Giáo án dạy Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân

CHỦ ĐỀ

Thời gian thực hiện: 4 tuần Từ tháng đến tháng năm 201

MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Thực hiện các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp, thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn.

- Trẻ biết bật tại chỗ 3-4 lần , ném xa bằng một tay

- Trẻ biết co duỗi chân, chạy thay đổi theo tốc độ theo hiệu lệnh

- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân như: đi, bật, chạy, nhảy.

- Phát triển cơ bắp, chân tay và sự khéo léo của đôi bàn tay thông qua các trò chơi: Lăn bóng, bắt bóng

- Biết mặc quần áo phù hợp theo thời tiết

- Trẻ biết phối hợp các giác quan và các bộ phận của cơ thể để thực hiện một số kỹ năng vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, bật

- Biết cầm bút vẽ bằng tay phải.

- Biết vẽ được các nét: Nét xiên, nét thẳng, nét cong

* Dinh dưỡng – sức khỏe

- Biết các bữa ăn của bé, biết giữ gìn sức khoẻ và có nề nếp thói quen vệ sinh thân thể như: rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi với đồ chơi, rửa mặt sau khi ăn

- Trẻ có một số kỹ năng sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: rửa tay, tự xúc cơm, bê cơm, cất dọn đồ chơi sau khi chơi, cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định, Sử dụng bát thìa ca đúng cách

- Trẻ nhận biết và phòng tránh những hoạt động nguy hiểm, những nơi không an toàn ,những vận dụng nguy hiểm đến tính mạng.

- Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng và có ý thức vệ sinh trong ăn uống: khi ăn không được nói chuyện, không để rơi cơm, ăn hết khẩu phần.

- Biết nói với người lớn khi bị đau chảy máu

 

