Giáo án Đại số 8 - Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn - Lê Thị Thúy Hằng

I.MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức: HS hiểu được liên hệ giữa thứ tự và phép nhân , tính chất bắc cầu của thứ tự vận dụng vào giải các bài tập

 2. Về kĩ năng: Rèn luyện cách trình bày bài tập .

 3. Về thái độ: Vận dụng vào thực tế đời sống.

II.CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ, phấn màu

- HS : ôn lại tính thứ tự trong tập hợp số.

 

doc 44 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1677Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn - Lê Thị Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
HS làm bài 14 SGK
2 HS lên bảng làm 
a) a < b Þ 2a < 2b Þ 2a+1 < 2b+1
b) a < b Þ 2a < 2b Þ 2a+1 < 2b+1 (1)
 1< 3 Þ 2b+1 < 2b+3 (2)
Từ (1),(2) suy ra 2a+1 < 2b+3
HS nhận xét.
HS đọc bài toán.
HS tóm tắt bài toán.
Bạn Nam có 25000 đồng
Một cái bút giá 4000 đồng
Một quyển vở giá 2200 đồng.
Hỏi: Tính số quyển vở mà Nam có thể mua được.
HS trả lời: Tiền Nam mua x quyển vở là 2200. x ( đồng)
HS ghi bài.
HS : Thay x= 9 vào biểu thức vế trái của BPT (1), ta có:
A(9) = 2200.9+4000= 23800 
Ta thấy: 23800 £ 25000 
HS : Với x=10 : A(10) = 2200.10+4000
 = 26 000.
Ta thấy: 26 000 > 25000 
HS: Nam có thể mua được tối đa 9 quyển vở ( 9 vở mua hết 19800đ và 1 bút mua hết 4000đ, tổng cộng mua hết 23800đ, còn thừa 1200đ)
HS theo dõi và ghi vở
HS làm ?1 SGK
HS trả lời phần a) 
Vế trái là x2 , vế phải là 6x-5
HS thảo luận nhóm và làm việc theo như GV phân công rồi viết kết quả ra bảng nhóm.
Kết quả
Nhóm 1: Với x=3, ta có:A(3)=9; B(3)=13
Þ A(3)£B(3) nên x=3 là một nghiệm.
Nhóm 2: Với x= 4, ta có: A(4)=16 ; B(4)=19Þ A(4)£B(4) nên x=4 là một n0.
Nhóm 3: Với x= 5, ta có: A(5)=25 ; B(5)=25Þ A(5)£B(5) nên x=5 là một n0.
Nhóm 3:Với x= 6, ta có: A(6)=36 ; B(6)=31Þ A(6)£B(6) nên x=6 không là nghiệm.
HS theo dõi.
HS trả lời ?2 SGK
- BPT x> 3: VT là x , VP là 3 
Tập nghiệm là S1 ={x|x>3}
- BPT 3< x: VT là 3 , VP là x 
Tập nghiệm là S2 ={x|3< x}
- PT x=3 : VT là x , VP là 3 
Tập nghiệm là S3 ={3}
HS nhận xét.
HS ghi vở.
HS ghi chú ý.
HS làm ?3 
Tập n0 của BPT x ³ -2 là S={x|x ³ -2}
HS làm ?4
Tập nghiệm của BPT x <4 là S={x|x < 4}
HS nhận xét.
HS theo dõi và ghi vở.
HS làm bài 17 SGK
4 HS lên bảng làm
a) x £ 6
b) x ³ 5
c) x>2
d) x < -1
HS nhận xét
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Xem lại bài 
 - Làm bài tập : 15,16,18 SGK
---------------------------------------------------------
Ngày soạn:. 
Ngày giảng: .
TIẾT 61 
 BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
I.MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức: Giúp cho HS hiểu được định nghĩa và các quy tắc biến đổi BPT bậc nhất một ẩn 
 2. Về kĩ năng: Biết vận dụng hai quy tắc biến đổi bất phương trình vào làm bài tập. 
 3. Về thái độ: HS tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
II.CHUẨN BỊ 
GV: Bảng phụ, thước thẳng.
