Giáo án dạy thêm môn: Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS: - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực cảm thụ cái hay của tác phẩm.Yêu thích phong cách văn chương của nhà văn đặc biệt là các hình ảnh trữ tình mới mẽ và tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

 - Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

- Tích hợp với một số văn bản đã học.

B, CHUẨN BỊ:

1, Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nội dung bài dạy.

2, Học sinh: Đọc lại các văn bản đã hoc và các phần tiếng việt đã học

 

doc 53 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1547Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn: Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Xếp các từ sau vào bảng: lom khom, lô nhô, nhấp nhổm, khập khiễng, thõng thượt, khẳng khiu, hu hu, khật khưỡng, róc rách, bốp, đoàng.
Từ tượng hình
Từ tượng thanh
.................................................................
..................................................................
..................................................................
..............................................................
...............................................................
.................................................................
Gợi ý: +. Từ tượng hình: lom khom, lô nhô, nhấp nhổm, khập khiễng, thõng thượt, khẳng khiu, khật khưỡng.
 + Từ tượng thanh: rì rào, ha hả, hu hu, róc rách, bốp, đoàng
 Câu 2: Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang và trả lời câu hỏi:
 1. Lom khom và lác đác là hai từ tượng hình.Hãy viét số 1 vào từ gợi ra dáng vẻ, số 2 vào sau từ gợi ra trạng thái của sự vật.
 A. Lom khom 
 B. Lác đác 
 2. Giải nghĩa từ:
 A. Lom khom : ............................................................ 
 B. Lác đác: ............................................................ 
 3.Tác dụng của hai từ trên trong việc tả cảnh Đèo Ngang:
Gơi ý: 1. A-1 B-2
 2. + Lom khom: chỉ tư thế còng lưng xuống của người.
 + Lác đác: thưa và rời nhau, mỗi chỗ, mỗi lần một ít
Tác dụng : Gợi ra rõ nét sự nhỏ bé, thưa thớt của con người, vì vậy càng làm cho
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Tóm tắt văn bản tự sự
 Bài 1.
 Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông sau ý kiến đúng nói về từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
1. Từ ngữ địa phương là loại từ:	
 A. Chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định 
 B. Hiện nay không được dùng nữa 
 C. Chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.	 
 D. Tồn tại song song với từ toàn dân. 	 	
 2. Biệt ngữ xã hội loại từ:
 A. Chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.	 	
 B. Chỉ được dùng trong giới xã hội đen.	 	
 C. Chỉ dùng khi người nói không muốn gọi thẳng tên sự vật, 	
hành động, tính chất... mà mình nói tới.
 D. Biệt ngữ xã hội còn gọi là tiếng lóng.	 	
 3. Biệt ngữ xã hội và từ ngữ địa phương giống nhau ở chổ:
 A. Biệt ngữ xã hội và từ ngữ địa phương đều không được 	
 sử dụng rộng rãi trong toàn dân.
 B. Chỉ dùng trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định.	
 C. Sự tồn tại của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong 	
kho từ vựng đều làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt.
 D. Sự tồn tại của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong 	
kho từ vựng tiếng Việt là cần thiết.
 Gợi ý: 1: C - D 2: A 3: A - D 
Bài 2. 
 1. Tìm từ địa phương tương ứng với từ toàn dân.
 Từ ngữ toàn dân
 Tữ ngữ địa phương
 A. mẹ
 B. đầu gối
 C. lợn
 D.đâu
a) ............................................................
b)............................................................
c)............................................................
d)...........................................................
