Giáo án Địa lý 12 - Tiết 2 - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta: các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.

2. Về kĩ năng:

Xác định được trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc Bản đồ Đông Nam Á, Bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

3. Về thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và BVTQ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ các nước Đông Nam Á

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982).

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 12 - Tiết 2 - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Ngày soạn: 17/8/2015 Ngày dạy: 24/8/2015
Dạy lớp: 12/5, 12/7, 12/8, 12/10
Tiết 2: Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta: các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
2. Về kĩ năng: 
Xác định được trên bản đồ Hành chính Việt Nam hoặc Bản đồ Đông Nam Á, Bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 
3. Về thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và BVTQ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. 
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Bối cảnh quốc tế những năm cuối TK XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
Câu 2: Hãy nêu các thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta? (dẫn chứng bằng số liệu)
Câu 3: Nêu những định hướng chính của Việt Nam để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và Hội nhập?
3. Dạy bài mới:
* Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi toạ độ các điểm cực). Hãy gắn toạ độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí. Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia? 
Thời lượng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
10 – 12 
Phút
10 – 12 
Phút
14 – 16 
Phút
* Hoạt động l: Cá nhân
- Bước 1: HS quan sát bản đồ các nước Đông Nam á, Atlat Địa lí VN, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta:
 + Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực. 
 + Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.
- Bước 2: HS chỉ trên bản đồ .
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức. 
* Hoạt động 2: Cả lớp. 
 - Bước 1: HS dựa vào Bản đồ tự nhiên VN, Atlat Địa lí VN: Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào? 
- Bước 2: HS trình bày, chỉ Bản đồ, Atlat Địa lí VN.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 3: Cá nhân
- Bước 1: HS dựa vào Atlat VN, Bản đồ các nước ĐNA và sơ đồ: 
+ Trình bày giới hạn của vùng nôi thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. 
+ Theo em giải quyết tranh chấp biển Đông hiện nay theo hướng nào?
+ Giới hạn và chủ quyền các bộ phận vùng biển được qui định theo Luật nào? Nội dung ra sao?
+ Trình bày vùng trời nước ta.
- Bước 2: HS chỉ sơ đồ.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
GV: yêu cầu HS: 5 bộ phận vùng biển cần tìm hiểu thêm SGK)
1. Vị trí địa lí 
 - Nằm ở rìa phía đông của bán cầu trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam á. 
+ Cực Bắc: 23023'B xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Cực Nam: 8034' B xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Cực Tây: 102009’Đ xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Cực Đông: l09024'Đ xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
+ Kinh độ: (kể cả đảo 1010Đ –17020’Đ).
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất 
 - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới: 
 + Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài hơn 1400km. 
+ Phía Tây giáp Lào hơn 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ Phía Đôngvà Nam giápbiển 3260km
 - Nước ta có 4000 đảo lớn, trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng). 
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Vùng nội thủy: phía trong đường cơ sở, vùng này được xem như lãnh thổ đất liền.
- Lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, giới hạn ngoài được xem như đường biên giới quốc gia trên biển.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ vùng lãnh hải, nước ta được quyền kiểm soát thuế quan, an ninh, môi trường, nhập cư
- Vùng đặc quyền về KT: là vùng tiếp liền với lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, thuộc chủ quyền các quốc gia ven biển nhưng tàu thuyền nước ngoài được phép qua lại.
- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn, nước ta có quyền về tài nguyên thiên nhiên.
( 5 bộ phận này cần tìm hiểu thêm SGK)
 c. Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
IV. ĐÁNH GIÁ:
1- Dựa vào Atlat VN xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
2- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí VN.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Học bài . Chuẩn bị phần 3 .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Vi_tri_dia_li_pham_vi_lanh_tho.doc