HS: Bảng nhóm, thước thẳng.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Cho HS làm bài 16 SGK
Viết và biểu diễn tập nghiệm trên trục số của mỗi BPT sau:
x<4
x £ -2
x>-3
d) x ³ 1
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Nhận xét và cho điểm.
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn.
GV: Thế nào là BPT bậc nhất một ẩn ? 
GV: Gọi HS đọc định nghĩa SGK
GV: Gọi một vài HS phát biểu lại định
 nghĩa BPT bậc nhất một ẩn.
GV: Cho HS làm ?1 SGK
GV: Treo bảng phụ viết đề bài.
GV: Gọi HS nêu đề bài
GV: Gọi HS trả lời
GV: Gọi HS trả lời
GV: Chốt lại ?1
HS làm bài 16 SGK
4 HS lên bảng làm
a) Tập nghiệm của BPT x<4 là {x|x <4}
b) Tập nghiệm của BPT x £-2 là{x|x £ -2}
c) Tập nghiệm của BPT x>-3 là {x|x>-3}
d) Tập nghiệm của BPT x ³1 là {x|x ³1}
HS nhận xét.
HS suy nghĩ trả lời
HS: Đọc định nghĩa SGK.
HS phát biểu định nghĩa BPT bậc nhất một
ẩn.
HS làm ?1 SGK
HS nêu đề bài
HS trả lời: BPT bậc nhất một ẩn là :
a, 2x – 3 < 0
c, 5x – 15 0
- BPT không là BPT bậc nhất một ẩn là:
 b, 0x + 5 > 0
 d, x2 > 0
HS nhận xét
Hoạt động 2 : Hai quy tắc biến đổi bất phương trình.
a) Quy tắc chuyển vế
GV: Gọi HS nhắc lại liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
GV: Từ liên hệ giữa thứ tự của phép cộng ta có quy tắc chuyển vế để biến đổi tương đương BPT 
GV: Gọi HS đọc quy tắc chuyển vế SGK
GV: Giới thiệu ví dụ 1 SGK
 Giải BPT x – 5 < 18
Giải: Từ x – 5 < 18
 x < 18 + 5 (chuyển vế -5 )
 x < 23
Vậy tập nghiệm của BPT là {x / x < 23 }
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 2 SGK
 Giải BPT 3x > 2x + 5 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày
GV: Đánh giá cho điểm.
GV: Cho HS làm ?2 SGK.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm.
 Nhóm 1: Làm phần a)
 Nhóm 2: Làm phần b)
GV: Gọi mỗi nhóm một em lên bảng làm
GV: Gọi HS nhận xét sau đó đánh giá cho điểm
 b) Quy tắc nhân với một số
GV: Gọi HS nhắc lại liên hệ giữa thứ tự và phép nhân (số dương, số âm) ? Từ đó nêu quy tắc nhân với một số.
GV: Gọi HS đọc quy tắc nhân với một số SGK.
GV: Gọi một vài HS phát biểu lại quy tắc
GV: Giới thiệu ví dụ 3.
 Giải BPT 0,5x < 3
 Giải: 0,5x < 3 0,5x.2 < 3.2 (Nhân 2)
 x < 6
Vậy tập nghiệm của BPT là {x|x<6}
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 4 SGK
GV: Gọi HS lên bảng trình bày lời giải
GV: Nhận xét và cho điểm
GV: Cho HS làm ?3 và ?4 SGK
GV: Chia lớp thành 4 nhóm
 Nhóm 1: Làm ?3a
 Nhóm 2: Làm ?3b
 Nhóm 3: Làm ?4a
 Nhóm 4: Làm ?4b
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm rồi cử đại diện lên trình bày lời giải của nhóm.
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Đánh giá và chốt lại hoạt động 2.
HS: Trả lời liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
HS: Đọc quy tắc chuyển vế.
