Giáo án Công nghệ lớp 7 - Tiết 12 bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

TIẾT: 12

BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

 - Biết vận dụng những biện pháp đã học vào việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hay ở gia đình.

 2. Kỹ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

 3. Thái độ

 - Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 21, 22, 23, bảng phụ.

 

doc 6 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 1315Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ lớp 7 - Tiết 12 bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 12
BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
	- Biết vận dụng những biện pháp đã học vào việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hay ở gia đình.	
 	2. Kỹ năng 
	- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
 	3. Thái độ 
	- Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
- SGK, giáo án, tranh vẽ hình 21, 22, 23, bảng phụ.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- SGK, vở ghi.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	- Nêu tác hại của sâu, bệnh?
	- Biến thái của côn trùng là gì? Có mấy kiểu?
	- Ở những cây bị sâu, sâu bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì?
	Đáp án:
	- Sâu bệnh có ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
	- Sự thay đổi cấu tạo, hình thái trong vòng đời gọi là biến thái của côn trùng. Biến thái của côn trùng có 2 kiểu: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. 
	- Khi bị sâu bệnh phá hại thường màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	Hàng năm ở nước ta sâu bệnh đã làm thiệt hại tới 10 – 12% sản lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch được rất ít hoặc mất trắn. Do đó việc phòng trừ sâu bệnh hại phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 	Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
? Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?
? Trong nguyên tắc “Phòng là chính” gia đình, địa phương đã áp dụng biện pháp tăng cường sức chống chịu của cây với sâu bệnh như thế nào? 
? Trừ sớm, trừ kịp thời là như thế nào?
? Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ là như thế nào?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc: 
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc: 
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
- Vì ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.
- Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại: Bón phân hữu cơ, làm cỏ, vun xới, trồng giống chống sâu bệnh, luân canh
- Cây mới biểu hiện sâu bệnh thì trừ ngay, triệt để, để mầm bệnh lhoong có khả năng gây tái phát.
- Phối hợp sử dụng nhiều biện pháp với nhau để phòng trừ sâu bệnh hại. 
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và cho biết có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
 - GV: Nhận xét, bổ sung:
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi vào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh theo bảng (SGK).
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung: Phân tích khía cạnh chống sâu bệnh của các khâu kỹ thuật.
=> GV: Kết luận:
- Vi sinh – Làm đất - Trừ mầm mống sâu bệnh nơi ẩn nấp.
- Gieo trồng đúng thời vụ - Tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh mạnh.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí – Tăng sức chống chịu cho cây.
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích - Thay đổi thức ăn điều kiện sống của sâu, bệnh.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh – Hạn chế được sâu, bệnh xâm nhập gây hại.
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H 21, 22, tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Thế nào là biện pháp thủ công?
? Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu, bệnh hại?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh. 
- Nhược điểm: Tốn công, hiệu quả thấp. 
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát H 23, tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại?
? Khi sử dụng các biện pháp hoá học cần thực hiện theo các yêu cầu gì?
? Thuốc hóa học dùng diệt trừ sâu, bệnh hại được dùng như thế nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Khi sử dụng thuốc hóa học phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, gang tay, đi ủng, đeo kính) và không đi ngược hướng gió. Cần có biện pháp khắc phục sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh môi trường.
=> GV: Kết luận:
- Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời câu hỏi.
? Thế nào là biện pháp sinh học?
? Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại?
- GV: Nhận xét, bổ sung:
=> GV: Kết luận:
- Biện pháp sinh học là: Sử dụng một số sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn đối với con người, hiệu quả bền vững lâu dài
- Nhược điểm: Hiệu quả chậm, giá thành cao, khó thực hiện.
- GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, liên hệ và cho biết thế nào là Biện pháp kiểm dịch thực vật?
- GV: Nhận xét, bổ sung: Giải thích việc phòng trừ sâu bệnh hại cần coi trọng vận dụng tổng hợp các biện pháp.
=> GV: Kết luận:
Biện pháp kiểm dịch thực vật là: Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí nông sản khi xuất, nhập khẩu từ vùng này sang vùng khác, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.
II. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.
2. Biện pháp thủ công.
3. Biện pháp hoá học.
4. Biện pháp sinh học.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
- Lắng nghe.
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
2.Biện pháp thủ công.
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ và trả lời.
- Dùng tây bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh. 
- Nhược điểm: Tốn công, hiệu quả thấp. 
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
3.Biện pháp hoá học.
- Tìm hiểu thông tin, quan sát, liên hệ và trả lời.
- Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
- Khi sử dụng các biện pháp hoá học cần thực hiện theo các yêu cầu:
+ Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng.
+ Phun đúng kĩ thuật.
- Phun thuốc ( H 23a).
- Rắc thuốc vào đất ( H23b).
- Trộn thuốc vào hạt giống ( H23c).
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
4. Biện pháp sinh học.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Sử dụng một số sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn đối với con người, hiệu quả bền vững lâu dài
- Nhược điểm: Hiệu quả chậm, giá thành cao, khó thực hiện.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
- Tìm hiểu thông tin, liên hệ và trả lời.
- Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí nông sản khi xuất, nhập khẩu từ vùng này sang vùng khác, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV: Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
	- HS: Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo những nguyên tắc: 
	+ Phòng là chính.
	+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
	+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
	- GV: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại?
	- HS:
	+ Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
	+ Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 12 BÀI 13 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI.doc