối các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác)
2. Đọc bản vẽ côn có ren:
- Khung tên:
+ Tên gọi chi tiết: Côn có ren
+ Vật liệu: thép 
+ Tỉ lệ 1:1
- Hình biểu diễn:
+ Tên gọi hình chiếu: Hình chiếu cạnh .
+ Vị trí hình cắt: Hình cắt ở hình chiếu đứng 
- Kích thước:
+ Rộng 18, dài 10
+Đầu lớn ặ18, đầu bé ặ14 
+Kích thước ren: M8.1
Ren hệ mét, đường kính d =8 bước ren là 1
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Gia công ( tôi cứng)
+ Xử lí bề mặt ( mạ kẽm)
- - Tổng hợp:
+ Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết (Côn dạng hình nón cụt, có lỗ ren ở giữa)
+ Công dụng của chi tiết ( Dùng để ghép nối các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác)
4. Củng cố: Tổng kết và đánh giá bài thực hành
- GV nhận xét về giờ thực hành.
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài làm dựa vào mục tiêu của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài vào vở bài tập. Đọc nội dung phần có thể em chưa biết.
- Đọc trước bài 13 “Bản vẽ lắp”
*****************************************
Ngày soạn: 20/ 08 / 2011
Tiết 10 : Bản vẽ lắp
I. Mục tiêu:
- Biết dược nội dung và công dụng của bản vẽ lắp 
- Biết được cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.
- Yêu thích môn học, liên hệ thưc tế. 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị Hình 13.1 ; Hình 13.3 và 13.4 các mẫu vật như bộ vòng đai.
Học sinh: chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập.
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3: Bài mới:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nội dung bản vẽ lắp
- GV cho HS quan sát mẫu vòng đai đã được tháo rời các chi tiết để xem hình dạng, kết cấu, và lắp lại để HS nắm được sự quan hệ giữa các chi tiết. GV yêu cầu HS quan sát Hình 13.1 và đặt câu hỏi:
 + Bản vẽ lắp gồm có những hình chiếu nào ?
 + Mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào?
- GV: Các kích thước trên bản vẽ có ý nghĩa gì ? 
- GV tiếp tục cho HS đọc bản vẽ với các nội dung còn lại như khung tên, bảng kê chi tiết 
Hoạt động 2 : Đọc bản vẽ lắp 
- Hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp theo trình tự SGK/42
- Kết hợp với H 13.1/ SGK
- GV nhấn mạnh phần chú ý Sgk/tr 43 
1. Nội dung bản vẽ lắp:
- Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.
- Các nội dung của bản vẽ lắp: 
 + Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt 
 + Kích thước: gồm các chi tiết chung của bộ vòng đai, kích thước lắp của các chi tiết 
 + Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết 
 + Khung tên: gồm tên gọi sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu, cơ sở thiết kế...
2. Đọc bản vẽ lắp:
- Bước 1: Khung tên 
+ Tên gọi sản phẩm
+ Tỉ lệ bản vẽ
- Bước 2: Bảng kê 
+ Tên gọi chi tiết
+ Số lượng chi tiết
- Bước 3: Hình biểu diễn 
 Tên gọi hình chiếu, hình cắt
- Bước 4: Kích thước 
+ Kích thước chung
+ Kích thước lắp giữa các chi tiết
+ Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết
- Bước 5: Phân tích chi tiết 
Vị trí của các chi tiết
- Bước 6: Tổng hợp 
+ Trình tự tháo, lắp.
+ Công dụng của sản phẩm.
* Chú ý: Sgk/tr 43 
4. Củng cố:
- GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ Sgk/tr 43
- GV yêu cầu học sinh đọc phần chú ý một lần nữa ( Sgk/tr 43 )
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lý thuyết, trả lời câu hỏi 1, 2 Sgk/tr 43
- Giờ sau chuẩn bị giấy A4 thực hành và đọc trước bài 15/SGK
***********************************
Ngày soạn: 10/09/2011
Tiết 11: Bài tập thực hành
Đọc bản vẽ lắp đơn giản 
I . Mục tiêu:
- Đọc được bản vẽ lắp đơn giản.
- Ham thích tìm hiểu bản vẽ cơ khí.