 Khi chuyển một hạng tử của BPT từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu hạng tử đó.
HS: Ghi ví dụ 1.
HS theo dõi và ghi vở.
HS tìm hiểu ví dụ 2.
HS trình bày trên bảng.
 3x > 2x + 5 3x – 2x > 5
 x > 5
Vậy tập nghiệm của BPT là { x / x > 5 }
HS làm ?2 SGK 
HS thảo luận theo nhóm
2 HS lên bảng làm
a, x + 12 > 21 x > 21 – 12
 x > 9
Vậy tập nghiệm của BPT là { x / x > 9 }
b, - 2x > - 3x – 5 - 2x + 3x > -5
 x > -5
Vậy tập nghiệm của BPT là{x / x > -5 }
HS nhận xét
HS: Phát biểu liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.
HS: Đọc quy tắc nhân với một số SGK
HS: phát biểu lại quy tắc.
HS theo dõi ghi vở.
HS tìm hiểu ví dụ 4 SGK
HS lên bảng trình bày lời giải
 -x 3.(-4) (Nhân -4)
 x > -12
Vậy tập nghiệm của BPT là {x / x>-12}
HS làm ?3 và ?4 SGK
HS: Hoạt động thảo luận nhóm, sau đó đại diện lên bảng trình bày.
Nhóm 1: Kết quả : x < 12
Nhóm 2: Kết quả : x > - 9
Nhóm 3: Kết quả : x+3< 7 Û x< 4
 x-2 < 2 Û x< 4
Nên x+3< 7 Û x-2 < 2 vì cùng tập nghiệm là {x| x<4}
Nhóm 4: Kết quả : 2x6 vì cùng tập nghiệm là {x| x<-2}
HS nhận xét.
 4. Củng cố
GV: Cho HS làm bài 19 SGK
Gọi HS lên bảng giải các BPT sau:
a) x – 5 > 3
b) x-2x < -2x+4
c) -3x > -4x + 2
d) 8x+2<7x-1
GV: Gọi HS nhận xét rồi đánh giá cho điểm.
GV:Cho HS làm bài 20 SGK
Giải các BPT sau
a) 0,3x > 0,6
b) -4x < 12
c) –x > 4
d) 1,5x > -9
GV: Gọi HS lên bảng làm
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm
HS làm bài 19 SGK 
HS làm trên bảng
a) x – 5 > 3 x > 3 + 5 x > 8
b) x-2x < -2x+4 Û x-2x+2x< 4 Û x<4
c) -3x > -4x + 2 -3x + 4x > 2 x > 2
d) 8x+2<7x-1 Û 8x-7x<-1-2 Û x <-3
HS nhận xét. 
HS làm bài 20 SGK
HS làm trên bảng
a) 0,3 x > 0,6 x > x > 2
b) -4x x > -3
c) –x> 4 Û x > - 4
d) 1,5x > -9 Û x > -6
HS nhận xét
5 /Hướng dẫn về nhà 
 	- Làm các bài tập (Từ 21 -27 SGK )
- Đọc nghiên cứu chuẩn bị phần 3 và 4 
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn:. 
Ngày giảng: .
TIẾT 62 
BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN(tiếp)
I.MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức: HS nắm các quy tắc biến đổi BPT bậc nhất một ẩn và cách giải BPT bậc nhất một ẩn. 
 - Biết giải một số dạng BPT đưa được về dạng BPT bậc nhất một ẩn.
 2. Về kĩ năng: HS rèn kĩ năng biến đổi tương đương các BPT và biểu diễn tập nghiệm của BPT trên trục số.
 - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
 3. Về thái độ: Chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.
II.CHUẨN BỊ 
GV: Bảng phụ, thước thẳng.
HS: Bảng nhóm, thước thẳng.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Chữa bài 21 SGK
Giải thích sự tương đương sau
x-3>1 Û x+3>7
–x 6
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Đánh giá cho điểm.