 2. Cho đoạn thơ sau:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội xuống bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
 a. Gạch chân các từ là từ ngữ địa phương 
 b. Cách sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
3. Viết một câu hỏi và một câu trả lời có sử dụng từ ngữ địa phương, gạch chân dưới từ ngữ địa phương.
4. Hãy tìm từ ngữ toàn dân tương ứng với các ngữ xã hội sau:
A. trứng:
B. gậy:
C. ngỗng: 
D.phao:
E. quay phim:
5. Khoanh tròn trước ý kiến mà em cho là đúng:
A. Học sinh khi nói chuyện với thầy giáo, cô giáo, cha mẹ không được dùng các biệt ngữ trên
B. Học sinh khi nói chuyện với thầy giáo, cô giáo, cha mẹ có thể dùng các biệt ngữ trên nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh và nội dung giao tiếp.
C.Khi HS nói chuyện với nhau có thể sử dụng từ ngữ trên
 Gợi ý: 1. mẹ( bầm, bủ, má, mế, u,...)
 đầu gối( chốc cún...)
	 lợn ( heo, ỉn...)
 đâu( mô)
 	2. bầm, mạ, đon.
	4. trứng: điểm không; gậy: điểm 1; ngỗng: điểm 2; phao: tài liệu học tập; quay phim: giở tài liệu.
 	5. A; C. 
Bài 3: 
1. Mục đích của việc tóm tắt VB tự sự là để:
A. Ghi lại một cách chính xác những nội dung chính của VB nào đó để người chưa đọc nắm được VB ấy
B. Ghi lại một cách đầy đủ, chi tiết toàn bộ nội dung của một VB nào đó để người chưa đọc nắm được VB ấy
C. Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản nào đó nhằm hấp dẫn người chưa đọc văn bản đó
D. Phân tích nội dung, ý nghĩa của VB cho người chưa đọc hiểu rõ VB ấy
2. Cách tóm tắt VB tự sự:
A. Đọc kĩ VB xác định nội dung chính 	 sắp xếp nội dung viết thành văn.
B. Đọc nhanh văn bản 	 sắp xếp nội dung chính viết thành văn.
C. Đọc nhanh văn bản 	 vừa suy nghĩ để sáp xếp nội dung chính vừa viết thành văn.
Gợi ý: 1.A 2. A
 Bài 4: Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ và văn bản Lão Hạc. 
Gợi ý: + Tóm tắt VB Tức nước vỡ bờ
Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào thúc gia đình chị nộp nốt suất sưu còn thiếu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Mặc dù anh Dậu đang đau ốm vì bị đánh trói cả đêm qua và chị Dậu hết lòng van xin, cai lệ vẫn xông vào đánh chị Dâu và trói anh Dậu. Tức quá, chị Dạu liều mạng chống lại. Chị túm lấy cổ hắn, đẩy hắn ngã chỏng quèo ra khỏi cửa. Người nhà lí trưởng xông đến định đánh chị Dậu, hắn cũng bị chị túm tóc lẳng cho ngã nhào ra thềm. 
 + Tóm tắt VB Lão Hạc (Cách tóm tắt căn cứ vào các sự việc chính để tóm tắt như VB Tức nước vỡ bờ)
 Bài 5:
 Các văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ rất khó tóm tắt, Vì sao?
 A. Vì hai văn bản đều rất dài
 B. Vì hai văn bản có nội dung phức tạp, có nhiều nhân vật
 C. Vì hai văn bản thiếu mạch lạc
 D. Vì hai văn bản thiên về cảm xúc, tâm trạng; ít kể sự việc, hành động.
 Gợi ý : D
****************************
Ngày soạn: 03 / 10/ 2015
Ngày dạy: Lớp 8A........... 8C.............
Bài 5 : 
 Trợ từ. Thán từ. Tình thái từ.
A. Củng cố lí thuyết
- Khái niệm trợ từ, thán từ, tình thái từ
- Phân biệt và nhận diện các từ loại trên
- Làm bài tập củng cố và nâng cao.
B. Luyện tập thực hành
 Câu 1
 1. Gạch dưới những trợ từ có trong những câu sau đây:
 A. Chính anh ngọc đã giúp tôi học ngoại ngữ
 B. Chị Dậu là nhân vật chính trong tác phẩm Tắt đèn
 C. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thiếu niên
 D. Những là rày ước mai ao
 Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
 2. Cho hai câu
 (1). Cô Vân có những tám chiếc áo dài
 (2). Cô Vân có tám chiếc áo dài
 Khoanh tròn các chữ cái trước những câu trả lời đúng về hai câu trên
 - Về hình thức hai câu có gì khác nhau?