- Liên hệ thực tế.
II . Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị Hình 14.1 ( Bản vẽ lắp bộ ròng rọc )
Học sinh: Nắm chắc kiến thức bài trước và chuẩn bị giấy A4, bút chì, thước kẻ...
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề:
ở bài trước, các em đã được nghiên cứu về nội dung và cách đọc bản vẽ lắp, tiết này chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó trong bài thực hành, đọc bản vẽ lắp .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp
Hoạt động 2 : Hướng dẫn ban đầu:
- GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Kẻ bảng theo mẫu như bài 13
( Bảng 13.1 ) 
- Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp 
Cho HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ lắp
Hoạt động 3 : Tổ chức thực hành 
- HS làm theo sự hướng dẫn 
I. Chuẩn bị:
- Thước kẻ, bút
- Giấy A4, vở bài tập
II. nội dung:
Đọc bản vẽ bộ ròng rọc và trả lời theo mẫu bảng 13.1
- Khung tên :
+ Tên gọi sản phẩm ( Bộ ròng rọc ) 
+ Tỉ lệ bản vẽ ( 1: 2 ) 
- Bảng kê :
Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết 
+ Bánh ròng rọc (1)
+ Trục (1)
+ Móc treo (1)
+ Giá (1)
- Hình biểu diễn :
Hình chiếu đứng có cắt cục bộ và hình chiếu cạnh .
- Kích thước:
+ Cao 100, rộng 40, dài 75
+ ặ75 và ặ60 của bánh ròng rọc.
- Phân tích chi tiết:
+ Vị trí các chi tiết: Tô màu cho các chi tiết(để phân biệt các chi tiết theo thứ tự )
- Dũa hai đầu trục tháo cụm 
2 -1. Sau đó dũa đầu móc treo tháo cụm 3 - 4 
- Lắp cụm 3 – 4 và tán đầu móc treo, sau đó lắp cụm 1- 2
Và tán hai đầu trục 
+ Công dụng của sản phẩm: Dùng để nâng vật lên cao 
4. Củng cố:
- GV nhận xét về giờ thực hành .
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài làm dựa vào mục tiêu của bài.
- GV thu bài về chấm, tiết sau trả bài và nhận xét đánh giá kết quả.
5. Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu HS đọc trước bài 15/SGK 
=============================================================
Ngày soạn: 10/09/2011
Tiết 12: Bản vẽ nhà
Mục tiêu:
Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. 
Nắm được một số ký hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.
Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản .
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩn bị hình 15.1 và bảng 15.1 , nghiờn cứu kỹ sgk và sgv.
Học sinh: đọc trước bài mới , giấy A4 ,bỳt chỡ , thước kẻ.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3: Bài mới:
A. Đặt vấn đề :
A. Nhận xét và đánh giá kết quả bài thực hành 
B . Dạy học bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bản vẽ nhà:
- Cho HS quan sát phối cảnh nhà một tầng, sau đó xem bản vẽ nhà
- Mặt đứng có hướng nhìn từ phía nào của ngôi nhà, mặt đứng diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
- Đặt các câu hỏi tương tự dối với mặt bằng và mặt cắt cho HS trả lời 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về kí hiệu, qui ước một số bộ phận của ngôi nhà 
- Cho HS quan sát Bảng 15.1 và giải thích từng mục ghi trong bảng, nói rõ ý nghĩa từng ký hiệu của cửa đi một cánh, cửa đi hai cánh, cửa sổ đơn 
- Các kí hiệu trong bảng 15.1 diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà ở các hình biểu diền nào?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà
- GV cho HS quan sát bảng 15.2 
- GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ nhà theo trình tự:
Gv : tổng kết như trong sgk 
I. Nội dung bản vẽ nhà:
a) Mặt bằng: Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà, diễn tả vị trí, kích thước: tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị đồ đạc
b)Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh để biểu diễn hình dạng bên ngoài của nhôi nhà.
c) Mặt cắt là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc chiếu cạnh 
II. Kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà ( Sgktr47)
III . Đọc bản vẽ nhà: ( Sgk tr 48 )
- Bước 1: Đọc khung tên 
 + Tên gọi ngôi nhà 
 + Tỉ lệ bản vẽ 
- Bước 2 : Đọc hình biểu diễn 
 + Tên gọi hình chiếu 
 +Tên gọi mặt cắt
- Bước 3: Đọc kích thước 
 + Kích thước chung 
 + Kích thước từng bộ phận 
- Bước 4 : Đọc các bộ phận 
Số phòng, số cửa đi và cửa sổ và hình các bộ phận khác 
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong sgk tr 49.