 3. Bài mới
Hoạt động 1 : Giải bất phương trình 
bậc nhất một ẩn 
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 5 SGK
GV: Treo bảng phụ viết đề bài và lời giải 
 Giải BPT 2x-3 < 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. 
 Giải
2x – 3 < 0 2x < 3 (chuyển vế -3 )
 x < 1,5 (chia 2 vế cho 2)
Vậy tập nghiệm của BPT là { x / x < 1,5 }
và được biểu diễn trên trục số như sau.
GV: Gọi HS lên bảng làm ?5 SGK
 Giải BPT -4x-8 < 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
GV: Lưu ý: Khi nhân hai vế với số âm BPT đổi chiều.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
GV: Nêu chú ý SGK
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 6 SGK
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
HS làm bài 21 SGK
2 HS lên bảng làm
a) x – 3 > 1 x + 3 > 7 (Vì có cùng tập nghiệm { x / x > 4 })
b) -x -6 (Vì có cùng tập nghiệm { x / x > -2 })
HS nhận xét.
HS tìm hiểu ví dụ 5 SGK
HS theo dõi và ghi vở
 HS lên bảng làm ?5 SGK
 -4x – 8 < 0 -4x < 8
 x > -2
Vậy tập nghiệm của BPT là {x/x > -2 }
Biểu diễn trên trục số:
HS nhận xét.
HS theo dõi
HS tìm hiểu ví dụ 6 SGK
HS: Lên bảng trình bày
-4x + 12 < 0 -4x < -12
 x > 3
Vậy nghiệm của BPT là x > 3
HS nhận xét.
Hoạt động 2 : Giải bất phương trình đưa được về dạng ax + b 0 ,
ax + b 0 , ax + b 0.
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 7 SGK
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
GV: Gọi HS lên bảng làm ?6 SGK
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
HS tìm hiểu ví dụ 7 SGK
HS: Lên bảng trình bày
3x + 5 < 5x – 7 3x – 5x < -7 – 5 
 -2x < -12
 x > 6
Vậy nghiệm của BPT là x > 6
HS nhận xét.
HS: Lên bảng trình bày ?6 SGK
 -0,2x – 0,2 > 0,4x – 2 
 -0,2x – 0,4x > -2 + 0,2
 -0,6x > -1,8 
 x < 3
HS nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Cho HS làm bài 23 SGK
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày lời giải ra bảng nhóm.
 Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Làm câu a)
Nhóm 2: Làm câu b)
Nhóm 3 : Làm câu c)
Nhóm 4: Làm câu d)
GV: Thu và treo bảng nhóm rồi nhận xét và chấm điểm.
GV: Cho HS làm bài 24 SGK
 Giải các BPT sau:
a) 2x -1 > 5
b) 3x-2 < 4 
c) 2 - 5x £ 17
d) 3- 4x ³ 19
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Đánh giá và cho điểm.
HS làm bài 23 SGK
HS thảo luận nhóm và trình bày lời giải ra bảng nhóm.
Kết quả:
Nhóm 1: a) 2x-3 > 0 x>1,5
Vậy tập nghiệm của BPT là {x| x>1,5}
Nhóm 2: b) 3x+ 4< 0 Û x<-4/3
Vậy tập nghiệm của BPT là {x| x<-4/3}
Nhóm 3: c) 4-3x £ 0 Û x ³ 4/3
Vậy tập nghiệm của BPT là {x| x ³ 4/3}
Nhóm 4: d) 5-2x ³ 0 Û x £ 2,5
Vậy tập nghiệm của BPT là {x| x £ 2,5}
HS làm bài 24 SGK
4 HS lên bảng làm
a) 2x -1 > 5 Û 2x> 6 Û x> 3
b) 3x-2 < 4 Û 3x < 6 Û x< 2
c) 2 - 5x £ 17 Û -5x £ 15 Û x ³ -3
d) 3- 4x ³ 19 Û -4x ³ 16 Û x £ -4
HS nhận xét.
