Giáo án Đại số lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực - Tuần 14

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:

+Kiến thức: Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N, biết số nguyên âm là gì, biết thế nào là trục số

+Kỹ năng: Nhận biết và đọc đúng số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn, biết cách biểu diễn các số nguyên âm và các số tự nhiên trên trục số.

+Thái độ: Tun thủ tính cẩn thận khi viết, đọc và biểu diễn số nguyên âm trên trục số, có ý thức liên hệ thực tế về số nguyên âm

+ Năng lực: Tính toán, tư duy logic

II/ Chuẩn bị :

-GV: Thước, phấn màu, MTBT

-HS: Xem trước bài mới

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Trung Trực - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II : SỐ NGUYÊN
Ngày soạn : 17/ 11/ 14 - Ngày dạy : 24 / 11 / 2014
TUẦN 14 – Tiết 40 LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
+Kiến thức: Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N, biết số nguyên âm là gì, biết thế nào là trục số
+Kỹ năng: Nhận biết và đọc đúng số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn, biết cách biểu diễn các số nguyên âm và các số tự nhiên trên trục số.
+Thái độ: Tuân thủ tính cẩn thận khi viết, đọc và biểu diễn số nguyên âm trên trục số, có ý thức liên hệ thực tế về số nguyên âm
+ Năng lực: Tính tốn, tư duy logic
II/ Chuẩn bị : 
-GV: Thước, phấn màu, MTBT
-HS: Xem trước bài mới
III/ Tiến trình bài dạy : 
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
3’
+HĐ1: Giới thiệu chương:
6 – 4 = 2 ; 4 – 6 = ? :– Vậy để phép trừ luôn thực hiện được ta cần ở rộng tập hợp N thành một tập hợp mới , đó là tập hợp số nguyên 
Nghe GV giới thiệu chương mới
12’
HĐ2: Bài mới
+HĐ2.1 : Giới thiệucác ví dụ 
-Các số –1 ; -2 ; -3  ( đọc là âm 1, âm 2 , âm 3  hay trừ 1 , trừ 2 , trừ 3  ) gọi là số nguyên âm
-Nêu các ví dụ 1 ; 2 ; 3
-Cho hs giải ?1; ?2; ?3 
-Nghe Gv giới thiẹu về số nguyên âm 
-Giải ?1 ; ?2 và ?3
1/ Các ví dụ:
-Các số –1 ; -1 ; -3  ( đọc là âm 1 , âm 2 , âm 3  hay trừ 1 , trừ 2 , trừ 3  ) gọi là số nguyên âm . 
Ví dụ 1: (sgk/ 66) - ?1/ 66 : (Hs tự đọc ) 
Ví dụ 2: (sgk / 67) - ?2 / 67: ( Hs tự đọc) 
Ví dụ 3 : (sgk / 67) - ?3/67: (Hs tự đọc) 
12’
+HĐ2.2 : Vẽ trục số :
 -yêu cầu HS vẽ tia số và cách vẽ tia số, -GV vẽ và giới thiệu trục số
 -Cho HS làm ?4 : Hướng dẫn trước tiên nên ghi các số nguyên vào trục số và xem các điểm A, B, C, D ứng với những số nào.
 - Chú ý : Điểm A biểu diển số 
 -6 ta có thể kí hiệu là : A(-6), tương tự B(-2), C(1), D(5).
-Nêu cách vẽ tia số và vẽ tia số
-Vẽ trục số
-Biểu diển các số nguyên trên trục số
2/ Trục số :
Ta biểu diển các số nguyên âm trên tia đối của tia số , ta được trục số.
 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 
+Điểm 0 (không) gọi là
 điểm gốc của trục số 3
+Chiều từ trái sang phải 2
 gọi là chiều dương , chiều 1
 từ phải sang trái gọi là 0 
 chiều âm của trục số. -1
Chú ý : Ta có thể vẽ trục -2
 số như hình sau : -3 
-Giới thiệu phần chú ý SGK
- Cho hs giải ?4/67
-Giải ?4
?4 / 67 : Các điểm A , B , C , D lần lượt biểu diễn các số –6 ; -2 ; -1 và 5 
15’
+HĐ3 : Củng cố : 
+Cho HS làm bài tập 1 SGK
-Trong hai nhiệt kế a và b nhiệt độ nào cao hơn ?
+Cho HS làm bài tập 2 SGK
+Cho HS làm bài 3 SGK
GV : Giới thiệu thời điểm trước công nguyên ta chỉ số âm , sau công nguyên ta chỉ số dương .
+Treo bảng phụ bài 4 yêu cầu HS điền các điểm còn
 lại trên trục số.
-Nhìn hình 35 SGK và đọc đúng số chỉ ghi trong nhiệt kế của BT1