- GV nhấn mạnh để bổ sung cho bản vẽ nhà thì người ta thường dùng hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà.
- Cần luyện tập đọc nhiều để nâng cao kỹ năng đọc bản vẽ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lý thuyết .
- Trả lời câu hỏi 1-2-3 Sgk tr 49
- Chuẩn bị giấy A4 và các dụng cụ cho bài thực hành giờ sau .
 *************************************************
Ngày soạn : 15/09/2011
Tiết 13: Bài tập thực hành
Đọc bản vẽ nhà đơn giản
I. Mục tiêu: 
 - Đọc được bản vẽ nhà đơn giản .
 - Ham thích, tìm hiểu bản vẽ xây dựng.
II . Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị mô hình ba chiều của nhà ở 
2. Học sinh: Chuản bị giấy A4, thước kẻ , bỳt chỡ 
III. Tiến trình bài giảng: 
 1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ 
3: Bài mới:
* Đặt vấn đề:
 ở bài trước, các em đã được nghiên cứu về nội dung và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản, tiết này chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó trong bài thực hành, đọc bản vẽ nhà đơn giản.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn ban đầu
GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Kẻ bảng theo mẫu như bài 15
( Bảng 15.2 ) 
Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ nhà theo trình tự sau: 
- Khung tên:
 + Tên gọi ngôi nhà 
 + Tỉ lệ bản vẽ 
- Hình biểu diễn:
 + Tên gọi hình chiếu 
 + Tên gọi mặt cắt 
- Kích thước:
 + Kích thước chung 
 + Kích thước từng bộ phận 
- Các bộ phận:
 + Số phòng.
 + Số cửa đi và cửa sổ. 
 + Các bộ phận khác. 
1. Chuẩn bị:
- Thước kẻ, bút
- Giấy A4, SGK
2. Nội dung:
Đọc bản vẽ nhà ở và trả lời câu hỏi theo mẫu bảng 15.2
3. Các bước tiến hành:
* Bước 1: Kẻ bảng theo mẫu như bài 15
* Bước 2 : Đọc bản vẽ 
- Khung tên:
+ Tên gọi ngôi nhà: Nhà ở
+ Tỉ lệ bản vẽ: 1:100
- Hình biểu diễn :
+ Tên gọi hình chiếu: Mặt đứng, B
+ Tên gọi mặt cắt: Mặt cắt A-A , mặt bằng 
- Kích thước:
+ Kích thước chung1020, 6000, 5900 
+ Kích thước từng bộ phận 
 Phòng ngủ: 3000´ 3000
 Hiên : 1500´ 3000
 Khu phụ: 3000´ 3000
 Nền chính cao: 800
 Tường cao: 2900
 Mái cao: 2200
- Các bộ phận:
 + Số phòng: 06
 + Số cửa đi đơn: 04 và cửa sổ đơn: 10
 + Các bộ phận khác:Bậc cửa 02, bàn thờ 
4. Củng cố:
- GV nhận xét về giờ thực hành .
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài làm dựa vào mục tiêu của bài.
- GV thu bài về chấm, tiết sau trả bài và nhận xét đánh giá kết quả.
5. Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài ôn tập 
 *************************************************************
Ngày soạn: 15/09/2011
Tiết 14: ôn tập
phần vẽ kỹ thuật
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu và các khối hình học.
- Biết được cách đọc bản vẽ chi tiết bản vẽ lắp và bản vẽ nhà.