 4 .Củng cố
GV: Hệ thống lại nội dung đã học
Phát biểu định nghĩa BPT bậc nhất một ẩn ?
Phát biểu hai quy tắc biến đổi BPT?
 - Liên hệ giữa giải phương trình bậc nhất 1 ẩn và BPT bậc nhất 1 ẩn ?
HS: Trả lời câu hỏi
 5 Hướng dẫn về nhà 
 	- Xem lại các bài tập đã chữa
- Làm các bài tập (Từ 25 – 34 SGK-Tr48,49) 
Ngày soạn:. 
Ngày giảng: .
TIẾT 63 : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức: HS nắm vững cách giải BPT bậc nhất một ẩn và cách giải BPT đưa được về dạng BPT bậc nhất một ẩn.Biết chứng minh một giá trị của ẩn có là nghiệm hay không là nghiệm của một BPT
 2. Về kĩ năng: HS rèn kĩ năng biến đổi tương đương các BPT và biểu diễn tập nghiệm của BPT trên trục số.
 3. Về thái độ: tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
II.CHUẨN BỊ 
GV: Bảng phụ, thước thẳng.
HS: Bảng nhóm, thước thẳng.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Nêu câu hỏi.
Phát biểu định nghĩa BPT bậc nhất một ẩn
Phát biểu các quy tắc biến đổi tương đương các BPT.
GV: Đánh giá cho điểm.
 3. Bài mới
Hoạt động 1 : Kiểm tra x= a có là nghiệm của bất phương trình không. 
GV: Cho HS làm bài 28 SGK
GV: Gọi HS lên bảng làm phần a)
Hướng dẫn: Thay x=2, x=-3 vào vế trái và vế phải rồi tính giá trị; sau đó so sánh hai vế.
GV: Gọi HS nhận xét rồi cho điểm
GV: Mọi x đều là nghiệm của BPT x2 > 0
đúng hay không? Vì sao?
Hoạt động 2: Giải bất phương trình.
GV: Cho HS làm bài 29 SGK
GV: Treo bảng phụ viết đề bài
Tìm x sao cho:
a) Giá trị của biểu thức 2x-5 không âm.
b) Giá trị của biểu thức -3x không lớn hơn giá trị biểu thức -7x+5.
GV: Gọi HS đọc đề bài
GV: Gọi 2HS lên bảng làm
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
GV: Cho HS làm bài 31 SGK
GV: Viết đề bài lên bảng
GV: Chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1: Làm câu a)
Nhóm 2: Làm câu b)
Nhóm 3: Làm câu c)
 - Nhóm 4: Làm câu d)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải.
Hướng dẫn: 
- Quy đồng và khử mẫu.
- Giải BPT vừa nhận được
- Kết luận nghiệm.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Cho HS làm bài 32 SGK
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm.
Hướng dẫn: 
- Bỏ dấu ngoặc
- Chuyển các hạng tử chứa x sang một vế, các hạng tử, các hằng số sang vế kia
- Thu gọn và giải BPT
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
Hoạt động 3: Lập bất phương trình
Phương pháp giải: 
Gọi x là ẩn, tìm đk cho x.
Lập BPT theo yêu cầu bài toán.
Giải BPT để tìm x.
GV: Cho HS làm bài 30 SGK
GV: Gọi HS đọc đề bài
GV: Gọi HS tóm tắt đề bài
GV: Gọi HS lên bảng làm.
Hướng dẫn:
-Tìm số tờ giấy bạc loại 2000 đồng theo x 
- Tìm số tiền người đó có theo x
- Lập BPT và giải BPT
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét và cho điểm.
 4. Củng cố
GV: Cho HS làm bài 34 SGK
GV: Treo bảng phụ viết đề bài
GV: Gọi HS đọc đề bài.
GV: Gọi HS trả lời.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá và chấm điểm.