 A. Câu (1) là câu đơn, Câu (2) là câu ghép
 B. Bổ ngữ của câu (1) được cấu tạo bởi một cặp chử vị, bổ ngữ của câu (2) được cấu tạo bằng một cụm danh từ.
 C. Câu (1) có trợ từ đứng trước bổ ngữ, câu (2) không có trợ từ.
 Gợi ý: C
 - Về nội dung hai câu có gì khác nhau?
 A. Nội dung thông báo (miêu tả) khác nhau.
 B. Sự đánh giá của người nói đối với sự vật được nói tới khác nhau
 C. Cả nội dung thông báo và sắc thái biểu cảm khác nhau.
 Gợi ý: B
 - Trong câu (1) trợ từ "những" có tác dụng gì
 A. Nhấn mạnh số lượng "nhiều" áo dài của cô Vân
 B. Tỏ thái độ (khen hoặc chê) đối với cô Vân
 C. Cả hai tác dụng
 Gợi ý: C
 Câu 2:
1. Gạch dưới các thán từ có tên sau đây ( trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao)
a) Đột nhiên Lão Hạc bảo tôi
- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy , ông ạ !
- à ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão (....)
b) Con chó là của cháu mua đấy chứ !... Nó mua về nuôi, định đến khi nào cưới vợ thì giết thịt...
 ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta đã định rồi chẳng bao giờ làm được.(....)
c) Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
d) Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, Nếu ta không cố tim và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bần tịen, bỉ ổi........ toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn...
e) Hỡi ơi lão Hạc ! thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể thì làm liều như ai hết...
2. Phân loại thán từ có trong các câu trên
- Thán từ bộc lộ cảm xúc:
- Thán từ gọi đáp:
Gợi ý: + BLCX: à, ấy, chao ôi, hỡi ơi
 + Gọi đáp: này, vâng
 Câu 3: Cho các câu sau đây:
A. Cậu vàng đi rồi ông giáo ạ ?
B. Thế nó cho bắt à ?
C. Cụ tưởng tôi sung sướng lắm chăng ?
D. Thế là được, chứ gì ?
( A.B.C trích trong Lão Hạc, Nam Cao)
E. Tỉu ở nhà nhé !(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
F. Đã hay chàng nặng vì tình
 Trông hoa mình chẳng thẹn mình lắm ru ?
G. Riêng lòng đã thẹn lắm thay
 Cũng đã mặt dạn mày dày khó coi
 (F.G trích trong Truyện Kiều, Nguyễn Du)
1. Gạch dưới tình thái từ có trong các câu trên
2. Xếp các từ đó vào bảng sau:
Tình thái từ
A. Dùng để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
...............................................................
B. Dùng để biểu thị sắc thái tình cảm
.................................................................
Gợi ý: 2. A. à, chăng, chứ gì, ru, thay
 B. nhé, ạ 
 Câu 4:
Điền các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy, đi vào chỗ trống sao cho phù hợp
A. Con ăn nữa....Bánh này ngon lắm..... !
B. Mẹ đừng nói nữa, Con biết con sai rồi....
C. Tớ nói đúng quá.....
D. Chúng ta đi.....
E. Chúng ta cùng làm , cùng chịu....
Gợi ý: A. đi....đấy B. mà C. chứ lị D. thôi E. vậy
 Câu 5: 
 Viết bài văn ngắn giới thiệu về nhà văn Xéc-van-téc và tác phẩm Đôn Ki-hô-tê 
 Gợi ý: - Yêu cầu là một bài văn ngắn 
	- Về nhà văn Xéc-van-téc và tác phẩm Đôn Ki-hô-tê kiên thức đạt được như yêu cầu phần chú thích * SGK.