doc 49 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1834Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thích
- Dạy trẻ phân biệt ngày hôm qua ngày ,hôm nay
Hoạt động học
Ném xa bằng 1 tay
Toán
Nhận biết phía trên, dưới, trước, sau của bản thân
Truyện
Mỗi người mỗi việc
Âm nhạc
VĐ:Nào! Chúng ta cùng tập thể dục
TC và KNXH
Đây là tôi
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Hướng dẫn trẻ xếp hình người từ lá cây
- TCVĐ:
 Tạo dáng
- Chơi theo ý thich:
 - Quan sát:
Làm thí nghiệm: Nóng - lạnh
- TCVĐ:
 Chim sẻ
- Chơi theo ý thich:
 - Quan sát:
Trang phục bạn trai, bạn gái
- TCVĐ:
Tìm bạn thân
- Chơi theo ý thich:
- Quan sát: Cây sấu 
- TCVĐ:
Đuổi bóng 
- Chơi theo ý thich:
- Quan sát: Cây Lộc vừng
- TCVĐ:
 Đuổi bóng
- Chơi theo ý thich:
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây khu nhà bé ở
- Góc tạo hình: Tô màu tranh về bạn trai, bạn gái
- Góc phân vai:Chơi nấu ăn, bán hàng
- Góc bé yêu văn học: Xem tranh, truyện tranh về chủ đề bản thân
- Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa những bài hát về bản thân
- Góc bác sỹ: Chăm sóc em bé
Giờ ăn
Ngủ trưa
- Trẻ ngồi vào bàn ăn
- Cô dạy trẻ một số thoí quen trong ăn uống
- Biết lấy gối nằm ngay ngắn, biết đề nghị người khác khi cần thiết, trẻ nghe hát ru
Hoạt động chiều
- Tiếp tục nhận biết các ký hiệu đồ dùng
- Đọc các bài thơ, câu chuyện chủ đề bản thân
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm
Vệ sinh – trả trẻ
Thứ 2 ngày tháng 10 năm 201 
PTTC: Ném xa bằng một tay
Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức
- Trẻ biết cầm bao cát bằng một tay đứng chân trước chân sau để ném
- Trẻ ném đúng theo yêu cầu của cô.
Kỹ năng
- Phát triển cơ bắp, tố chất khéo léo
Thái độ
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết cho trẻ.
Chuẩn bị :
- Xắc xô
- Bao cát, vòng thể dục
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1 : Khởi động
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn và khởi động theo bài hát “Ồ sao bé không lắc”
Hoạt động 2 : Trọng động
* Bài tập phát triển chung : Tập trên nền nhạc bài hát ‘Mời bạn ăn’
+ Động tác 1 : Hai tay ra trước lên cao hạ xuống
+ Động tác 2: Hai tay sang ngang, nghiêng người sang 2 bên
+ Động tác 3: Hai tay đưa ra phía trước, khuỵu gối
+ Động tác 4 : Bật chụm chân
+ Động tác nhấn mạnh : Bật chụm tách chân
Vận động cơ bản: Ném xa bằng một tay
+ Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích động tác
+ Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác
Tư thế chuẩn bị: Cô từ đầu hàng đến trước vạch xuất phát và cúi xuống nhặt túi cát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng chân trước chân sau, tay cô cầm túi cát cùng phía với chân sau.
Khi có hiệu lệnh “Ném”, cô đưa túi cát từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa về phía trước khi tay đưa cao nhất. Ném xong cô chạy lên nhặt túi cát để vào rổ và đi về phía cuối hàng
- Bạn nào giỏi lên thực hiện giống cô nào
- Cô cho từng trẻ ở từng tổ lên thực hiện
- Cô cho trẻ của từng tổ thực hiện lần lượt 1 lần cho đến hết
- Cô cho trẻ ở 2 tổ thi đua nhau
(Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ)
- Củng cố:
+ Chúng mình vừa thực hiện vận động gì?
+ Cô mời 2 bạn thực hiện tốt lên thực hiện lại cho cô và các bạn xem nào
Trò chơi vận động: “Kéo co”
- Luật chơi: Đội nào dẫm chân vào vạch đích hoặc bước qua vạch đích đội đó thua cuộc
- Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 2 đội chơi. Các thành viên trong 2 đội đều có số lượng bằng nhau, sức khỏe bằng nhau. Các thành viên trong đội đứng chéo nhau, so le một bạn bên phải – 1 bạn bên trái, đứng chân trước chân sau, 2 tay giữ chặt vào dây. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” 2 đội kéo dây mạnh về phía mình trong tiếng reo vang của tiếng trống. Đội nào dẫm chân vào vạch hoặc bước qua vạch đội đó thua cuộc. Sau đó 2 đội đổi bên