HS trả lời
HS làm bài 28 SGK
HS lên bảng làm phần a)
a) Với x=2 vế trái bằng 22 = 4 > 0 nên x=2 là một nghiệm của BPT x2>0
 Với x=-3 vế trái bằng (-3)2=9 >0 nên x=-3 là một nghiệm của BPT x2>0.
b) Không đúng. Vì với x=0 thì vế trái bằng
02 = 0 nên x=0 không là nghiệm của x2>0.
HS làm bài 29 SGK
HS đọc đề bài
2 HS lên bảng làm
a) 2x – 5 ³0 Û 2x ³ 5 Û x ³ 5/2
b) -3x £ -7x+5 Û 4x £ 5 Û x £ 5/4
HS nhận xét.
HS làm bài 31 SGK
HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải.
Nhóm 1: a) 
x < 0 
Nhóm 2: b) 
x > - 4
Nhóm 3: c) 
 Û x < -5
Nhóm 4: d) 
 Û 5(2-x) < 3(3-2x) Û x < -1 
HS nhận xét
HS làm bài 32 SGK
2 HS lên bảng làm
a) 8x+ 3(x+1) > 5x-(2x-6)
 Û 8x+3x+3 > 5x-2x+6 
 Û x > 3/8
b) 2x( 6x-1) > (3x-2)(4x+3)
Û 12x2 -2x > 12x2+9x-8x-6
Û -3x > -6 Û x < 2 
HS nhận xét.
HS làm bài 30 SGK
HS đọc đề bài
HS tóm tắt đề bài.
Số tiền không quá 70 000 đồng 
Có 15 tờ giấy bạc gồm 2000 đồng và 5000 đồng.
Hỏi: Có bao nhiêu tờ 5000 đồng?
HS làm trên bảng:
Gọi x tờ giấy bạc loại 5000 đồng 
 ( x nguyên dương).
Số tờ giấy bạc loại 2000 đồng là 15-x
Số tiền người đó có là 5000.x +2000(15-x)
Theo đề bài ta có: 
 5000.x +2000(15-x) £ 70 000
 Û 3000 x £ 40 000 Û x £ 40/3
 Vì x nguyên dương nên 1 £ x £ 13.
Vậy số tờ giấy bạc loại 5000 đồng không vượt quá 13.
HS nhận xét.
HS làm bài 34 SGK
HS đọc đề bài.
a) Sai lầm trong lời giải ở biến đổi:
 -2x > 23 Û x > 23 +2 
 Biến đổi đúng là : -2x > 23 Û x < -23/2
b) Sai lầm trong lời giải là nhân cho số âm -7/3 hai vế BPT mà không đổi chiều BĐT.
Biến đổi đúng là 
HS nhận xét.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Xem lại các dạng bài đã chữa.
 - Làm bài tập : 54- 64 SBT(47)
Ngày soạn:. 
Ngày giảng: .
TIẾT 64
PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI
I.MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được cách giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối và biết vận dụng vào giải một số dạng PT chứa dấu giá trị tuyệt đối đơn giản.
 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu giá trị tuyệt đối và biến đổi tương đương phương trình .
 3. Về thái độ: Học sinh tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II.CHUẨN BỊ 
 GV: Bảng phụ, thước thẳng
 HS: Bảng nhóm, thước thẳng, bút dạ.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1:Nhắc lại về giá trị tuyệt đối
GV: Gọi HS nêu định nghĩa về giá trị tuyệt đối của số a?
GV:Giá trị tuyệt đối của số a, kí hiệu là |a|
 = a khi a 0
 = -a khi a < 0
GV: Gọi HS lấy ví dụ ?
HS: Nêu định nghĩa giá trị tuyệt đối của 
số a.
HS theo dõi ghi vở.
HS: Lấy ví dụ :
 = 5 ; = 0 ; = - (-3,5) = 3,5
3. Bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
GV: Vậy để bỏ dấu giá trị tuyệt đối tuỳ theo giá trị của biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối là âm hay không âm.