 Câu 6: Viết một đoạn văn nêu lên cảm xúc cuả em về đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao, trong đó có sử dụng 5-8 trợ từ, thán từ, tình thái từ. 
 Gợi ý: - Đáp ứng yêu cầu là một đoạn văn.
	 - Tập trung biểu lộ cảm xúc về đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao.
	 - Sử dụng các trợ từ, thán từ, tình thái từ( như:ôi, chao ôi, xiết bao, thì, thay...) 
.
 ********************* 
Bài 6 Ngày soạn: 15 / 10/ 2015
Ngày dạy: Lớp 8A........... 8C.............
Chiếc lá cuối cùng
 A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: - Cảm nhận được tình yêu thương cao cả giữa nhwunxg người lao động nghèo khổ.
- nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.
- Kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống hai lần. 
- Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.
- Thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả tp.
- Nghệ thuật xen lồng hai cách kể"tôi" và " chúng tôi" trong đoạn trích " Hai cây phong"=> Tình yêu quê hương , làng xóm của tác giả.
B, Chuẩn bị:
1, Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nội dung bài dạy.
2, Học sinh: Đọc lại văn bản đã hoc 
 I -Nội dung
1 Tác giả: 
O . Hen- ri là người Mỹ (1862 - 1910).
- Ông là nhà văn chyên viết truyện ngắn (600 truyện) viết từ lúc còn trẻ và rất nổi tiếng vào giai đoạn cuối đời.
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu những người nghèo khổ.
g Bắp cải và vua chúa; Bốn triệu; Trung tâm miền tây; Tiếng nói của thành phố; Những sự lựa chọn.
g Căn gác xép, Cái cửa xanh, Tên cảnh sát và gã lang thang, Chiếc lá cuối cùng, Quà tặng của các đạo sỹ, khi người ta yêu, Sương mù ở Xen Tôn.
 2/ Tóm tắt Rồi cụ Bơ - men và Xiu lên gác. Giôn xi đang ngủ. Xiu kéo mành xuống che kín cửa sổ và ra hiệu cho Bơ - men ngồi làm mẫu cho Xiu vẽ. Sáng hôm sau Xiu tỉnh dậy thì thấy Giôn Xi đang nhìn những tấm mành kéo xuống. Cô ra lệnh Xiu kéo mành lên để nhìn thấy cây thường xuân. lạ thay, sau trận mưa vùi dập vẫn còn 1 chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Giôn xi nghĩ rằng: Trong đêm qua chiếc lá sẽ rụng và Giôn xi sẽ lìa đời. Ngày hôm đó trôi qua, màn đêm buông xuống chiếc lá đó vẫn ở trên tường. Trời sáng Giôn xi lại ra lệnh kéo mành lên, chiếc lá vẫn còn đó. Giôn xi ngắm nhìn chiếc lá sức khoẻ dần dần hồi phục, Giôn xi ngồi dậy xem chị Xiu nấu nướng và hi vọng một ngày nào đó sẽ vẽ được vịnh Na-plơ. Buổi chiều Bác sĩ tới khám bênh cho Giôn xi và kết luận sức khoẻ của Giôn xi được 5/10 rồi bác sĩ xuống nhà thăm một bệnh nhân khác. Chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn xi nằm kể cho Xiu nghe: Việc Bơ men vẽ chiếc lá trong đêm ông đã bị bệnh viêm phổi và chết g Giôn xi bị bệnh viêm phổi nặng tâm trạng của cô chán nản, tuyệt vọng. Cô từ chối ăn uống. Mọi ý nghĩ thu lại 1 điều: Chờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống và cô sẽ chết.
g Lo lắng kể cho Bơ men nghe
Kiệt tác của Bơ - men:
g Bơ - men đã có tuổi (ngoài 60). Cụ là người làm nghệ thuật, cụ sống cùng ngôi nhà với Xiu
- Cụ kiếm đuựơc chút ít tiền ăn bằng cách ngồi làm mẫu, khát vọng của cụ là vẽ một bức tranh kiệt tác.
g Nghe chuyện ốm của Giôn xi cụ cảm động, lo lắng, nghĩ ra cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn xi.
g Cụ thật cao thượng quên mình vì người khác, lại cứ lặng lặng làm, không hé răng cho Xiu biết.