- Cô cho cả lớp chơi 2, 3 lần
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho cho trẻ làm động tác “Chim bay cò bay”, hít thở nhẹ nhàng, đi lại tự do quanh lớp
======******======
Hướng dẫn trẻ xếp hình người từ lá cây
TCVĐ: tạo dáng - TCDG: lộn cầu vồng
Chơi theo ý thích
Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các loại lá cây để xếp hình người. Trẻ biết tên một số loại lá cây
Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát, tư duy, sáng tạo
Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thích lao động, biết cách chăm sóc cây
Chuẩn bị:
- Kéo, phấn, 1 số loại lá cây
Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1:Xếp hình người từ lá cây
- Cô đưa trẻ ra sân trường và hỏi trẻ: Các con đang đứng ở đâu?
- Hôm nay sân trường như thế nào?
- Có những loại lá cây nào rụng trên sân trường ?
- Cô giới thiệu với trẻ lá cây có thể xếp thành rất nhiều đồ vật, đồ chơi, hình người.
- Cô nhặt lá cây và xếp mẫu cho trẻ xem
- Cô cho cả lớp đi nhặt những lá cây rụng trên sân trường và xếp thành hình người.
- Giáo dục: Cô giáo dục trẻ cách chăm sóc, vệ sinh sân trường, bảo vệc ây
Hoạt động 2: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian
* TCVĐ: Tạo dáng
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần
* TCDG: Lộn cầu vồng - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần
Hoạt động 3: Chơi theo ý thích
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.
- Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi
Đánh giá cuối ngày:
======******======
Thứ 3 ngày tháng năm 201
PTNT: Nhận biết phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân
Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức
- Trẻ nhận biết được phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân mình
Kỹ năng
- Rèn luyện khả năng định hướng trong không gian, rèn kỹ năng chú ý cho trẻ
Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua tập thể
- Giáo dục trẻ đoàn kết gắn bó chơi cùng nhau, trẻ có nền nếp học tập
Chuẩn bị :
- Chùm bóng bay treo ở phía trên đầu trẻ
- Mỗi trẻ một đồ chơi
- Mỗi trẻ một ghế ngồi
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: cái mũi
- Trong bài hát có nhắc đến bộ phận nào?
- Mũi của các con đâu?
- Mũi ở phía nào của con? (phía trước)
- Trên cơ thể con còn có bộ phận nào nữa?
- Chân ở phía nào của con? (phía dưới)
- Đầu ở phía nào? (phía trên)
- Lưng ở phía nào?
Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân.
+Phía trên
- Ai giỏi phát hiện được hôm nay lớp mình có gì mới? (chùm bóng bay)
- Nó ở đâu ?
- Các con làm thế nào để nhìn thấy quả bóng? (ngửa cổ lên)?
- Như vậy quả bóng ở phía nào của các con? (phía trên, cô hỏi lớp, tổ, cá nhân trẻ trả lời)
- Ngoài chùm bóng thì phía trên đầu các con còn gì nữa? (quạt điện, bống điện)
Các vật ở phía trên thì chúng mình phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy.
+ Phía dưới
- Bây giờ chúng minh cùng bật lên lấy quả bóng nào?
- Khi các con bật lên rồi rơi xuống thị chân các con chạm vào đâu? Làm thế nào để các con nhìn thấy nền nhà? ( cúi xuống)?
- Vậy nền nhà ở phía nào của các con? ( phía dưới)
Cô mời các con ngồi xuống, các con hãy phát hiện xem phía dưới các con còn có gì nữa?
Các vật ở phía dưới thì chúng mình phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy.
+ Phía sau
- Các con rất giỏi cô sẽ thưởng cho mỗi bạn 1 đồ chơi, chúng mình lấy đồ chơi nào
- Chúng mình giấu đồ chơi giống cô nào? ( trẻ giấu ra sau lưng)
- Đồ chơi đang ở phía nào của các con?
- Vì sao con biết đồ chơi ơi phía sau? (không nhìn thấy)
- Muốn nhìn thấy đồ chơi ở phía sau con phải làm thế nào? ( quay đầu lại)
- Chúng mình cùng quay đầu lại xem có thấy đồ chơi không?
- Vậy đồ chơi ở phía nào của các con?
- Ai biết phía sau các con có gì?
- Làm thế nào mà con biết được những đồ vật đó ở phía sau?