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 1 SGK
Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn các biểu thức sau đây
a, A = + x – 2 khi x 3
b, B = 4x + 5 + khi x > 0
GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày lại
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Cho HS làm ?1 SGK
GV: Viết đề bài lên bảng.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm làm một phần.
GV: Gọi 2 HS ở mỗi nhóm lên bảng trình bày.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm
HS tìm hiểu ví dụ 1 SGK
2 HS lên bảng trình bày lại lời giải.
a, Khi x 3 thì = x- 3 
 A = x – 3 + x – 2 = 2x – 5 
b, Khi x > 0 thì -2x < 0 
suy ra = -(-2x) = 2x
B = 4x + 5 + 2x = 6x + 5
HS làm ?1 SGK
2 HS Lên bảng trình bày
a, Khi x 0 thì -3x 0 = -3x
C = -3x + 7x – 4 = 4x – 4 
b, Khi x < 6 thì = - (x- 6)= -x +6
D = 5 – 4x – x + 6 = - 5x + 11
HS nhận xét.
Hoạt động 2: Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đôi
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 2 SGK
 Giải phương trình
 = x + 4 (1)
GV: Hướng dẫn học sinh giải PT (1) 
GV: Ta có = 3x khi nào ?
 = -3x khi nào ?
GV: Vậy để giải PT (1) ta quy về giải hai PT sau:
a) PT 3x = x + 4 với điều kiện x 0 
b) PT -3x = x + 4 với điều kiện x < 0
GV: Gọi 2 HS lên bảng giải 2 PT trên.
GV: Gọi HS nhận xét rồi chấm điểm.
GV: Vậy tập nghiệm của PT (1) ntn ?
GV cho HS làm bài 36 d) SGK
 Giải phương trình : |-5x| -16 =3x
GV hướng dẫn HS suy nghĩ tìm lời giải
GV hướng dẫn HS bỏ dấu giá trị tuyệt đối
|-5x|
GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải.
GV gọi HS nhận xét rồi chốt tập nghiệm.
HS tìm hiểu ví dụ 2 SGK
HS: Ta có = 3x khi 3x 0 hay x 0
 = -3x khi -3x < 0 hay x < 0
2 HS lên bảng các PT sau
a) 3x = x + 4 với điều kiện x 0
Ta có 3x = x + 4 3x – x = 4
 x = 2 (thoả mãn đk )
b) PT -3x = x + 4 với điều kiện x < 0
Ta có -3x =x +4 -3x – x = 4
 x = -1 (thoả mãn đk)
Vậy tập nghiệm của PT là : S = 
HS làm bài 36 d) SGK
HS suy nghĩ tìm lời giải cho pt
Ta có: -5x ³ 0 Û x £ 0
 -5x 0
Với x £ 0. Khi đó -5x ³ 0 nên |-5x|= -5x
PT đã cho trở thành: -5x -16 = 3x
 -8x = 16
 x = -2 (t/mãn)
Với x > 0. Khi đó -5x <0 nên |-5x| = 5x
PT đã cho trở thành: 5x -16 = 3x
 2x =16 
 x = 8 (t/mãn)
Vậy PT có tập nghiệm S ={-2; 8}
HS nhận xét bài giải của bạn.
 4. Củng cố 
GV: Cho HS làm bài tập 35 SGK
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài
Hướng dẫn:
x > 5 Þ x-4 > 0 nên | x-4| = x – 4
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
HS làm bài tập 35 SGK
4 HS lên bảng làm bài
a) Với x ³ 0 ta có A = 8x+2 
 Với x < 0 ta có A = - 2x+2
b) Với x £ 0 ta có B = -6x+12 
 Với x > 0 ta có B = 2x+12
c) Với x > 5 ta có C = -x+8
d) Với x ³ -5 ta có D= 4x+7
 Với x < -5 ta có D = 2x -3
 HS nhận xét.
 5 / Hướng dẫn về nhà 
 - Xem lại các bài tập đã chữa 	
 - Làm các bài tập 36, 37 SGK.