Tạo bất ngờ cho Giôn xi và gây hứng thú cho cả bạn đọc chúng ta.
g Chiếc lá là kiệt tác vì:
- Trước hết vì lá vẽ rất giống (Cuống lá,rìa lá)
- Nó vẽ trong điều kiện mưa tuyết.
- Bức tranh đó đã cứu được Giôn xi khỏi chết.
- Nhắc đến sự hy sinh vĩ đại của Bơ men
Tình yêu thương của Xiu:
g Bơ men và Xiu đều yêu quý Giôn xi, họ muốn Giôn xi bình phục, họ rất lo lắng.
g Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân ít ơi còn bám lại trên tường (Dẫn chứng)
- Xiu lo sợ nếu Giôn xi sẽ chết (D/c’)
- Xiu động viên, chăm sóc Giôn xi.
g Xiu không hề biết đợc ý định của Bơ men, bằng chứng khi Giôn xi bảo kéo mành lên cô làm theo một cách chán nản.
Sau đó còn cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh và nới lời não ruột (D/c’)
Chính Xiu cũng ngạc nhiên khôngngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành như thế sau cả một đêm mưa gió phủ phàng không biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng nặng nề đeo đẳng Xiu tời khi cô biết sự thật Câu ô kìa! Sau trận mua  c/m sự ngạc nhiên đó.
g Nếu biết trước ý định của Bơ men thì truyện sẽ kém hay vì Xiu không bị bất ngờ và ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tam trạng lo lắng của cô.
 Diễn biến tâm trạng của Giôn xi:
g Từ chổ đợi chết, mong chết đến – Tâm trạng căng thẳng khi hai lần kéo mành lên g lạnh lùng chờ đón cái chết g chổ thấy rằng chết lại một tội
- Từ chổ không muốn ăn g xin cháo, sữa
- Từ chổ chằm2 nhìn cây thường xuân g Vẽ vịnh Na pơ.
g Cô kinh ngạc khâm phục g cô thấy mình cũng có thể như chiêc lá vượt lên chiến thắng hoàn cảnh.
g Sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối buông xuôi muốn chết của mình.
g Kết thúc như vậy tryện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết cụ thể Giôn xi nghĩ gì, nói gì, có hành động gì khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao thượng của Bơ men.
Đảo ngược tình huống hai lần:
g Giôn xi ngày càng tiến gần đến cái chết khiến độc giả lo lắng, cảm thông. Những tình huống bổng đảo ngược: Giôn xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm, độc giã thở phào trút đợc gành nặng lo âu.
- Cụ Bơ men đang khoẻ mạnh như vậy g Hoạ sĩ Bơ men cũng lại chết vì bệnh sưng phổi khiến nvật trong truyện bất ngờ, độc giả cũng bất ngờ.
g Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau (tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống, đang khoẻ mạnh lại chết). NT đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho chúng ta khi đọc truyện này.
g Hãy thương yêu con người
Hãy vì sự sống của con người, đó là lẽ tồn tại cao quý nhất của nghệ thuật và của mọi người.
*****************************
Hai cây phong
 I/ Tác giả 
Ta - Lax là Sê - Ke - rơ huyện Ky - rốp. Học xong lớp 6 - Làm thư ký cho UB Xô Viết xã sau đó học trường đại học nông nghiệp, rồi học tiếp đại học văn tại MXcơva. Ông viết văn bằng hai thứ tiếng: Tiếng mẹ đẻ - Cư - Gư - Xtan và tiếng Nga. Ông được tặng giải thưởng Lê Nin
II/ Tác phẩm
Trong bài văn người kể chuyện khi thì xưng tôi khi thì xưng "Chúng tôi"
- Người kể chuyện xưng chung tôi bắt đầu từ "Vào năm học cuối cùng....." Cho đến " Lẫn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia".