Các vật ở phía sau thì các con phải quay đầu lại mới nhìn thấy được
+ Phía trước
- Các con hãy cầm và chơi với đồ chơi của mình nào?
- Đồ chơi đang ở phía nào của các con? Tại sao con biết được ( tại vì con nhìn thấy); Phía trước mặt con còn có gì nữa?
 Các vật ở phía trước là những vật mà các con không phải quay đầu lại cũng nhìn thấy được
- Chúng mình vừa phân biệt phía trước, phía sau, phía trờn, phía dưới của bản thân rất giỏi, cô khen cả lớp nào.
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
- Bây giờ các con hãy càm đồ chơi và chơi theo yêu cầu của cô nhé.
- Cô nói đồ chơi ở phía nào thì các con hãy đặt đồ chơi về phía đó.
- Ví dụ: cô nói đồ chơi ở phía sau thì các con đặt ở đâu?
- Cô nói: đồ chơi ở phía trước thì các con đặt ở đâu?
- Cô cho trẻ chơi 4, 5 lần (chơi xong cho trẻ cất đồ chơi vào rổ)
Tổ “chim non” hãy cất rổ lên bàn phía trước mặt các con
Tổ “gấu trúc” và tổ “thỏ trắng” hãy cất rổ lên bàn phía sau lưng các con
======******======
Làm thí nghiệm Nóng - lạnh
TCVĐ: Chim sẻ - TCDG: Bịt mắt bắt dê
Chơi theo ý thích
Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhận được những cảm giác khác nhau như: nóng, ấm, lạnh.
- Rèn luyện thính giác, xúc giác và khả năng định hướng âm thanh.
- Nắm được luật chơi, cách chơi của trò chơi vận động, trò chơi dân gian, tham gia nhiệt tình. Trẻ tích cực quan sát, khám phá, chơi đoàn kết với nhau khi ra ngoài trời
Chuẩn bị: 
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp
- Phấn, bóng, vòng, khăn vải để trẻ bịt mắt.
- Hai chậu nước (nóng ấm, nước lạnh).
Tổ chức hoạt động:
- Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng.Cô kiểm tra sĩ số.
- Cô kiểm tra quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày.
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nóng và lạnh
- Cô đổ lần lượt nước ấm nóng, nước lạnh vào hai chậu khác nhau. Cô cho 2 tay vào 2 chậu hai bên (nước nóng và nước lạnh). Sau đó cô nói cảm giác của mình và lau tay vào khăn khô.
- Cô mời trẻ lên làm thí nghiệm như cô.
+ Tay phải cháu cảm thấy như thế nào?
+ Tay trái cháu cảm thấy như thế nào?
Hoạt động 2: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian
* TCVĐ: "Chim sẻ"
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần
* TCDG: "Bịt mắt bắt dê"
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần
Hoạt động 3 : Chơi theo ý thích
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo.
- Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi 
Đánh giá cuối ngày:
 ======******======
Thứ 4 ngày tháng năm 201 
PTNN: Chuyện: Mỗi người một việc
Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức
- Trẻ biết tên truyện, kể được tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung truyện.
Kỹ năng
- Rèn cho trẻ khả năng diễn đạt mạch lạc, rõ ràng
Thái độ:
- Giáo dục trẻ tính đoàn kết cho trẻ.
Chuẩn bị:
- Tranh minh họa; Một số hình ảnh về Tai, mũi, miệng...
- Hình ảnh pp
- Máy tính
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: “Hãy xoay nào”
- Trong bài hát có nhắc đến những bộ phận nào?
- Trên cơ thể có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng riêng. Nhưng một hôm họ cãi nhau. Chúng mình có biết vì sao họ lại cãi nhau không, chúng mình hãy nghe câu truyện: “Mỗi người một việc” để biết vì sao họ lại cãi nhau nhé.
Hoạt động 2: Kể truyện “Mỗi người một việc”
* Cô kể truyện
- Lần 1 kể cho trẻ nghe diễn cảm, không có tranh
 + Cô vừa kể cho chúng mình nghe truyện gì?
- Lần 2 kể kết hợp xem hình ảnh pp.
* Giúp trẻ tìm hiểu tác phẩm
- Trong câu truyện có những ai?
- Mắt nói như thế nào?
- “Tôi suốt ngày phải nghe” là câu nói của ai?
- Tay, chân nói thế nào?
- Mũi nói thế nào?
- Tất cả mọi người đều nghĩ bạn mồm thế nào?
- Bạn mồm đã tỏ thái độ ra sao khi nghe nói mình không làm gì cả mà chỉ ăn thôi?
- Sau một ngày bạn mồm không ăn uống thì điều gì đã xảy ra với chân, tay, mắt, mũi?