 --------------------------------------------------- 
Ngày soạn:. 
Ngày giảng: .
TIẾT 65
 PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI 
I.MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được cách giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối và biết vận dụng vào giải một số dạng PT chứa dấu giá trị tuyệt đối đơn giản.
 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu giá trị tuyệt đối và biến đổi tương đương phương trình .
 3. Về thái độ: Học sinh tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II.CHUẨN BỊ 
 GV: Bảng phụ, thước thẳng
 HS: Bảng nhóm, thước thẳng, bút dạ.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
Giải phương trình:
|5x| = x-12
|-2x| = 3x+4
GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện
GV theo dõi và hướng dẫn HS làm bài.
GV chốt lại tập nghiệm và chấm điểm.
2 HS lên bảng giải phương trình.
HS1: Giải PT a)
|5x| = x-12 
Thử lại: x= -3 (loại), x = 2 (t/mãn)
Tập nghiệm của PT S= {2}
HS2: Giải PT b) 
|-2x| = 3x+4 
Thử lại: x = (t/mãn), x = -4 (loại)
 Tập nghiệm của PT là S = {}
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đôi
GV: Cho HS tìm hiểu ví dụ 3 SGK 
 Giải PT sau:
 = 9 – 2x (2)
GV: = x – 3 khi nào ?
 = -(x – 3) khi nào ? 
GV: Như vậy, từ PT (2) ta có những PT nào ?
GV: Gọi 2 HS lên bảng giải các phương trình nhận được.
GV: Tập nghiệm của PT (2) ntn ?
GV: Cho HS làm ?2 SGK
GV: Viết đề bài lên bảng.
Giải các PT: a) = 3x + 1
 b) = 2x + 21
GV: Chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm làm một phần.
GV: Gọi 2 HS của mỗi nhóm lên bảng trình bày lời giải cho mỗi phần.
GV: Gọi HS nhận xét rồi cho điểm.
HS tìm hiểu ví dụ 3 SGK
HS : = x – 3 khi x-3 ³ 0 hay x ³ 3
=-(x – 3)= -x+3 khi x-3< 0 hay x<3
HS : Do đó, ta có 2 PT sau:
x -3= 9 – 2x với x ³ 3
–x+3 = 9-2x với x < 3
2HS lên bảng giải các PT trên.
a) x – 3 = 9 – 2x x + 2x = 9 + 3
 x = 4 (thoả mãn đk x ³ 3)
b, - x +3 = 9 – 2x x = 6 (không thoả mãn đk x < 3)
Vậy tập nghiệm của PT là : S = 
HS làm ?2 SGK
HS thảo luận theo nhóm.
2 HS lên bảng trình bày lời giải
a) = 3x + 1 
(1) Û x = 2 ( Thoả mãn đk x ³ -5)
(2) Û x = - 3/2 (Không thoả đk x<-5) 
Vậy PT đã cho có tập nghiệm là S = 
b) = 2x + 21 
Û x = -3 ( thoả đk x £ 0)
Û x=7 ( thoả đk x> 0)
Tập nghiệm của PT đã cho là S={-3;7}
HS nhận xét
4. Củng cố.
GV cho HS chữa bài 37 SGK
GV tổ chức cho HS thảo luận tìm lời giải cho bài toán.
GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải
GV gọi HS nhận xét rồi chốt tập nghiệm.
HS chữa bài 37 SGK
HS suy nghĩ và thảo luận làm bài.
4 HS lên bảng trình bày lời giải.
a) |x-7| = 2x+3 
Vậy S={}
b) |x+4| =2x-5 
Vậy S = {;9}
Giải tương tự 
c) Tập nghiệm S = {2}
d) Tập nghiệm S = {}
HS nhận xét bài giải

Tài liệu đính kèm:

  • docĐại số 8 - Chương IV. Bất phương trình bậc nhất một ẩn - Lê Thị Thúy Hằng - Trường THCS Vân Xuân.doc