Giáo án Đại số 6 - Tiết 33: Luyện tập

1) ƯCLN(a; b; 1) = ?

2) Nếu các số đã cho không có thừa sốnguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng bao nhiêu?

3) Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 các số đó được gọi là gì?

4) Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho là bao nhiêu?

 

docx 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Tiết 33: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 33 
LUYỆN TẬP
1) ƯCLN(a; b; 1) = ?
2) Nếu các số đã cho không có thừa sốnguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng bao nhiêu?
3) Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 các số đó được gọi là gì?
4) Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho là bao nhiêu?
Dạng 1 : Tìm ƯCLN của các số cho trước
Dạng 2 : Tìm các ƯC của hai hay 
 nhiều số thỏa mãn điều kiện 
 cho trước.
Dạng 3 : Bài toán đưa về việc tìm 
 ƯCLN hay ƯC của hai hay 
 nhiều số.
Ta còn có 
thuật toán Euclide 
để tìm ƯCLN của 2 số!
VD: Tìm ƯCLN(135; 105)
- Chia số lớn cho số nhỏ.
- Nếu phép chia còn dư, lấy số chia đem chia cho số dư.
- Nếu phép chia này còn dư, lại lấy số chia mới đem chia cho số dư mới.
- Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi được số dư bằng 0 thì số chia cuối cùng là ƯCLN phải tìm
1) Số 1 chỉ có 1 ước, do đó ƯCLN(a; b; 1) = 1
2) Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng 1.
3) Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.
4) Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho 
chính là số nhỏ nhất ấy.
Dạng 1 : Tìm ƯCLN của các số cho trước:
PP giải : Thực hiện theo quy tắc tìm ƯCLN 
bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
Bài 1: Tìm ƯCLN của:
 a) 56 và 140 	b) 125; 500 và 1
 c) 20 và 57	d) 6; 12 và 24 
a) 56 = 23.7; 140 = 22.5.7 => ƯCLN(56; 140) = 22.7 = 28 
b) Vì số 1 chỉ có 1 ước, do đó ƯCLN(125; 500; 1) = 1
c) 20 = 22.5; 57 = 3.19.
 Vì 20 và 57 không có thừa số nguyên tố chung 
 Nên ƯCLN(20; 57) = 1
d) Vì 6 là ước của 12 và 24 
 Nên ƯCLN(6;12;24) = 6
Dạng 2 : Tìm các ƯC của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước.
PP giải :
- Tìm ƯCLN của hai hay nhiều số cho trước.
- Tìm các ước của ƯCLN này.
- Chọn trong số đó các ước thỏa mãn điều kiện.
Bài 2 : (146 SGK/57) Tìm số tự nhiên x biết rằng 
112 x; 140 x và 0 < x < 20
Vì 112 x; 140 x nên x ƯC(112; 140)
112 = 22 . 7
140 = 22. 5 . 7
ƯCLN(112; 140) = 22 . 7 = 28
ƯC(112; 140) = Ư(28) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}
Vì 10 < x < 20 nên x = 14
Dạng 3 : Bài toán đưa về việc tìm ƯCLN hay ƯC của hai hay nhiều số.
PP giải : 
Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm ƯCLN hay ƯC của hai hay nhiều số (chú ý đến điều kiện của đề bài)
Bài 3: Bài 147 trang 57 SGK:
a/ Gọi số bút trong mỗi hộp là a. Ta có a là ước của 28; a là ước của 36, a > 2.
b/ Ta có a ƯC (28; 36) và a > 2.
 28 = 22.7
 36 = 22.32 
 ƯCLN(28;36) = 22 = 4
 ƯC (28; 36) = Ư(4) = {1; 2; 4}
 Vì a > 2 nên a = 4.
Vậy số bút trong mỗi hộp là 4(bút).
c/ Số hộp bút chì màu của Mai mua là:
 28 : 4 = 7 (hộp)
 Số hộp bút chì màu của Lan mua là:
 36 : 4 = 9 (hộp)
Vậy Mai mua 7 hộp bút; Lan mua 9 hộp bút.
Bài 4: Bài 148 trang 57 SGK:
Tương tự như bài 147. Gọi số tổ là a, ta có a quan hệ như thế nào với các số 48 và 72?
Gọi số tổ được chia là a.
Theo đề bài ta có a là ƯCLN (48; 72).
 48 = 24.3
 72 = 23.32 
ƯCLN (48; 72) = 23.3 = 24 => a = 24 
Vậy có thể chia được nhiều nhất thành 24 tổ.
 Khi đó mỗi tổ có:
 48 : 24 = 2 (nam)
 72 : 24 = 3 (nữ)
Ta còn có 
thuật toán Euclide 
để tìm ƯCLN của 2 số!
VD: Tìm ƯCLN(135; 105)
 135 105
 105 30 1
 30 15 3
2
Số chia cuối cùng là 15. 
Vậy ƯCLN(135; 105) = 15
- Ôn bài.
 Làm các bài tập:176 đến 180 SBT
- Xem trước nội dung bài “Bội chung nhỏ nhất “T

Tài liệu đính kèm:

  • docxCac_bai_Luyen_tap.docx