- Đọc các số ghi trong BT 2
-Đọc các số ghi trong BT 3
-Điền các số còn lại trong hình 36
Bài tập : 
1 / 68 : a/ -3o C ; b/ -2o C 
 c/ 0o C ; d/ 2o C ; e/ 3o C 
2 / 68 : Đọc như sau : 
a/ 8848 mét 
b/ âm 11524 mét ( trừ 11524 mét )
3 / 68 : Năm – 776 
4 / 68 : ( Hs tự ghi )
3’
+HĐ4: HDVN:
-Giải bài tập 5 / 68 / SGK và các bài tập 7 ; 8 / 55 / SBT 
	-Xem trước bài : Tập hợp các số nguyên 
*Hướng dẫn BT5 : Có thể vẽ trục số đứng hay trục số nằm ngang , lưu ý xác định chiều dương cho đúng 
IV/ Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn : 17/ 11/ 14 - Ngày dạy : 24 / 11 / 2014
Tiết 41	 TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I/ Mục tiêu :
+Kiến thức: Biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số; số đối của số nguyên, bước đầu hiểu được rằng có thể có thể dùng số nguyên để biểu diễn các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
+Kỹ năng: Viết được tập hợp các số nguyên bằng cách liệt kê phần tử, tìm thành thạo số đối của một số
+Thái độ: Tuân thủ tính chính xác khi viết tập hợp số nguyên và tìm số đối, bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
+ Năng lực: Tính tốn, tư duy logic
II/ Chuẩn bị : 
-GV: Thước, phấn màu, MTBT
-HS: Học bài, xem trước bài mới 
III/ Tiến trình bài dạy : 
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
5’
+HĐ1: KTBC
-Đọc các số – 25 ; - 2004 . 
-Các điểm A , B , C trên trục số sau biểu diễn những số nào? 
 -5 B -3 -2 A 0 1 2 C 4 5
Kết quả:
Aâm hai mươi lăm
Aâm hai nghìn không trăm linh tư
Các điểm A , B , C trên trục số biểu diễn những số : -1; -4; và 3
16’
HĐ2: Bài mới
+HĐ2.1 : Giới thiệu tập hợp số nguyên :
 -Giới thiệu các loại số nguyên dương , nguyên âm, số 0
 -Giới thiệu tập hợp các số nguyên và kí hiệu
 -Giữa Z và N có mối quan hệ gì ? 
-Giữa Z và N có mối quan hệ gì ? 
-Nêu chú ý
-Ngưới ta thường dùng số nguyên để làm gì ? 
-Cho học sinh giải ?1 / 69 và ?2 ; ?3 / 70
-Nghe GV giới thiệu tập hợp số nguyên và kí hiệu của nó 
-Liệt kê các phần tử của tập hợp Z
-Nêu được N Z 
-Giải ?1 / 69 và ?2 ; ?3 / 70
-Nêu chú ý và nhận xét qua gợi ý của GV 
1/ Số nguyên :
-Các số tự nhiên khác 0 được gọi là các số nguyên dương ( Đôi khi còn viết là : +1, +2, +3,  )
-Các số –1, -2, -3, là các số nguyên âm.
-Tập hợp các số nguyên âm, các số nguyên dương, số 0 được gọi là tập hợp các số nguyên . 
Kí hiệu : Z
Vậy Z = {; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;} 
+Chú ý : sgk
+Nhận xét : sgk
Ví dụ : ( sgk / 69 )
?1 / 69 : Các số biểu thị các điểm C , D và E lần lượt là 4 ; -1 và –4
?2 / 70 : a/ Cách A 1 m , b/ Cách A 1 m
?3 / 70 : a/ Cách A 1 m về hai phía 
b/ + 1 m và – 1 m
10’
+HĐ2.2 : Nêu khái niệm số đối : 
 -Nêu ví dụ về các cặp số đối nhau 
 -Cho học sinh giải ?4 / 70
-Tìm hiểu các ví dụ về số đối 
-Giải ?4 / 70 
2/ Số đối : 
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Các số 1 và –1 , 2 và –2 , 3 và –3  là các số đối nhau . 1 là số đối của –1 , -1 là số đối của 1 , 2 là số đối của –2 , -2 là số đối của 2  
?4 / 70 : Số đối của 7 là –7 , số đối của –3 là 3 , số đối của 0 là 0 
11’
+HĐ3 : Củng cố : 
Hỏi lại : 
 -Tập Z bao gồm những số nào ? 
 -N quan hệ thế nào với Z?
Cho học sinh giải các BT 
6 ; 7 / 70 ; 10 / 71 / sgk
-Nhắc lại định nghĩa tập hợp Z 
-Nêu quan hệ của N và Z 
-Giải các BT 6 ; 7 / 70 ; 
10 / 71 / sgk
Bài tập : 
6 / 70 : -4 Ỵ N ( sai ) , 4 Ỵ N ( đúng ) 
 0 Ỵ Z ( đúng ) , 5 Ỵ N ( đúng )
 -1 Ỵ N ( sai ) , 1 Ỵ N ( đúng )