- Có ý thức học tập và rèn luyện thường xuyên
II . Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị Hình 1: Sơ đồ tóm tắt nội dung 
2. Học sinh: Ôn lại các kiên thức đã học ở bài trước 
III. Tiến trình bài giảng: 
 1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ
3: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Hệ thống hoá kiến thức 
- GV cho HS quan sát Hình 1 : Sơ đồ tóm tắt nội dung phần vẽ kỹ thuật và yêu cầu HS nêu lại các nội dung chính của từng phần trên đó 
Hoạt động 2: Hệ thống câu hỏi
- Cho HS đọc nội dung các câu hỏi trong SGK
- Cho lớp hoạt động nhóm
- Hoàn thành các bài tập trong SGK
Vẽ kỹ thuật
Bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ các khối hình học
Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong SX và ĐS
1. Hệ thống hoá kiến thức:
 2. Hệ thống câu hỏi:
Các câu hỏi và bài tập/SGK/53-54-55
Hoạt động 3: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trong Sgk tr 52-53-54
- Cho các nhóm trình bày kết quả hoạt động của mình.
- Các nhóm còn lại nhận xét và bổ xung.
- GV kết luận và giải đáp các câu hỏi và bài tập mà HS chưa hoàn thành.
 - Xác định các loại hình chiếu( điền vào bảng).
 - Xác định các loại khối hình đa diện( điền vào bảng).
 - Xác định các loại khối hình tròn xoay (điền vào bảng ).
 - Vẽ hình chiếu còn lại của vật thể.
3. Giải đáp thắc mắc:
Đáp án bài 1 : (Bảng 1)
A
B
C
D
1
´
2
´
3
´
4
´
5
´
Đáp án bài 2 : (Bảng 2) :
Vật thể 
Hình chiếu 
A
B
C
 Đứng
3
1
2
Bằng
4
6
5
Cạnh 
8
8
7
Đáp án bài 3 : (Bảng 3)
Hình dạng khối 
A
B
C
Hình trụ
´
Hình hộp
´
Hình chóp cụt
´
(Bảng 4)
Hình dạng khối 
A
B
C
Hình trụ
´
Hình nón cụt
´
Hình chỏm cầu 
´
4. Củng cố:
* GV nêu trọng tâm của bài ôn tập – Vẽ kỹ thuật
* Trọng tâm các bài tập
 - Xác định các loại hình chiếu( điền vào bảng).
 - Xác định các loại khối hình đa diện( điền vào bảng).
 - Xác định các loại khối hình tròn xoay (điền vào bảng ).
 - Vẽ hình chiếu còn lại của vật thể.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm lại các bài tập.
- Làm đề cương cho các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 1tiết.
******************************************
Ngày soạn: 28/09/2011
Tiết 15: Kiểm tra chương I; II
I. Mục tiêu: 
 - Kiểm tra được lượng kiến thức mình đã tiếp thu được ở chương I; II
 - Vận dụng kiến thức giải quyết các câu hỏi và bài tập
	- Có ý thức tự giác trong học tập và kỷ luật trong giờ kiểm tra
II . Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đề + Đáp án bài kiểm tra 
2. Học sinh: ụn tập , thước kẻ ,bỳt chỡ.
III. Tiến trình bài giảng: 
 	1. Tổ chức
2. Bài kiểm tra:
A. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Hãy chọn phương án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:
Đáy của hình chóp đều là:
A. Hình Vuông B. Hình Lục giác đều C. Hình chữ nhật D. Hình đa giác đều
Các cạnh bên của hình lăng trụ đều là:
A. Hình tam giác B. Hình tứ giác C. Hình lục giác D. Hình thang cân
Câu 2: Hãy điền vào chỗ ... để hoàn thành quy ước vẽ ren:
a. Ren nhìn thấy:
- Đường ............................. và đường ...................................... vẽ bằng nét liền đậm
- Đường ..............................vẽ bằng nét liền mảnh,............................ chỉ vẽ 3/4 vòng
b. Ren bị che khuất:
Phần tự luận
Câu 3: Hãy trình bày trình tự đọc bản vẽ lắp?
Câu 4: Hãy đọc bản vẽ chi tiết dưới đây theo trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
 Yêu cầu kỹ thuật
Làm tù cạnh
Mạ Crôm
104
70
30
25
100
50
120
Vật liệu Tỉ lệ Bản số
Thép 1: 8 01
Lõi thép MBA
Người vẽ
 Kiểm tra
Xưởng cơ khí 11
B. Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: 
Đáy của hình chóp đều là: D (Hình đa giác đều)
Các cạnh bên của Hình lăng trụ là: B (Hình tứ giác)
Câu 2:
* Ren thấy: 
- Vẽ bằng nét liền đậm: Đường chân ren, đường giới hạn ren, vòng đỉnh ren.