- Khi bạn mồm ăn uống trở lại thì mọi người cảm thấy thế nào?
- Qua câu chuyện các con thấy mọi người điều gì?
- Các con cùng lắng nghe câu truyện một lần nữa nhé.
Giáo dục: Qua câu truyện muốn nhắc chúng mình phải biết sống đoàn kết và yêu thương nhau đấy các con ạ
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cả lớp hát và vận động bài “Hãy xoay nào”
======******======
Quan sát: Trang phục bạn trai, bạn gái
TCVĐ: Tìm bạn thân - TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi theo ý thích
Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết các đặc điểm về trang phục của các bạn trai, bạn gái trong lớp, biết lụa chọn những bộ trang phục phù hợp với giới tính của mình.
- Rèn khả năng quan sát, so sánh, tư duy cho trẻ
- Giáo dục trẻ chơi đúng luật, tham gia nhiệt tình vào trò chơi, đoàn kết khi chơi
Chuẩn bị:
- Trang phục của trẻ gọn gàng phù hợp
- Phấn, vòng, bóng, sắc xô
Cách tiến hành :
*Hoạt động 1: Quan sát "Trang phục bạn trai, bạn gái"
- Cho trẻ ra ngoài trời xếp hai hàng đối diện: 1 hàng các bạn trai, một hàng các bạn gái điểm danh.
- Cô đặt một số câu hỏi hỏi trẻ:
- Ai có nhận xét gì về trang phục của các bạn trai? ( bạn gái)
- Trang phục của các bạn trai khác trang phục của các bạn gái như thế nào?
- Tuy khác nhau nhưng các bộ trang phục nói chung mang lại điều gì cho chúng mình?
- Để các bộ trang phục luôn sạch đẹp chúng mình phải làm gì?
*Hoạt động 2: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian
TCVĐ: Tìm bạn thân
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi
TCDG: Lộn cầu vồng
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần
*Hoạt động 3 : Chơi theo ý thích
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo
- Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi
Đánh giá cuối ngày:
 ======******======
Thứ 5 ngày tháng năm 201 
PTTM. Vận động: Nào Chúng ta cùng tập thể dục
Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ hát đúng, biết thể hiện tình cảm khi hát. Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo bài hát
Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ
Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục
Chuẩn bị:
- Trang phục áo dài. Giáo án điện tử.
- Đàn ghi sẵn các bài hát : Đôi mắt xinh, bàn tay mẹ, đôi dép xinh...
+ Hình ảnh bé trai bé gái tập thể dục. Hình ảnh các giác quan bộ phân cơ thể bé.
+ Hình ảnh về công việc mẹ làm hàng ngày.
+ Hình ảnh các ô số 1, 2,3,4. Đằng sau mỗi số khi mở ra là hình ảnh tranh có từ tương ứng với nội dung bài hát : Nào ! Chúng ta cùng tập thể dục, Đôi mắt xinh, bàn tay mẹ...
 - Trang phục của trẻ sạch sẽ, gọn gàng. Tâm thế trẻ thoải mái.
Tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức:
Chào mừng các bạn đến với chương trình “Chiếc hộp âm nhạc”.
- Cô giới thiệu 3 đội chơi: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen.
- Cho trẻ xem các bộ phận cơ thể bé trên giáo án điện tử.
- Cho trẻ nghe nhạc và đoán xem là bài hát gì?
- Cho cả lớp hát “Nào ! Chúng ta cùng tập thể dục”
Hoạt động 1: Dạy vận động minh họa
 “Nào ! Chúng ta cùng tập thể dục”
- Để bài hát hay hơn và sinh động hơn Ban tổ chức sẽ đưa ra vận động mẫu mời 3 đội chú ý quan sát và ghi nhớ vận động minh họa nhé.
- Cô vận động mẫu lần 1: không nhạc.
- Cô vận động mẫu lần 2: Kết hợp nhạc đệm.
+ Mời 3 trẻ lên tập 3 động tác cô vừa hướng dẫn.
- Mời 3 đội bước vào phần thi tài năng.
- Cả 3 đội cùng biểu diễn vận động bài “Nào ! Chúng ta cùng tập thể dục”
+ Từng tổ vận động.
+ Từng nhóm vận động
+ Cá nhân vận động.
- Trong khi trẻ vận động cô quan sát sửa sai.
Giáo dục trẻ: Thường xuyên tập thể dục để rèn luyện sức khỏe.
Hoạt động 2: Nghe hát : Bàn tay mẹ.
- Cô giới thiệu một số hình ảnh của mẹ. Dẫn dắt vào bài hát “Bàn tay mẹ”
- Hát cho trẻ nghe :
Lần 1: Cô hát trên nền nhạc có minh hoạ cử chỉ
- Cô vừa hát bài hát gì?
Lần 2: Cô hát trên nền nhạc kết hợp minh hoạ cử chỉ, cô khuyến khích trẻ hưởng ứng bài hát cùng cô.