Phần còn lại từ đầu bài văn cho đến " Chiếc gương thần xanh" và từ tôi lắng nghe cho đến hết. Người kể chuyện xưng tôi".
- Hai cây phong gồm 2 mạch kể.
- Trong mạch kể xưng tôi, " Tôi" là người kể chuyện người ấy tự giới thiệu mình còn là hoạ sỹ. HS nghĩ rằng tôi chính là nhà văn Ai- ma-Tốp.
- Trong mạch kể xưng " Chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy, người kể chuyện cũng là 1 đứa trẻ trong bọn.
- Căn cứ vào độ dài văn bản của 2 mạch kể.
- Vào cái thế bao bọc của mạch kể này đối với mạch kể kia , hơn nữa " Tôi" có cả 2 mạch kể.
- Đoạn trên liên quan đến 2 cây phong trên đồi cao vào năm học cuối, trước kỳ nghĩ hè, bọn trẻ phá tổ chim.
- Đoạn dưới liên quan đến tác giả đẹp đẽ vô ngàn của không gian bao la và ánh sáng mở ra trước mắt bọn trẻ cho người kể và bọn trẻ ngây ngất.
- Hai cây phong được phác thảo đôi ba nét, đúng là những nét phác thảo của một hoạ sỹ: Hai cây phong " Khổng lồ" với các " Mắt mẫu" các cành cây cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim, với bóng râm mát rượi, với động tác nghiêng ngả đung đưa, lại có thêm " Hàng đàn chim....chao lại".
- Chất hoạ sỹ ở người kể chuyện lại càng thể hiện rõ ở đoạn sau: + Bức tranh TN biểu hiện trước mắt với " Chân trời xa thẳm", " Thảo nguyên hoang vu", " Dòng sông lấp lánh", " Làn sương mờ đục", " Chuồng ngựa nông trang".
+ Bức tranh còn được tô màu: " Nơi xa thẳm biêng viếc của thảo nguyên", " Chân trời xa thẳm biêng biếc", " Làn sương mờ đục". " Những sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc"...
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi hai cây phong chiếm vị trí được tôn lôi cuốn sự chú ý làm cho suy sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể.
- Nguyên nhân là hai cây phong gắn bó những kĩ niệm xa xưa tuổi học trò.
- Nguyên nhân sâu xa là ở chổ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về người thầy đầu tiên Đuy Sen và cô bé An - Tư - nai.
- Hai cây phong được miêu tả qua con măt nhìn của hoạ sỹ xúc động hơn " Nghiêng ngả thân cây", " lay động cành lá".
- Trong bức tranh đó ta còn nghe nhiều âm thanh " Tiếng lá reo", " Tiếng rì rào",
Hai cây phong được miêu tả cả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn nghệ sỹ: Người kể chuyện " Cảm biết được chúng", " Chúng có tiếng nói riêng" hẳn phải có tâm hồn riêng: " Chúng thì thầm thiết tha nồng thắm" có khi chúng " Bỗng im bặt...rồi khắp cành lá cất lên tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào".
Nói quá
Bài tập 1: Điền dấu x sau mỗi ô vuông có sử dụng biện pháp nói quá:
A. 	Đau lòng kẻ ở người đi 	
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm. (Nguyễn Du)
B. 	 Bác ngồi đó lớn mênh mông	
Trời cao, biển rộng, ruộng đòng nước non. (Tố Hữu)	
C. 	Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi	
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn. (Tố Hữu)
D.	 Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Nguyễn Duy)
E. 	Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, nghĩ thương mình bấy nhiêu. (Ca dao)
F. 	Quê hương anh nước mặn đồng chua, 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. (Chính Hữu)
G.	 Đào núi và lấp biển 
Quyết chí ắt làm nên (Bác Hồ)
H.	 Trời sinh con mắt là gương
Chiếu tan ma quỉ, đập tan quân thù. (Xuân Diệu) 
Gợi ý: Điền dấu x vào: A, B, G, H 
Bài tập 2: Điền các thành ngữ thích hợp vào các chỗ trống sau:
