Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 48, 49

§7. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được quy tắc phép trừ trong Z.

- Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc trừ hai số nguyên

3. Thái độ:

 - Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 6 - Trường THCS DTNT Sơn Tây - Tiết 48, 49", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 	 	 Ngày soạn : 20/11/2014
Tiết 48 	 Ngày giảng: 25/11/2014
§7. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được quy tắc phép trừ trong Z.
- Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng (toán học) liên tiếp và phép tương tự. 
2. Kĩ năng: 
	- Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc trừ hai số nguyên
3. Thái độ: 
 - Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Thước kẻ có chia đơn vị.
- HS: Xem trước bài, thước kẻ có chia đơn vị. Ôn tập quy tắc lấy giá tuyệt đối của một số nguyên.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (25 phút): Hiệu của hai số nguyên
- Cho biết phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào?
- GV đưa nội dung lên bảng phụ
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài
- Qua bài tập trên, em thử đề xuất: muốn trừ đi một số nguyên, ta có thể làm thế nào?
- HS đọc quy tắc SGK
- GV đưa ví dụ 
- GV lưu ý HS: Khi trừ đi một số nguyên phải giữ nguyên số bị trừ, chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối của số trừ.
- GV giới thiệu nhận xét SGK.
* Củng cố:
- Yêu cầu HS làm bài tập 47 theo cá nhân
- Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi số bị trừ 
- Các nhóm làm bài
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Muốn trừ đi một số nguyên ta có thể cộng với số đối của nó.
- HS làm bài theo cá nhân.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- Các HS khác nhận xét và hoàn thiện lời giải 
1. Hiệu của hai số nguyên
* Quy tắc: SGK/81
a – b = a + (- b)
* Ví dụ: SGK/81
* Nhận xét : SGK/81
Bài tập 47 : SGK/82
2 – 7 = 2 + (- 7) = - 5
1 – (- 2) = 1 + 2 = 3
(- 3) – 4 = (- 3) + (- 4) = - 7
(- 3) – (- 4) = - 3 + 4 = 1
Hoạt động 3 (10 phút) : Ví dụ
- GV nêu ví dụ SGK
- Để tính nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải làm như thếnào?
- Hãy thực hiện phép tính?
- Trả lời bài toán
- Em thấy phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau như thế nào?
- GV giải thích..
Để tính nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa ta phải lấy
3oC – 4oC
- HS thực hiện tiếp
- Phép trừ trong Z bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong N có khi không thực hiện được.
2. Ví dụ: SGK/81
 Nhận xét: SGK/81
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố
- Yêu cầu HS làm bài tập 48 SGK theo cá nhân. 
- 1 HS lên bảng thực hiện
Bài tập 48: SGK/82
0 – 7 = - 7
7 – 0 = 7
a – 0 = a
0 – a = - a
Hoạt động 5 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo SGK
- Nắm chắc quy tắc trừ hai số nguyên
- Bài tập 49, 50: SGK/82.
Tuần 15 	 	 Ngày soạn : 20/11/2014
Tiết 49 	 Ngày giảng: 25/11/2014
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
	- Củng cố quy tắc phép cộng, quy tắc trừ phép các số nguyên.
	- Hướng dẫn sử dụng MTBT để thực hiện phép trừ.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng thực hiện các phép cộng, trừ các số nguyên.
	- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lí.
	- Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
3. Thái độ: 
	- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng phụ ghi bốn tính chất của phép cộng các số nguyên, trục số, thước kẻ.
- HS: Ôn tập số đối, các tính chất phép cộng số tự nhiên.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (7 phút): Kiểm tra bài cũ
Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên ?
Áp dụng. Tính (-3) – 4
GV nhận xét cho điểm
HS lên bảng trả lời
(-3) – 4 = (-3) + (-4) = - (3 + 4) = -7
Hoạt động 3 (35 phút): Luyện tập 
* Dạng 1: Thực hiện phép tính
- GV hướng dẫn HS tìm lời giải phần a
- Tương tự yêu cầu HS làm các phần còn lại.
- GV đưa bảng phụ nội dung bài 53.
- Hãy điền vào ô trống, yêu cầu nêu quá trình giải.
* Dạng 2: Tìm x:
- Trong phép cộng muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
* Dạng 3: Bài tập đố vui
- HS đọc đề
- Nêu yêu cầu của bài toán
- Em đồng ý với ý kiến của bạn nào?
- Lấy ví dụ minh họa
- Làm việc cá nhân vào nháp .
- 3 HS lên bảng trình bày. 
- Nhận xét và hoàn thiện vào vở
- HS làm việc cá nhân
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- HS trả lời
- Làm việc cá nhân vào nháp .
- 3 HS lên bảng trình bày. 
- Nhận xét và hoàn thiện vào vở
- HS làm bài
- Đứng tại chỗ trả lời.
* Dạng 1: Thực hiện phép tính
Bài tập 81, 82: SBT
a) 8 – (3 – 7)
= 8 – [3 + (- 7)]
= 8 – (- 4) = 8 + 4 = 12
b) (- 5) – (9 – 12)
c) 7 – (- 9) – 3 
d) (- 3) + 8 – 1
Bài tập 53: SGK/82
x
-2
-9
3
0
y
7
-1
8
15
x - y
-9
-8
-5
-15
* Dạng 2: Tìm x:
Bài tập 54: SGK/82
a) 2 + x = 3
x = 3 – 2
x = 1
b) x + 6 = 0
x = 0 – 6
x = - 6
c) x + 7 = 1
x = 1 – 7
x = -6
* Dạng 3: Bài tập đố vui
Bài tập 55: SGK/83
Đồng ý với ý kiến của bạn Lan. Ví dụ (-5) – (- 8) = 3
Bạn Hồng cũng đúng.
Hoạt động 4 (2 phút) : Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các dạng toán đã chữa
- Ôn tập các quy tắc cộng, trừ số nguyên
- Bài tập 84, 85: SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docSH 48.49.doc