7 / 70 : Dấu + biểu thị độ cao trên mặt nước biển , dấu – biểu thị độ cao dưới mặt nước biển 
10/ 70 : Điểm B : 2 km , điểm C : -1 km
3’
+HĐ4: HDVN:
-Học bài 
-Giải các bài tập 8 ; 9 / 70 ; 71 / sgk và các bài tâp 14 ; 15 ; 16 / 56 / sbt
-Xem trước bài : Thứ tự trong tập hợp số nguyên 
 *Hướng dẫn BT 8 : Dựa vào nhận xét ở mục 1 của bài học để giải
IV/ Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn : 17/ 11/ 14 - Ngày dạy : 25 / 11 / 2014
Tiết 42 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh 
+Kiến thức: Nêu được thứ tự trên tập hợp số nguyên, định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số nguyên
+Kỹ năng: Biết cách so sánh hai số nguyên, tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên, sắp xếp nhiều số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm dần
+Thái độ: Tuân thủ tính cẩn thận, chính xác khi so sánh số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, ý thức tự giác, tích cực trong quá trình xây dựng bài mới
+ Năng lực: Tính tốn, tư duy logic
II/ Chuẩn bị : 
-GV: Thước, phấn màu, MTBT
-HS: Học bài, xem trước bài mới
III/ Tiến trình bài dạy : 
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
5’
+HĐ1: KTBC
-Viết tập hợp Z các số nguyên 
-Tìm số đối của các số 4, -3, +9, 0
1 hs lên bảng
Kết quả:
Z = {; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;}
Số đối của các số 4, -3, +9, 0-lần lượt là: -4; 3; -9; 0
14’
HĐ2: Bài mới
+HĐ2.1: So sánh hai số nguyên 
 -Trên trục số nằm ngang , điểm a ở bên trái điểm b thì 
a < b
 -Cho hs giải ?1/ 71
 -Nêu chú ý
 -Cho hs giải ?2 / 72
 -Qua ?2 hỏi : hãy so sánh số nguyên dương và 0 , số nguyên âm và 0 , số nguyên âm với một số nguyên dương bất kì ? 
 -Nêu nhận xét
-So sánh các số tự nhiên bằng tia số
-So sánh các số nguyên bằng trục số nằm ngang 
-Giải ?1 / 71
-Nghe GV nêu chú ý 
-Giải ?2 / 71 và nêu nhận xét 
1/ So sánh hai số nguyên :
-Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
Ví dụ : -6 < -4 ; -1 < 3
?1/ 71 : 
a/ Điểm –5 nằm bên trái điểm –3 , nên –5 nhỏ hơn –3 và viết –5 < -3 
b/ , c/ ( HS tự giải )
-Chú ý : SGK / 71
?2 / 71 :
a/ 2 < 7 ( HS tự giải các câu còn lại )
-Nhận xét :
+Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0;
+Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0;
+Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào .
12’
+HĐ2.2 : Định nghĩa giá trị tuyệt đối 
 -Cho hs giải ?3 / 72 
 -Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì ? 
 -Nêu ví dụ 
 -Cho hs giải ?4 / 72 
 -Nêu nhận xét
-Giải ?3 / 72 
-Nêu định nghĩa giá trị tuyệt đối
-Giải ?4 / 72 
-Nghe GV nêu nhận xét 
2/ giá trị tuyệt đối của một số nguyên :
?3 / 71 ( Hs tự giải )
+ Định nghĩa : Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a - Kí hiệu : 
Ví dụ : = 13, 
?4 / 72 : = 1  - Nhận xét : sgk / 72
11’
+HĐ3 : Củng cố : 
-Cho HS giải bài tâp 11 ; 12 ; 13 / 73 / SGK
-Cho cả lớp giải 
-Gọi hs lên bảng giải 
-Sửa sai nếu có
-Giải các bài tập 11 ; 12 ; 13 / 73 / sgk
-Cả lớp giải 
-Lên bảng trình bày bài giải
-Lớp nhận xét
BT11/ 73 :
3 -5; 4 > -6; 10 > -10.
BT12/ 73 :
–17 < -2 < 0 <1 < 2 < 5.
2001> 15> 7> 0> -8 > -101.
BT13/ 73 
a/ -5 < x < 0 vậy x Ỵ { -4;-3;-2;-1 }
b/ -3 < x < 3 ( HS tự giải )
3’
+HĐ4: HDVN
 -Giải các bài tập : 14; 15 / 73 / SGK
 -Chuẩn bị trước các bài tập 16 đến 22 / 73 ; 74 / sgk để tiết sau luyện tập.
*Hướng dẫn BT15 : Tính kết quả ở mỗi vế rồi mới so sánh .
IV/ Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÀN 14.doc