* Cô khái quát : Bài hát " Bàn tay mẹ" có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái thể hiện tình cảm thương yêu của bạn nhỏ dành cho mẹ của mình.
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Tai ai thính”
- Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi của trò chơi này.
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi để trẻ nắm được
 ======******======
Quan sát cây Sấu
TCVĐ: Đuổi bắt bóng - TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi theo ý thích
Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được đặc điểm của cây. Biết chức năng của cây
- Rèn luyện cách nhận biết và thể hiện các trạng thái khác nhau bằng những vận động biểu cảm. Rèn kỹ năng nói đủ câu cho trẻ
- Giaó dục trẻ yêu quý, chơi đoàn kết với các bạn
Chuẩn bị:
- Sân chơi bằng phẳng và sạch sẽ
- Phấn vẽ, vòng thể dục, xắc xô, bóng
Tổ chức hoạt động :
*Hoạt động 1: Quan sát cây sấu
Cô cho trẻ ra sân trường và hỏi trẻ:
- Các con đang đứng ở đâu?
- Trên sân trường có những loại cây nào?
- Ai có nhận xét gì về đặc điểm của cây sấu này?
- Trồng cây sấu có ích gì?
- Muốn cây sấu luôn được tươi tốt chúng mình phải làm như thế nào?
*Hoạt động 2: chơi trò chơi vận động, trò chơi dân gian
+ TCVĐ: Đuổi bóng: 
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi
 Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần
+ TCDG: Lộn cầu vồng: (cô cùng chơi với trẻ)
*Hoạt động 3: chơi theo ý thích
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều phấn và vòng thể dục cho chúng mình, các con hãy vẽ những gì mà các con thích và chơi với vòng thể dục nhé!
Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
Đánh giá cuối ngày:
======******======
Thứ 6 ngày tháng năm 201 
KPKH: Đây là tôi
Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết tên, tuổi, giới tính của bản thân. Biết yêu quý, giữ gìn các bộ phận trên cơ thể
Kỹ năng
- Rèn trẻ trả lời trọn câu, trả lời rõ ràng mạch lạc
Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn các bộ phận trên cơ thể
Chuẩn bị:
- Bút màu, giấy vẽ đủ số lượng trẻ trong lớp
Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1: Trò chuyện gợi mở, gây hứng thú vào bài
- Cho trẻ múa hát bài “Ồ sao bé không lắc”. Sau đó trẻ xúm xít ngồi xung quanh cô giáo.
Hoạt động 2: Đây là tôi.
- Cô giới thiệu tên, tuổi của mình cho trẻ
+ Cô xin giới thiệu cô tên là Nguyễn Thu Giang
+ Năm nay cô 30 tuổi.
+ Cô cảm thấy rất yêu thích những bộ phận trên cơ thể của mình. Những bộ phận đó đã giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của cô và giúp cô nhìn xinh xắn hơn nhiều
- Cô mời lần lượt từng bạn giới thiệu thông tin về mình để làm quen
+ Bạn nào xung phong lên giới thiệu trước ?
+ Cô mời bạn nữ áo hồng xinh xắn nào?
+ Bạn tên là gì?
+ Bạn mấy tuổi?
+ Bạn là bạn trai hay bạn gái?
+ Con cảm thấy như thế nào với những bộ phận trên cơ thể của mình?
(Cô hỏi lần lượt từng trẻ. Cô nhắc trẻ nói to, trả lời đủ câu: Tôi tên là...Tôi 3 tuổi. Tôi là bạn trai.... Tôi cảm thấy ..... những bộ phận trên cơ thể của mình)
- Giáo dục: Mỗi người chúng ta đều có cơ thể đầy đủ, giới tính riêng của mình. Điều đó giúp phân biệt giữa mỗi người trong chúng ta. Mỗi người chúng ta đều cảm thấy yêu quý chính bản thân mình. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết chăm sóc, yêu quý và giữ gìn những điều đó
Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
- Luật chơi: Bạn nào nhảy vào nhầm vòng hay không nhảy kịp vào vòng, bạn đó sẽ phải hát 1 bài
- Cách chơi: Cô đặt vòng màu đỏ, màu xanh xuống sàn nhà. Trong thời gian 1 bản nhạc trẻ vừa đi vừa hát bài “Hãy xoay nào”. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải thật nhanh chân nhảy vào vòng, trẻ trai nhảy vào vòng màu xanh, trẻ gái nhảy vào vòng màu đỏ. Bạn nào nhảy vào nhầm vòng hay không nhảy kịp vào vòng, bạn đó sẽ phải hát 1 bài