- Vẽ bằng nét liền mảnh: Đường chân ren, vòng chân ren vẽ 3/4 vòng tròn
 * Ren khuất: Các đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt.
II. Phần tự luận:
Câu 3: 
 - Bước 1: Khung tên 
+ Tên gọi sản phẩm
+ Tỉ lệ bản vẽ
- Bước 2: Bảng kê 
+ Tên gọi chi tiết
+ Số lượng chi tiết
- Bước 3: Hình biểu diễn 
 Tên gọi hình chiếu, hình cắt
- Bước 4: Kích thước 
+ Kích thước chung
+ Kích thước lắp giữa các chi tiết
+ Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết
- Bước 5: Phân tích chi tiết 
Vị trí của các chi tiết
- Bước 6: Tổng hợp 
+ Trình tự tháo, lắp.
+ Công dụng của sản phẩm.
Câu 4: 
Bước 1: Khung tên (0,5đ)
Tên gọi chi tiết : Lõi thép MBA
Vật liệu: Thép
Tỉ lệ: 1 : 8
Bước 2: Hình biểu diễn. (1đ)
Tên gọi hình chiếu : Hình chiếu cạnh
Vị trí hình cắt : Hình cắt ở vị trí hình chiếu đứng
Bước 3 : Kích thước. (1đ)
Kích thước chung của chi tiết : 120, 110, 104
Kích thước các phần của chi tiết : 70, 25, 50, 30
Bước 4: Yêu cầu kỹ thuật. (0,5đ)
Gia công : Làm từ cạch
Sử lý bề mặt : Mạ Crôm
Bước 5 : Tổng hợp (2đ)
Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết: Lõi thép có hai đầu là hình vuông có các cạnh 104, 100 và bề dầy 25. Phần giữa là hình trụ có ỉ30, ỉ50. Chiều dài của chi tiết là 120
 - Công dụng của chi tiết : Dùng để lồng, cuấn dây của MBA
3. Củng cố:
- Thu bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
 4. Hướng dẫn về nhà:
Đọc và chuẩn bị trước bài 18 “Vật liệu cơ khí”
 **************************************************
Ngày soạn: 05/10/2011
Phần Hai: Cơ Khí
Chương III: Gia công cơ khí
Tiết 16: Vật liệu cơ khí
I . Mục tiêu:
- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
- Liên hệ và tìm hiểu thực tế
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩn bị Hình 18.1 và các mẫu vật như gang, thép, đồng .
Học sinh: đọc trước bài mới , chuẩn bị mẫu vật : đồng ,thộp.
II. Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3: Bài mới:
* Đặt vấn đề
Vật liệu cơ khí theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí. Bài hôm nay chỉ giới thiệu cho chúng ta những vật liệu thông dụng nhất và những tính chất cơ bản của chúng một cách hợp lý và hiệu quả.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Nhấn mạnh căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất, vật liệu cơ khí được chia làm hai nhóm: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
Hoạt động 1a: Tìm hiểu về vật liệu kim loại
- Quan sát chiếc xe đạp, em hãy cho biết những chi tiết bộ phận nào của xe được làm bằng kim loại?
- Cho HS quan sát Hình 18.1 
- Theo các em người ta căn cứ vào đâu để phân biệt gang và thép?
- GV nêu đặc điểm của gang và thép.
- Hãy phân loại gang và thép? Dựa vào đâu để phân loại chúng?
- GV nhấn mạnh: Thường kim loai mầu được sử dụng dưới dạng hợp kim
- GV nêu các tính chất của kim loại màu 
- Điền các kim loại thích hợp vào bảng SGK
Hoạt động 1b: Tìm hiểu về vật liệu phi kim loại
- GV cho Hs nêu các tính chất của vật liệu phi kim loại.
- Chúng được sản xuất từ những vật liệu nào?
- Giới thiệu về chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn 
- Hãy điền những vật liệu thích hợp vào bảng.