A. Dù có phải đi .........cô cũng chẳng nề.
B. Anh ta nói thì..........nhưng làm thì chẳng đâu vào đâu.
C. Sức mạnh của thanh niên là sức mạnh.........
D. Vừa gặp nhau anh ấy đã............
E. Cô ấy sốt cao quá, người..............
F. Loại người .........thì không chơi được với ai.
G. Xưa nay cụ B........., khét tiếng trong hàng tổng. 
Gợi ý: A. cùng trời cuối đất; B. một tấc đến trời; C. dời non lấp biển; D. nói như tát nước vào mặt; E. nóng như hòn than; F. rán sành ra mỡ; G. dữ như hùm.
***************************
Ngày soạn: 22 / 10/ 2015
Ngày dạy: Lớp 8A........... 8C.............
Bài 7:
Cách làm bài văn thuyết minh
I/ mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được cách làm bài văn thuyết minh: quan sát, tích luỹ và trình bày tri thức.
 - Tích hợp với các VB thuyết minh đã học
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và kĩ năng kết hợp các phương pháp thuyết minh để làm bài có hiệu quả.
II/ chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 
 2. Học sinh:
 Tìm hiểu các đề bài và văn bản “Xe đạp” 
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. 
Nội dung
VĂN THUYẾT MINH
I. Tỡm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1.Thuyết minh là gỡ? 
- Thuyết minh nghĩa là núi rừ, giải thớch, giới thiệu
- Thuyết minh cũn cú nghĩa là hướng dẫn cỏch dựng
2. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thụng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về cỏc hiện tượng và sự vật trong tự nhiờn, trong xó hội bằng phương thức trỡnh bày, giới thiệu, giải thớch.
VD: -Giới thiệu về một nhõn vật lịch sử
- Giới thiệu một miền quờ, một vựng địa lý
- Giới thiệu một đặc sản, một mún ăn
- Giới thiệu một vị thuốc
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thỳ
3. Văn bản thuyết minh cú tớnh chất khỏch quan, thực dụng, là loại văn bản cú khả năng cung cấp tri thức xỏc thực, hữu ớch cho con người.
4. Một văn bản thuyết minh hay, cú giỏ trị là một văn bản trỡnh bày rừ ràng hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
5. Văn bản thuyết minh sử dụng ngụn ngữ chớnh xỏc, cụ đọng, chặt chẽ, sinh động. 
Bài tập 1: Hai văn bản sau cú phải là văn bản thuyết minh khụng? Hóy đặt tờn cho cỏc văn bản ấy? 
Văn bản 1: Ở nước ta, tiền giấy được phỏt hành lần đầu tiờn dưới thời nhà Hũ (1400 – 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Phỏp xõm chiếm Việt Nam, ngõn hàng Đụng Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phỏt hành ở Nam Kỡ và Hải Phũng vào khoảng những năm 1891 – 1892. Sau khi nước VNDCH ra đời, ngày 31-1 -1946, Chớnh Phủ đó kớ nghị định phỏt hành tiền giấy VN và đến ngày 30- 11 – 1946 tờ giấy bạc đầu tiờn của nước VNDCH ra đời. Ngày 5-6-1951, Ngõn hàng quốc gia VN được thành lập và phỏt hành loại tiền giấy mới. Từ đú đến nay, nước ta đó trải qua hai lần đổi tiền (1959 và 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (1978)
Văn bản 2: Cỏ đuối thường sống ở vựng biển nhiệt đới. Thõn hỡnh chỳng nom dẹt và mỏng, do hai võy ngực rộng và phẳng ở hai bờn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_day_them_ngu_van_8_chuan_20152016_HKI.doc