- Cô cho cả lớp chơi 4, 5 lần
======******======
Quan sát cây Lộc vừng
TCVĐ : Đuổi bóng
TCDG : Dung dăng dung dẻ
Chơi ý thích
Mục đích - yêu cầu:
 - Trẻ gọi được tên cây, các phần của cây. Trẻ biết được ý nghĩa, tác dụng của cây
- Rèn kỹ năng nói, kỹ năng quan sát
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
Chuẩn bị:
- Cây trên sân trường
- Đồ chơi cho trẻ
Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: quan sát cây Lộc vừng
- Các con đang đứng ở đâu?
- Trên sân trường có những cây nào?
- Đâu là cây Lộc vừng?
- Cây Lộc vừng có đặc điểm gì?
- Tại sao con biết đây là cây Lộc vừng?
- Trồng cây Lộc vừng có tác dụng gì?
- Khi chơi ở gốc cây Lộc vừng chúng mình phải chơi thế nào?
- Làm thế nào để bảo vệ cây?
*Hoạt động 2: Chơi trò chơi
+ TCVĐ: đuổi bóng: “Cô cho trẻ đứng về một phía, cô lăn bóng cho trẻ đuổi theo
Khi nào bóng dừng lại trẻ mới được dùng để bắt bóng” 
+ TCDG: dung dăng dung dẻ : (cô cùng chơi với trẻ)
*Hoạt động 3: chơi theo ý thích
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều phấn và vòng thể dục cho chúng mình, các con hãy vẽ những gì mà các con thích và chơi với vòng thể dục nhé!
Đánh giá cuối ngày:
NHÁNH III: 
Thực hiện từ ngày tháng 10 đến ngày tháng 10 năm 201 
Nội dung
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Cô ân cần đón trẻ.
- Dạy trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi chủ đề: bản thân
TD sáng
Trò chuyện
- Tập thể dục chung toàn trường theo bài hát
- Trẻ nói được tên tuổi giới tính, những điều trẻ thích, không thích
- Dạy trẻ phân biệt ngày hôm qua ngày hôm nay
Hoạt động học
DD&SK
Nhận biết thức ăn qua vị giác
LQVT
Phân biệt tay phải, tay trái của bản thân
Truyện
Em bé dũng cảm
Âm nhạc Nghe hát: Những em bé ngoan
Tạo hình
Tô màu mũ bạn trai,mũ bạn gái
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Xếp hình người từ lá cây
- TCVĐ:
 Tạo dáng
- Chơi theo ý thich:.
- Quan sát:
Làm thí nghiệm nóng - lạnh
-TCVĐ:
Chim sẻ
- Chơi theo ý thich:
 - Quan sát:
Trang phục bạn trai - bạn gái
-TCVĐ:
Tìm bạn thân
- Chơi theo ý thich:
-Quan sát: Cây sấu
-TCVĐ:
Đuổi bóng
- Chơi theo ý thich:
- Quan sát: Cây Lộc vừng
-TCVĐ:
 Tạo dáng
- Chơi theo ý thich:
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: xây khu nhà bé ở
- Góc tạo hình: Tô màu tranh các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xem tranh, truyện tranh về chủ đề bản thân
- Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bán hàng, chăm sóc em bé
- Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa những bài hát về bản thân
- Góc thiên nhiên: Quan sát và gọi tên cây cảnh
Giờ ăn
Ngủ trưa
- Trẻ ngồi vào bàn ăn
- Cô dạy trẻ một số thoí quen trong ăn uống
- Biết lấy gối nằm ngay ngắn; biết đề nghị người khác khi cần thiết trẻ nghe hát ru
Hoạt động chiều
Thứ 2 ngày tháng năm 201
KPKH: Nhận biết thức ăn qua vị giác
Mục đích - yêu cầu:
Kiến thức
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, thành phần chế biến một số món ăn mặn - ngọt khác nhau
- Biết khi nào thì cần dùng các món ăn ngọt – mặn
Kỹ năng
- Trẻ nhận biết và phân biệt được một số món ăn ngọt – mặn qua vị giác
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ về một số món ăn theo dạng mặn – ngọt
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, trí nhớ có chủ định thông qua hoạt độngtrải nghiệm về một số món ăn mặn – ngọt khác nhau
Thái độ
- Trẻ yêu thích các món ăn hào hứng ăn hết xuất
- Trẻ ý thức được việc cơ thể cần ăn đủ, đúng, đa dạng các món ăn khác nhau
Chuẩn bị :
- Một số tranh ảnh, lô tô các món ăn mặn – ngọt khác nhau
- Món ăn mặn: Cơm, cháo, bún phở
- Món ăn ngọt: Bánh , xôi, chè, nước hoa quả...
- Một số món ăn dạng ngọt – mặn cho trẻ ăn thử
- Đồ chơi bánh mì kẹp thịt và kem dâu
- Một số bài hát bài thơ về chủ đề dinh dưỡng
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de Ban than_12176002.doc