- Cao su có những tính chất gì ưu điểm ?
- Hãy kể tên các SP làm bằng cao su.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
Gv giới thiệu về các t/c sau 
1. Tính chất cơ học : gồm tính cứng , tính dẻo , tình bền .
2. Tính chất vật lý : Nhiệt độ nóng chảy , tính dẫn điện , dẫn nhiệt .
3.Tính chất hoá học : Như tính chống ăn mòn , chịu axit và muối..
4. Tính chất công nghệ : khả năng gia công như 
tính đúc , tính rèn , tính rèn 
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.
1. Vật liệu kim loại:
 a) Kim loại đen: 
- Thành phần chủ yếu là sắt(Fe) và cácbon (C)
- Tuỳ theo tỉ lệ cácbon và các nguyên tố tham gia mà ta chia KL đen thành hai loại là gang và thép. 
- Nếu tỉ lệ cacbon Ê 2,14 ị Gọi là thép.
- Nếu tỉ lệ cacbon ³ 2,14 ị Gọi là gang. 
Nếu tỉ lệ Cacbon càng cao thì vật liệu càng cứng nhưng giòn.
- Tuỳ theo cấu tạo và tính chất người ta chia:
+ Thép: Thép Cacbon và thép xây dựng
+ Gang: Trắng, xám, dẻo
 b) Kim loại màu 
- Kim loại màu chủ yếu là đồng, nhôm và hợp kim của chúng.
- Kim loại màu dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn cao
2. Vật liệu phi kim loại 
Là vật liệu có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ gia công, không bị Ôxi hoá, ít mài mòn ...
a) Chất dẻo: 
- Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt ... Chất dẻo được chia làm hai loại 
+ Chất dẻo nhiệt ( Sgk /tr62)
+ Chất dẻo nhiệt rắn ( Sgk / tr62) 
 b) Cao su: 
- Là vật liệu dẻo đàn hồi và cách điện, cách âm tốt.
- Có 2 loại: Cao su tự nhiên và nhân tạo.
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí 
 1. Tính chất cơ học: 
Biểu thị khả năng chịu được lực tác động từ bên ngoài của vật liệu gồm tính cứng, tính dẻo, tình bền .
 2. Tính chất vật lý: 
Thể hiện qua các hiện tượng vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt ...
 3. Tính chất hoá học:
Cho biết khả năng chịu được tác dụng hoá học trong các môi trường như tính chống ăn mòn, chịu axit và muối...
 4. Tính chất công nghệ: 
Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: Tính đúc, tính rèn, ...
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ : SGK / tr 63
- GV yêu cầu HS lấy VD về các sản phẩm có sử dụng các vật liệu vừa học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước nội dung bài 20/SGK
 ********************************************************
Ngày soạn: 05/10/2011
Tiết 17 : Dụng cụ cơ khí
I. Mục tiêu : 
- Biết và phân biệt được hình dáng và cấu tạo của vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong các ngành cơ khí.
- Biết được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến. 
	- Liên hệ thực tế.
II . Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Các mẫu vật như thước đo chiều dài, thước cặp, thước đo góc, Cờ lê, mỏ lết, tuavít, êtô, kìm ..
2. Học sinh: đọc trước bài mới , chuẩn bị thước đo ,tua vớt.
III. Tiến trình bài giảng :
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?
Đáp án: 
1. Tính chất cơ học: 
Biểu thị khả năng chịu được lực tác động từ bên ngoài của vật liệu gồm tính cứng, tính dẻo, tình bền .
 2. Tính chất vật lý: 
Thể hiện qua các hiện tượng vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện ...
 3. Tính chất hoá học:
Cho biết khả năng chịu được tác dụng hoá học trong các môi trường như tính chống ăn mòn, chịu axit và muối...
 4. Tính chất công nghệ: 
Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: Tính đúc, tính rèn, ...
3: Bài mới:
A. Đặt vấn đề :
Muốn tạo ra được một sản phẩm cơ khí cần phải có vật liệu và dụng cụ để gia công. Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí gồm các dụng cụ đo và kiểm

Tài liệu đính kèm:

  • docCông Nghệ 8 kỳ I- Tạ Tan - Trường THCS Mai Châu.doc